Nữ công nhân giết người và bản án 20 năm tù
Bước xuống từ xe đặc chủng, Nguyễn Thị Vàng (SN 1980, quê An Giang, ngụ Bình Tân, TP.HCM) dáo dác tìm người thân. Chi không thê ngơ môt phut giây thiêu kiêm chê, chi đa tươc đi nhưng gi quy gia nhât cua cuôc đơi.
Vì đâu nên tội
Là con thứ trong một gia đình làm nghề nông, từ bé Nguyễn Thị Vàng đã sớm phụ giúp cha mẹ chăm nom nhà cửa. Tuy không xinh đẹp, mặn mòi như những cô bạn cùng trang lứa nhưng Vàng lại có vẻ chân chất, thật thà của riêng mình.
Bi cao Nguyễn Thị Vàng
Học hết lớp 10, Vàng nghỉ học đi làm thuê lấy tiền nuôi em ăn học. Tuy nhỏ hơn Vàng 3 tuổi, nhưng thấy cô gái cần cù, chịu khó, Trần Thanh Hùng Em đã đem lòng yêu thương. Trong sự chúc phúc của người thân, Vàng và Hùng Em chính thức về làm người một nhà khi cô vừa tròn 19 tuổi.
Sau khi sinh hai đứa con, vợ chồng Vàng đi làm thuê, va mặc dù rất cố gắng nhưng số tiền công vẫn không đủ để lo cái ăn cái mặc cho 4 người. Vàng bàn với chồng lên TP.HCM với hy vọng cuộc sống sẽ khấm khá hơn.
Thế nhưng mọi việc không dễ dàng như Vàng suy nghĩ. Không học vấn, chẳng tay nghề, Vàng và chồng chỉ biết xin làm công nhân cho những cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ. Cuộc sống đắt đỏ ở chốn Sài Thành gần như vắt kiệt sức lao động của vợ chồng Vàng.
Làm công nhân trong một cơ sở sản xuất túi nilon, Vàng được lòng bà chủ khi tỏ ra chăm chỉ, ngoan ngoãn. Nhưng cung vi vây Vàng không tránh khỏi sự ghen ghét, đố kỵ của đồng nghiệp. Trong đó có cô công nhân Nguyễn Thị Ngọc H. (SN 1994, quê Tiền Giang, ngụ Tân Phú). Cho rằng Vàng nói xấu mình với bà chủ nên H. thường gây sự với Vàng.
Mỗi khi thấy H. cãi nhau với Vàng thì Nguyễn Thành Ngọc (SN 1990, quê Tiền Giang, ngụ Tân Phú, người yêu của H.) ra mặt bênh vực bạn gái. Mặc dù vợ chồng Vàng và Ngọc, H. cùng làm chung nhưng chưa lần nào cả 4 người ngồi với nhau để giải quyết mâu thuẫn. Từ khi bị anh Ngọc dọa đánh, mỗi lần đi làm, vợ chồng Vàng đều mang dao trong người để phòng thân.
Chiều ngày 5/8/2012, sau khi tan ca, Hùng Em chở vợ về nhà. Ấm ức vì chuyện bạn gái bị bà chủ đuổi việc, anh Ngọc quyết gặp vợ chồng Vàng nói chuyện. Ngọc cùng H. và một người bạn đã đứng đợi trong đường hẻm nơi vợ chồng Vàng thường đi về. Thấy Ngọc và H. đứng đợi, Hùng Em vội dừng xe cách nhóm này một đoạn.
Anh Ngọc đi bộ đến bên vợ chồng Vàng chửi mắng, đổ lỗi cho Vàng làm H. bị đuổi việc, sau đo xắn tay áo định đánh, thấy vậy, Vàng liền rút dao để sẵn trong người đâm một nhát vào ngực trái của anh Ngọc, nạn nhân chết trên đường đi cấp cứu. Thấy vợ đâm người, Hùng Em nổ máy xe chở Vàng rời khỏi hiện trường và đến công an phường Tân Thới Hoà đầu thú.
Đánh mất yêu thương
Vừa mới thấy dáng kẻ giết chồng sắp cưới, cô gái nhỏ nhắn ngồi bên cạnh người phụ nữ trung niên đã liếc nhìn với ánh mắt sắc lẻm, sự oán giận đong đầy trong mắt. Không nói được vơi bị cáo, cô quay qua chì chiết, trách mắng chồng kẻ giết người.
