Nữ công nhân đổ xô đi học võ để tự vệ
Thay vì đến các trung tâm thể dục thẩm mỹ, phần lớn nữ công nhân thành phố Hồ Chí Minh hăng say học võ. Đây là một trào lưu mới được hình thành trong tình hình tệ nạn khó lường như hiện nay.
“Ra ngõ gặp cướp”
Chị Trần Thị Lan đang làm việc tại khu công nghiệp (KCN) Tân Vĩnh Lộc kể : “Cách đây một tháng trên đường về xe em bị hư nên phải dắt bộ. Bất ngờ có một lão trung niên cứ đi theo một đoạn dài, đến chỗ tối lão định quàng tay ôm vai em. Nhưng bị em xoay người né tránh đồng thời thúc cho một cùi chỏ và kêu lên khiến lão phải bỏ chạy.
Nữ công nhân an tâm hơn khi được học võ
Chị Lan cho biết chị đã “thoát hiểm” nhờ đã được học một khóa về kỹ năng tự vệ dành cho công nhân.
Còn chị Nguyễn Ánh Thu, công nhân khu chế xuất (KCX) Tân Thuận không khỏi rùng mình, nhớ lại: “Một lần tăng ca, trên đường đi làm về, em gặp hai thanh niên đi xe máy, đeo khẩu trang, bám theo mình, xe của hai thanh niên đó lại không bật đèn, đường lại vắng. Đến lúc chúng vừa ép xe em ngã thì may có hai anh bảo vệ KCX vừa đi ngang nên hai thanh niên kia rồ ga, chạy mất.
Video đang HOT
Sau lần đó em nghĩ sẽ không bao giờ dám ra đường vào buổi tối nữa nhưng vì làm CN thì phải tăng ca. Tình cờ đọc báo, em thấy có lớp kỹ năng tự vệ, lại học miễn phí nên em đăng ký ngay”.
Theo ông Nguyễn Việt Cường Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động TP.HCM, nữ công nhân, lao động học võ là để tự bảo vệ mình, đối phó với những tình huống nguy hiểm khi phải đi ca, đi làm về khuya nguy cơ gặp bất trắc cao. Học võ cũng là cách để rèn luyện sức khỏe, phục vụ sản xuất.
Không may mắn như Thu, chị Lan, nhiều học viên ở đây tâm sự đã từng bị cướp tấn công, bị giật đồ, xô ngã. “Đã mất đồ mà còn vừa bị thương. Uất lắm! Dạo này cướp giật lộng hành, thân nữ lại đi làm khuya, biết tí võ cũng đỡ” – Chị Tuyết Nhung – công nhân công ty Du lịch Festival chia sẻ.
Chị Nhung đã theo học lớp 2, năm nay tiếp tục đăng ký lên lớp 3, chị cho biết học võ không những để phòng thân mà còn rèn luyện sức khỏe. Nhìn chị Nhung nhanh nhẹ đỡ các thế võ của võ sư mọi người đều trầm trồ thán phục.
Một pha võ đẹp mắt mà nữ công nhân được học
Chị Hà công nhân KCN Tân Bình vừa hoàn thành song bài tập đối kháng mồ hôi nhễ nhại (chị Hà cũng đã học ở đây 2 khóa) chia sẻ: “Được vậy là nhờ tôi đã học từ năm ngoái rồi. Có mấy chị em trước hay bị chồng bạo hành, đánh đập nên quyết tâm học võ. Không phải học để… đánh lại chồng đâu mà để tránh các đòn của chồng, nhờ vậy mà mặt mũi chị em không sưng húp lên vì bị chồng đánh…”.
Tự tin nhờ có “ngón”
Trao đổi với chúng tôi ông Phan Hữu Phước Huy – Phó giám đốc Cung văn hóa Lao Động TP cho biết: “Có thể sau một tháng học không thể giúp các học viên hạ gục cùng lúc 3 tên cướp, nhưng sẽ giúp các nữ CN biết kỹ thuật té ngã ukemi, để khi đang chạy xe bị tên cướp đạp ngã thì biết cách ngã sao cho không bị đau kỹ thuật hóa giải cơ bản khi bị khóa tay, nắm tóc, bị tấn công bằng dao, kim tiêm, khi bị siết cổ đằng sau – bên hông bị tấn công bằng mũ bảo hiểm, bị sàm sỡ, bóp cổ, đi ngoài đường mà gặp người nghi ngờ là cướp thì nên làm gì…. Dù sao khi có “ngón” nữ CN cũng phần nào tự bảo vệ được bản thân” – ông Huy nói.
Được biết đây là khóa thứ 2 và là lớp thứ 3 “Tập huấn kỹ năng tự vệ” do Cung văn hóa Lao Động TP ) tổ chức dành riêng cho nữ công nhân, lao động của TP.
Trước tình hình an ninh trật tự ngày một phức tạp, các vụ cướp diễn ra ngày càng táo tợn, các nữ CN ở các KCN, KCX thường xuyên tăng ca, đi làm về khuya nguy hiểm nên nhu cầu đi học võ tự vệ là tất yếu.
