Nữ công dân mới chào đời ở Trường Sa
Sáng 27.8, bác sĩ Trần Tuấn Linh, Bệnh xá Trưởng Bệnh xá Đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) cho biết: hiện tại sức khỏe hai mẹ con sản phụ Trương Thi Thanh Xuân đã ổn định và tiếp tục được chăm sóc tại Bệnh xá.
Y, bác sĩ bệnh xá đảo Song Tử Tây và mẹ con sản phụ – Ảnh CTV
Trước đó, lúc 22 giờ 55 phút ngày 22.8, Bệnh xá đảo Song Tử Tây đã đỡ đẻ thành công cho sản phụ Trương Thị Thanh Xuân, 27 tuổi (vợ anh Nguyễn Thành Trung), là công dân đang sinh sống trên đảo.
Chị Xuân có dấu hiệu chuyển dạ và được gia đình đưa đến bệnh xá vào lúc 8 giờ cùng ngày. Bé gái chào đời nặng 3 kg và được gia đình đặt tên là Nguyễn Trương Quỳnh Thi.
Đây là lần thứ 2 mang thai, sản phụ Xuân đã được các y, bác sỹ của Bệnh xá khám, siêu âm thai định kỳ, cấp thuốc miễn phí và tư vấn, chăm sóc sức khỏe.
Trước ngày chị Xuân sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã cử nhân viên y tế ra đảo để hỗ trợ Bệnh xá.
Video đang HOT
Hoàng Triệu
Theo Thanhnien
Tàu cá ngư dân bị tấn công: Hành động của TQ ngày càng nguy hiểm
Chỉ trong tháng Bảy, có đến 3 vụ tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công một cách dã man. Điều đáng lo ngại, các hành vi của tàu Trung Quốc đều mang tính triệt hạ.
Mới đây nhất, tàu cá của một ngư dân Bình Định đang đánh bắt cá tại vùng biển Trường Sa cách đảo Song Tử Tây của Việt Nam 15 hải lý thì bị tàu sắt Trung Quốc truy đuổi, tấn công dẫn đến hư hỏng nặng. Tại sao các hành động vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc ngày càng trắng trợn, bất chấp đạo lý, pháp luật quốc tế như vậy?
Chuỗi hành động bất thường
Sự kiện 11 ngư dân trên tàu QNg-90559 do ông Trương Văn Đức (ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm chủ bị tàu Trung Quốc tấn công trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 9/7/2015 chưa kịp lắng xuống, thì mới đây, lại thêm vụ tàu cá Việt Nam bị tàu lạ tấn công ngay trên vùng biển Trường Sa. Theo lời thuật của các thuyền viên với báo giới, sáng 24/7, khi tàu cá BĐ 96496-TS vừa cập bờ, thuyền trưởng Nguyễn Nhật Ngọc (53 tuổi, ngụ xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đã đến Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn trình báo về việc bị một chiếc tàu vỏ sắt của Trung Quốc tấn công khi đang đánh bắt trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo tường trình của thuyền trưởng Nguyễn Nhật Ngọc, thời điểm đó là lúc 13h ngày 21/7, tàu cá BĐ 96496-TS cùng ba ngư dân đang khai thác cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 15 hải lý thì bất ngờ bị một tàu vỏ sắt mang số hiệu 994 của Trung Quốc bấm còi hú to, xịt khói mù mịt. Thậm chí, tàu này còn lao thẳng vào tàu cá của thuyền trưởng Ngọc. Cú lao thẳng và tông mạnh đã khiến phía phải mạn thuyền bị hư hỏng nặng. Mặc dù, ông Ngọc đã tìm cách cho tàu chạy ra xa nhưng tàu vỏ sắt của Trung Quốc vẫn tiếp tục bám theo và tông mạnh lần thứ hai vào phía mạn trái.
Tàu cá BĐ 96496-TS bị hư hỏng sau khi bị tàu Trung Quốc truy đuổi, đâm húc (ảnh Thanh Niên).
Chưa dừng lại, tàu vỏ sắt tiếp tục bám đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam thêm 30 phút nữa rồi mới bỏ đi. Vụ tấn công đã khiến hai mạn thuyền của tàu cá hư hỏng nặng. Được biết, thời điểm bị tấn công, ngư dân trên tàu đang ngủ trưa. Cú đâm rất mạnh như muốn nhấn chìm tàu cá của ngư dân. "Tôi vội đứng dậy đóng cửa thì bị một số người trên tàu vỏ sắt dùng lọ ném về phía mình. Tuy bất ngờ nhưng tôi cũng kịp quan sát thấy những người này mặc áo quần rằn ri", ngư dân Lương Xuân Nguyên, người có mặt trên tàu nhớ lại.
Khi những ngư dân trên tàu cá BĐ 96496-TS vừa phải hứng chịu sự tấn công của tàu Trung Quốc thì ngư dân Bùi Thanh Ninh (58 tuổi, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) tiếp tục đến đồn Biên phòng Tam Quan Nam khai báo tàu cá của mình cũng vừa bị tàu sắt 994 của Trung Quốc tấn công. Theo ngư dân Bùi Thanh Ninh, vào sáng 23/7, tàu cá mang số hiệu BĐ 96617-TS do ông làm chủ, trên tàu có 13 ngư dân đang đánh bắt không xa vị trí tàu BĐ 96496 -TS (con tàu bị tấn công trước đó - PV) thì bị tàu sắt có vũ trang của Trung Quốc mang số hiệu 994 chủ động đâm va làm hư hỏng ca bin và thân tàu. Như vậy, chỉ trong 3 ngày, hai tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công gây hư hỏng nặng.