Video đang HOT
Người nhà đau khổ vì cái chết của anh Ngọc
Nghe đại diện Viện kiểm sát công bô cáo trạng, không ít người lắc đầu khi thấy bị cáo quá manh động trong cách giải quyết sự việc.
Biết vợ và H. có mâu thuẫn, Hùng Em không tìm cách giải quyết mà còn để Vàng mang theo dao bên người. Được vị chủ toạ chất vấn, người đàn ông vội đứng dậy. Vừa nhìn vào dáng dấp thân quen của vợ, anh vừa bộc bạch:
“Tôi biết vợ tôi đã làm điều sai trái và tôi cũng có lỗi trong việc này. Hoàn cảnh của vợ chồng tôi rất khó khăn nhưng tôi cũng sẽ cố gắng khắc phục hậu quả để mong gia đình anh Ngọc tha thứ. Tôi chỉ mong toà cho Vàng được hưởng mức án nhẹ để sớm về nuôi con”.
Được hỏi về phần yêu cầu, mẹ của anh Ngọc đề nghị được nhận lại tiền mai tang phí và tổn thất tinh thần. Quay về phía H., bà cũng bảo cô đòi bị cáo phải cấp dưỡng nuôi con của anh Ngọc (H va Ngoc chưa cươi nhưng H. đa co thai trươc).
Tuy nhiên, H. từ chối: “Tiền mai táng, tổn thất tinh thần mẹ anh Ngọc đòi thì cứ lấy. Riêng tôi, tôi có đủ sức nuôi con. Tôi không muốn dính dáng bất cứ việc gì với bị cáo nữa”.
Giờ nghị án, Hùng Em vội tránh mặt gia đình bị hại khi thấy mẹ anh Ngọc đau khổ nói về cái chết của con trai. “Nó hiền lành, ngoan ngoãn và hiếu thảo lắm. Tôi không tin nó lại dữ dằn đến độ đòi đánh người ta như thế. Con tôi chết oan uổng vậy mà Viện kiểm sát chỉ đề nghị có mười mấy năm tù. Làm sao thằng Ngọc ở dưới suối vàng có thể nhắm mắt được. Mạng phải đền mạng. Nó có con, thằng Ngọc cũng có con. Con nó cần có mẹ thì cháu tôi cũng cần có cha”.
Giờ nghị án kết thúc, HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống mà dùng dao đâm chết người, gây mất trật xã hội, do đó cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc nhằm giáo dục riêng và phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, tòa cũng xem xét các tình tiết như lần đầu phạm tội, đầu thú, thành khẩn nhận tội, gia đình khó khăn, đã bồi thường một phần thiệt hại… nên tuyên phạt Nguyễn Thị Vàng 20 năm tù giam về tội giết người.
Nhận mức án không ngờ, Vàng mếu máo khóc. Ôm con trai trong lòng, mắt người đàn ông chung chăn gối với bị cáo cũng rớm lệ. Dẫu cuộc sống của công nhân ở chốn Sài Gòn hoa lệ không ít khó khăn nhưng với Vàng được chồng yêu thương, có 2 con ngoan ngoãn là quá đủ đầy. Thế nhưng chỉ vì sốc nổi, thiếu kiêm chế, chị đã ra tay giết người. Cũng chính từ lúc ấy, chị đã tự mình tước đi vai trò làm vợ, làm mẹ, làm một người tự do. Nhìn đôi tay tội lỗi, nước mắt chị lại rơi.
Theo Quốc Bảo
Pháp luật Việt Nam
Ả thiếu nữ xinh đẹp mang tâm hồn ác quỷ
Nhìn Linh, không ai có thể tưởng tượng rằng, khuôn mặt xinh đẹp ấy lại mang một tâm hồn khuyết tật đến đáng sợ. Dù biết chúng tôi là phóng viên nhưng Linh không ngần ngại hay có một chút gì tỏ ra ăn năn, hối hận.