Theo vietbao
Người dân đổ xô đánh bắt con 'ạc' ở Ninh Thuận
Liên tục những ngày qua, ở các địa phương ven biển của tỉnh Ninh Thuận rộ lên tình trạng đánh bắt con Artemia, người dân địa phương gọi là con "ạc".
Thu hoạch Artemia ở Bình Thuận. Ảnh nhỏ: con Artemia. (Nguồn: Tiền phong).
Việc nhiều người dân tự ý đổ xô đi vớt không những làm thất thoát tài sản của người nuôi, mà còn dẫn đến xung đột, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Tại cánh đồng muối của xí nghiệp muối Tri Hải, thuộc địa bàn xã Phương Hải, huyện Ninh Hải, ngày nào cũng thế, từ 15h đến 18h, rất đông người dân ồ ạt cầm vợt, xô xuống các ao tích nước biển đưa vào ruộng làm muối để vớt con "ạc" bán cho các chủ trại nuôi ốc hương, tôm giống, với giá 60 ngàn đồng/kg... Trung bình mỗi lần, một người có thể vớt được từ 4 đến 5 kg con "ạc", có thu nhập từ 200 đến 300 ngàn đồng. Nhiều người dân ở thôn Phương Cựu 1 cho rằng, con "ạc" là loại nhuyễn thể sinh sôi tự nhiên, việc người dân đi vớt đem bán là lẽ thường tình, không gây ảnh hưởng đến ai. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân đã tự ý xâm phạm vào các ao nuôi của một số hộ dân để vớt "ạc" đem bán, bất chấp sự ngăn cản từ người nuôi.
Anh Trần Bá Hà (sinh 1984), ở thôn Phương Cựu 1, xã Phương Hải lo lắng nói: " Tôi là nhân viên bảo vệ của xí nghiệp muối Tri Hải, thấy ao chứa nước biển đưa vào làm muối có khả năng nuôi con "ạc" nên tôi đã xin lãnh đạo xí nghiệp muối để nuôi. Xí nghiệp đã cho những người bảo vệ như chúng tôi hợp đồng ao nuôi trong vòng một năm với số tiền 80 triệu đồng/năm. Gia đình tôi đã đầu tư gần 40 triệu đồng để làm, mua giống về nuôi. Tính từ ngày thả nuôi, cứ 5 ngày là tổ chức thu vớt bán. Tuy vậy qua hai vụ thả nuôi, gia đình chẳng thu hoạch được gì, bởi người dân địa phương đã ngang nhiên xuống ao vớt, bất chấp sự ngăn cản của chúng tôi".
Ông Đỗ Duy Hà - Trưởng công an xã Phương Hải cho biết: Nghề vớt con "ạc" đã có khoảng 7 năm nay và là nghề của người dân nghèo tại địa phương. Kể từ khi xí nghiệp muối Tri Hải cho nhân viên hợp đồng nuôi, người dân đã không còn nơi đi vớt "ạc" mưu sinh nữa. Để có tiền chi tiêu gia đình, khi chiều về, nhiều người dân, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em ở các thôn trong xã lại ra đồng muối cặm cụi tìm "ạc" vớt bán. Trước đây, người dân chỉ đi vớt bên ngoài, nhưng do giá "ạc" tăng cao nên họ đã ồ ạt đi vớt, kể cả ở nơi đã được xí nghiệp cho hợp đồng nuôi. Vì lẽ đó, nhiều vụ xung đột, gây thương vong đã xảy ra giữa người dân với người nuôi.
Trao đổi với phóng viên, ngày 20/2, ông Trần Văn Đông - Chủ tịch UBND huyện Ninh Hải cho rằng: Để tránh tình trạng mất an ninh trật tự, huyện đã trực tiếp đến địa bàn chỉ đạo chính quyền xã Phương Hải phối hợp với Công an huyện xuống tận các thôn để tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu, đồng thời yêu cầu các chủ nuôi "ạc" phải xây dựng hàng rào, tăng cường bảo vệ, xây dựng biển cấm đánh bắt tại vùng nuôi, tránh xảy ra tình trạng mất của, dẫn đến xung đột. Lãnh đạo huyện Ninh Hải cũng đã yêu cầu các xí nghiệp muối đóng trên địa bàn cần có phương án cụ thể trong việc tổ chức hợp đồng giao cho hộ dân nuôi "ạc", nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Việc người dân ồ ạt đánh bắt, vớt con "ạc" để bán cho các trại nuôi tôm giống, ốc hương..., không chỉ diễn ra tại khu vực của xí nghiệp muối Tri Hải, xã Phương Hải; Xí nghiệp muối Đầm Vua, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải mà còn diễn ra ở cả khu vực làm muối của một số địa phương ven biển của huyện Thuận Nam.
Theo xahoi
Nữ công nhân bị máy mài lột nửa da đầu Trong lúc cúi xuống để nhặt miếng đế giày bị rơi, chị Lê Thị H.(37 tuổi), công nhân tại một xưởng sản xuất giày da ở Thanh Hóa bất ngờ bị cuốn mái tóc dài vào máy đang chạy khiến da đầu tuột một nửa, bong thành nhiều mảng. Ngay lập tức, chị Hương được sơ cứu và chuyển đến Bệnh viện Việt...