Hành động tấn công một cách bất thường của tàu Trung Quốc khiến cuộc sống và tinh thần của ngư dân bị đảo lộn. Thế nhưng, chưa một ngày nào, các ngư dân thôi bám biển, thôi ra khơi. Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch hiệp hội Nghề cá Việt Nam cho biết: "Sự kiện tàu cá Bình Định bị tấn công ở vùng biển Trường Sa, phía hiệp hội Nghề cá đang tìm hiểu thông tin. Với những hành động nguy hiểm như thế này, Hiệp hội chắc chắn sẽ có những hành động kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi của ngư dân. Chắc chắn sẽ có hành động phản đối mạnh mẽ hành vi tấn công của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam".
Trung Quốc đã "nói một đường, làm một nẻo"!
Trước hành vi tấn công hung hãn của tàu Trung Quốc đối với tàu cá của ngư dân Việt Nam, trao đổi với PV báo, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu chiến lược bộ Công an khẳng định, hành động tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam của Trung Quốc là đi ngược lại với luật pháp quốc tế và cam kết của hai nước.
Theo Thiếu tướng Cương, trước hết, trong vụ việc 11 ngư dân trên tàu QNg-90559 bị tàu Trung Quốc tấn công vào ngày 9/7, chúng ta cần thiết phải xác định đúng vị trí đang đánh bắt. Theo đó, nếu vị trí tàu nằm trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế trên hai phương diện. Thứ nhất, họ đã xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam. Thứ hai, tàu Trung Quốc vi phạm công ước cấm va đập trên biển. Còn vụ việc xảy ra vào ngày 21/7 vừa rồi, cách đảo Song Tử Tây 15 hải lý, rõ ràng vùng biển này không liên quan gì đến Trung Quốc. Do đó, hành động của tàu Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế một cách trắng trợn. "Tôi cho rằng, cần đưa hai vụ việc này ra ánh sáng quốc tế vì Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế một cách trắng trợn", Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.
Cũng theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, hành vi tấn công ngư dân trên biển của Trung Quốc đã vi phạm những cam kết mà Trung Quốc đã ký với Việt Nam. "Tôi cho rằng, ít ra giữa chúng ta và Trung Quốc trong ba năm lại đây (2013 - 2015), đã có ba lần cam kết liên quan đến vấn đề Biển Đông. Trong đó, hai bên đã hứa không làm cho tình hình thêm căng thẳng và phức tạp. Nhưng với các hành động như trên thì Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, họ còn vi phạm Hiến chương của Liên Hợp Quốc, vi phạm cam kết với Việt Nam. Từ đây, những hành động của Trung Quốc bộc lộ bản chất của họ "nói một đường, làm một nẻo"", Thiếu tướng Lê Văn Cương nói.
Trước đây, cũng trao đổi với PV về vấn đề này, Thượng tướng - ĐBQH Nguyễn Văn Rinh (đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho rằng, thực tế cho thấy, những hành động đơn phương của Trung Quốc trong thời gian qua ngày càng tỏ ra nguy hiểm. Không những xây dựng, cải tạo đảo trên Biển Đông, họ còn ngang ngược chèn ép, đe dọa, thậm chí là tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam. "Để đối phó với những hành động phi pháp của Trung Quốc, tôi cho rằng, không chỉ thái độ cứng rắn của Việt Nam mà các nước ASEAN, cộng đồng quốc tế cũng cần phải lên án mạnh mẽ. Hành động bành trướng này cần phải bị ngăn chặn kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến nhiều nước khác trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam", Thượng tướng - ĐBQH Nguyễn Văn Rinh khẳng định.
Tất cả đã "thuộc lòng" chiêu bài của Trung Quốc Chiều ngày 27/7, trao đổi với PV, ĐBQH Nguyễn Anh Sơn (Phó đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định) bày tỏ: "Cái "bài" của Trung Quốc đang thể hiện trên Biển Đông hầu như ai cũng đều thuộc cả. Họ có những hành động ngang ngược, phi pháp để khiến chúng ta mất kiềm chế. Trung Quốc đã quá nhiều lần bắt bớ, cướp phá, quấy nhiễu tàu cá của ngư dân Việt Nam. Lần này, họ tấn công với mức độ dày đặc và nghiêm trọng hơn. Họ muốn trấn áp tinh thần ngư dân ta. Nếu ngư dân ta sợ mà không ra khơi thì coi như âm mưu của Trung Quốc đã thành công. Tôi muốn nói rằng, tôi và hàng triệu người dân trên cả nước rất xúc động khi nghe chuyện tàu cá của ngư dân miền Trung bị tàu Trung Quốc tấn công nhưng vẫn bám biển, vừa mưu sinh, vừa bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên, không thể để ngư dân ra khơi, phải đối mặt với tình trạng khủng bố như vậy được. Chúng ta cần phải tiếp tục lên án những hành động của Trung Quốc và tận dụng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mới có thể ngăn chặn được hành động ngang ngược, phi lý của Trung Quốc".
Trinh Phúc - Văn Chương
Theo_Người Đưa Tin
Thần tốc, chớp nhoáng giải phóng quần đảo Trường Sa "Phải tranh thủ mọi thời cơ có lợi đánh chiếm quần đảo Trường Sa, một quần đảo giữ vị trí chiến lược về chính trị, quân sự và kinh tế, kiên quyết không để lực lượng nào khác vào đánh chiếm đảo trước ta". Đó là quyết tâm chiến lược của Đảng, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo Quân chủng Hải quân trong...