Nghe chị gái nói anh Nguyễn Quốc Việt (SN 1988, thôn 5, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) lấy trộm điện thoại, không chần chừ, Nguyễn Thị Thúy Linh (SN 1995, thôn Phú Nguyên, xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn) liền cầm dao đi tìm anh Việt. Dù anh Việt đã nhận lỗi và chỉ nơi anh giấu 2 chiếc điện thoại nhưng cô gái mới 18 tuổi này đã cầm dao truy sát anh Việt đến chết.
Vẫn ngủ ngon lành tại cơ quan Công an!
Khi chúng tôi đến cơ quan công an, trong khi các điều tra viên mồ hôi nhễ nhại, vất vả sau chuyến truy bắt và dẫn giải đối tượng thì Nguyễn Thị Thúy Linh, hung thủ trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng này lại đang... tranh thủ chợp mắt. Thấy chúng tôi, Linh cười như không có chuyện gì xảy ra. Tôi đã từng gặp nhiều đối tượng hình sự, nhưng quả thật, cô gái này khiến tôi rùng mình bởi sự mất nhân tính, vô cảm đến nhúc nhối cả lòng.
- Tại sao em lại giết anh Việt?
Tại vì Việt lấy trộm điện thoại di động của chị gái em.
- Nhưng anh Việt đã trả lại cho chị gái em rồi mà?
Trả thì trả, nhưng ai bảo lấy trộm. Em là em ghét nhất mấy thằng ăn trộm.
Nhìn Linh, không ai có thể tưởng tượng rằng, khuôn mặt xinh đẹp ấy lại mang một tâm hồn khuyết tật đến đáng sợ. Dù biết chúng tôi là phóng viên nhưng Linh không ngần ngại hay có một chút gì tỏ ra ăn năn, hối hận. Theo lời Linh, do ham chơi, lười học nên học đến lớp 8 là ả nghỉ. Một thời gian ả theo nghề may nhưng do tính tình nóng nảy, hung hãn nên ả nhanh chóng từ giã nghề kim chỉ này. Sau đấy, ả mưu sinh bằng nghề tiếp viên trong các quán cà phê, quán nhậu ở Hội An, Đà Nẵng và cả Sài Gòn. Trông ngoại hình nữ tính nhưng ả uống rượu, hút thuốc và ăn nói thô lỗ, ngang ngược như đàn ông.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, vào lúc 13h ngày 19 - 9 - 2013, anh Nguyễn Quốc Việt cùng với người bạn tên Lĩnh và một số người khác đến nhà bà Phạm Thị Đại (SN 1972) là mẹ của Nguyễn Thị Thúy Linh chơi. Tại đây, họ tổ chức uống rượu. Trong lúc đang uống rượu thì anh Việt thấy người không được khỏe nên xin phép mọi người vào trong phòng nằm nghỉ. Nằm nghỉ được một lát nhưng vẫn thấy còn mệt nên anh Việt đứng đậy ra về, còn mọi người vẫn tiếp tục uống rượu.
Sau khi tàn tiệc rượu, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1992, chị gái của Linh) phát hiện mình mất 2 chiếc điện thoại di động nên nói với Linh. Ngay lập tức, Linh nhận định rằng, anh Việt là người lấy trộm điện thoại của chị gái mình. Không chần chừ Linh lấy một con dao Thái Lan đem giấu trong người rồi cùng bà Đại đến nhà Việt "hỏi tội".
Đối tượng Nguyễn Thị Thúy Linh
Nghe Linh tra hỏi có lấy trộm 2 chiếc điện thoại của chị Vân không, ban đầu anh Việt trả lời không lấy. Bởi lúc đó anh Việt nghĩ rằng mình không lấy thật, việc anh lấy 2 chiếc điện thoại của Vân mang đi giấu chỉ để trêu Vân, để Vân đi tìm. Thế nhưng khi đứng trước cô gái hung dữ này anh Việt không dám nói rõ mọi chuyện. Thấy con gái mặt đằng đằng sát khí, bà Đại mới khuyên nhủ Việt nên nói thật. Biết không thể giấu mãi được, anh Việt nói rõ ngọn ngành và cùng bà Đại, Vân, Linh đến chỗ anh Việt giấu điện thoại.
Sau khi lấy được điện thoại, bà Đại lái xe chở Việt và Linh quay về nhà bà, Việt ngồi giữa, còn Linh ngồi sau. Tưởng chừng mọi chuyện đến đây kết thúc, thế nhưng Nguyễn Thị Thúy Linh lại không nguôi giận. Xe vừa đến dừng trước cổng nhà bà Đại, Linh xuống xe trước, khi anh Việt vừa đặt chân xuống đất thì Linh rút dao trong túi quần ra đâm một nhát vào bụng Việt. Anh Việt quay lưng bỏ chạy, còn bà Đại hốt hoảng níu tay Linh bảo "Đã lấy được điện thoại rồi, thôi đừng làm gì nó nữa". Ả trả lời lạnh lùng, "Để tôi đâm cho nó chừa thói ăn trộm", rỗi ả nhào tới đâm nhát thứ hai vào phía hông bên phải của anh Việt. Anh Việt ôm bụng chạy ra khỏi nhà, về phía cánh đồng tối rồi ngồi xuống rên trong đau đón.
- Khi em đâm anh Việt, em có nghĩ hành động của mình sẽ khiến người khác mất mạng không?
Lúc đó, em đang tức giận nên em chỉ muốn đâm chết Việt thôi.
- Thế có ai biết em đâm Việt không? Không có ai ngăn cản à?
Ai mà dám ngăn cản em là em đâm luôn. Gặp người hàng xóm đang đi xe máy em bảo chở em đi tìm Việt. Người này định không chở nhưng thấy em cầm dao nên sợ phải nghe lời em. Sau nhát dao của em, Việt ôm bụng chạy ra khỏi nhà. Em tìm được và đâm tiếp.
- Đâm Việt xong, em làm gì?
Em lấy xe của mẹ đi Hội An để gặp mặt bạn trai lần cuối.
- Gặp bạn trai xong em đi đâu?
Em biết có trốn thế nào Công an cũng bắt được nên em đến công an xã Quế Xuân 2 đầu thú.
Hóa ra, người hung tàn, vô nhân tính như ả cũng biết yêu. Nhưng có lẽ ả không biết rằng, chỉ có những trái tim nhân hậu mới có được tình yêu đẹp và đơm hoa kết trái ngọt lành. Ả kể chuyện ả giết người mà mặt ả tỉnh bơ như trẻ con kể chuyện chơi trận giả. Khi biết anh Việt chết đến khi bị công an bắt và ngay cả lúc nói chuyện với chúng tôi, ả cũng không tỏ ra một chút sợ sệt, hối hận.
Sự căm phẫn của người dân địa phương
Sau khi ly hôn chồng năm 2004, bà Phạm Thị Đại ở vậy nuôi 2 người con là Nguyễn Thị Vân và Nguyễn Thị Thúy Linh. Nhưng cũng kể từ khi đó, nhà bà Đại thường có nhiều đàn ông lui tới. Là làng xóm với nhau nhưng không ai biết bà Đại làm nghề gì, chỉ thấy bà đi suốt cả ngày, có khi đi vài ba ngay mới về nhà. Do nhà chỉ có 3 người phụ nữ, lại đón tiếp nhiều đàn ông ở xa lui tới nên hàng xóm rất ngại và ít giao tiếp với gia đình bà. Khoảng 4, 5 năm trở lại đây, nhà bà Đại thường xuyên tiếp khách đàn ông. Nhiều lúc họ tổ chức nhậu nhẹt ngay trong nhà, cả bà Đại và 2 cô con gái cũng tham gia, khi đó Linh chỉ mới 14, 15 tuổi.
Sống trong môi trường như thế nên Linh không được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Là con gái nhưng Linh rất thích nhậu nhẹt và hút thuốc lá. Linh còn xăm trổ nhiều hình thù kỳ quái trên thân thể. Một người dân cho biết, nếu không thích người nào đến tán tỉnh mẹ mình là Linh vác dao đuổi chém. Nổi tiếng nhất là vụ tối mồng 2 Tết năm 2012, một người đàn ông từ nơi khác đến gõ của tìm bà Đại đã bị Linh vác dao chém vào đầu làm chiếc nón bảo hiểm ông ta đang đội bể toác, còn ông ta cũng nhận một vét thương ở vai. Vì sợ tai tiếng mà người đàn ông này không dám thưa kiện. Trong xóm, hễ có người trêu chọc mà bản thân không thích là Linh liền cầm dao rượt đuổi. Có đận, một cán bộ xã Quế Xuân 2 tình cờ đi bộ gần với một nhóm thanh niên trêu chọc Linh bị Linh cầm dao đuổi chém, ông này cũng phải bỏ chạy thục mạng để tránh bị chém oan.
Sau khi vu án xảy ra, người dân quanh thôn Phú Nguyên (Quế Xuân 2) và xã Quế Phú căm phẫn hành động hung tàn của Nguyễn Thị Thúy Linh. Ông Nguyễn Văn Chánh (SN 1969) chú họ của Linh bức xúc nói: "Mặc dù nó (Linh-PV) là cháu tôi, nhưng tôi không thể chấp nhận những ai coi thường luật pháp, coi rẻ mạng người, cơ quan chức năng phải xử nghiêm minh để làm gương cho kẻ khác".
Trưởng thôn Đoàn Hải Âu nói thêm, kể từ sau ngày giải phóng đến nay, xã Quế Xuân 2 rất yên bình, không xảy ra vụ việc mất an ninh trật tự nào nghiêm trọng, nay xảy ra vụ đâm chết người vì lý do rất nhỏ nhặt làm cho cả chính quyền xã lẫn người dân đều bàng hoàng, lo lắng. Một số người dân trong thôn phàn nàn với phóng viên, nhiều năm nay họ bị "tra tấn" bởi cảnh ồn ào từ phía nhà bà Đại. Dù nhà chỉ có 3 mẹ con và đều là phụ nữ nhưng thường xuyên có nhiều đàn ông xa lạ tìm đến. Rồi chuyện gây gổ, rượt đuổi xảy ra như cơm bữa. Chính vì thế khi bị đâm, anh Việt không dám chạy vào nhà dân kêu cứu mà một mình chạy trốn giữa cánh đồng tối, vắng người qua lại.
Nỗi đau của gia đình nạn nhân
Ngồi bên quan tài của đứa con trai, bà Nguyễn Thị Ngọc (SN 1960, thôn 5, xã Quế Phú) như hóa đá. Đời bà bạc duyên nên không có người đàn ông để nương tựa. Vượt qua mọi lời dị nghị, bà và một lần sinh nở duy nhất trong đời để có được đứa con trai mà bà yêu hơn chính bản thân mình. Dù là mẹ góa con côi nhưng gia đình bà nề nếp, sống chan hòa với hàng xóm láng giềng.
Năm 2009, Nguyễn Quốc Việt kết hôn với Đỗ Thị Sự (SN 1990). Năm sau đó, đôi vợ chồng trẻ sinh được một bé gái tên là Nguyễn Đỗ Thái Thúy Linh. Trước đây, Việt là thợ sửa đồng hồ. Công việc không thuận lợi, anh ra Đà Nẵng xin làm thợ đá mỹ nghệ tại Non Nước. Theo nghề này được 1 năm rưỡi thì anh bị bệnh phổi nên nghỉ. Anh vừa xin làm công nhân ở một công ty may tại huyện Duy Xuyên được 1 tháng nay. Dù lương chỉ có 2,5 triệu nhưng anh vẫn chăm chỉ, cần cù để cùng mẹ và vợ xây dựng cuộc sống gia đình.
Tai họa xảy đến với anh cũng hết sức trớ trêu. Anh chỉ là người đi theo Nguyễn Văn Lĩnh (SN 1987, thôn 5, Quế Phú) đến nhà Nguyễn Thị Vân chơi. Được biết, Lĩnh chưa lập gia đình, có quen biết với Vân nên rủ Việt đến nhà Vân. Hôm đó, do dự báo có bão lớn nên vợ chồng Việt được nghỉ làm. Chị Sự đưa con về thăm nhà mẹ đẻ, Việt ở nhà buồn nên khi Lĩnh rủ đi chơi thì Việt đồng ý, mà chẳng ngờ đó là chuyến đi chơi cuối cùng của cuộc đời mình.
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
Thèm lắm hơi ấm gia đình của những đứa trẻ "khuyết" cha mẹ Một lời âu yếm, một bữa cơm gia đình ấm cúng lúc chiều về là điều xa vời với hàng chục đứa trẻ ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Xa vời bởi các em mồ côi cha hoặc mẹ, có những em không còn cả cha mẹ. Mẹ tâm thần, "người dưng" đặt tên em Chúng tôi gặp em...