Nữ chính trị gia Đức tử vong sau khi gục ngã trên máy bay
Nghị sĩ Karin Strenz thuộc đảng cầm quyền của Thủ tướng Angela Merkel đang trên máy bay từ Cuba về Đức thì bất ngờ bị ngã gục và tử vong ngay sau đó.
Bà Karin Strenz (bên phải) cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel tại một sự kiện năm 2017. Ảnh: AP
Hãng thông tấn DPA dẫn lời nghị sĩ Eckhardt Rehberg thuộc đảng Dân chủ Tự do Đức cho biết bà Strenz, 53 tuổi, đã đột ngột tử vong ngày 21/3 khi đang trên đường từ Cuba về Đức cùng với chồng.
Chiếc máy bay đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống Ireland song các nhân y tế không thể cứu được bà Strenz. Hạ viện Đức ngày 22/3 thông báo việc bà Strenz đến Cuba không nằm trong chương trình công tác chính thức của Quốc hội Đức.
Các công tố viên thành phố Schwerin đã mở một cuộc điều tra nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của nữ chính trị gia này, đồng thời sẽ yêu cầu phía Ireland hỗ trợ. Họ cho biết sẽ khám nghiệm tử thi bà Strenz ở Ireland.
Bà Karin Strenz là thành viên Quốc hội Đức từ năm 2009 đến nay. Bà là nghị sĩ đại diện cho một khu vực bầu cử ở phía đông bắc bang Mecklenburg-Western Pomerania.
Video đang HOT
Đầu năm 2020, bà cùng một nghị sĩ Đức khác đã trở thành mục tiêu điều tra của các công tố viên liên quan đến cáo buộc nhận tiền từ Azerbaijan.
Thêm một chính trị gia Đức từ chức do vụ 'bê bối khẩu trang'
Ngày 21/3, cựu Bộ trưởng Tư pháp bang Bayern, ông Alfred Sauter, ủy viên Ban chấp hành đảng Liên minh Xã hội cơ đốc giáo (CSU), đã tuyên bố từ bỏ mọi chức vụ trong đảng trước những cáo buộc tham nhũng liên quan tới vụ bê bối khẩu trang.
Cựu Bộ trưởng Tư pháp bang Bayern, ông Alfred Sauter. Ảnh: BILD/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong số các vị trí mà luật sư 71 tuổi Sauter hiện nắm giữ có ủy viên Ban chấp hành CSU, thành viên đoàn chủ tịch CSU, Chủ tịch Ủy ban Tài chính CSU và Chủ tịch CSU huyện Gnzburg.
Ngoài ra, ông Sauter cũng tuyên bố tạm rút khỏi nhóm nghị sĩ CSU trong nghị viện bang Bayern cho đến khi quá trình điều tra kết thúc.
Ông Sauter hiện bị Cơ quan công tố Mnchen điều tra vì nghi tham nhũng, dù ông bác bỏ mọi cáo buộc liên quan. Cụ thể, ông Sauter bị nghi liên quan tới các thương vụ mua khẩu trang có dính dáng tới cựu nghị sĩ liên bang Georg Nlein, người cũng đã phải rút khỏi mọi chức vụ đảng.
Trước đó, ban lãnh đạo CSU cũng đã gây gây sức ép buộc ông Sauter phải rút khỏi các chức vụ đảng trong quá trình điều tra những liên quan.
Theo kênh BR, ông Sauter được cho đã nhận được khoản hoa hồng khoảng 1,2 triệu euro cho vai trò dàn xếp các hợp đồng mua khẩu trang. Văn phòng ông Sauter lại Nghị viện bang Bayern đã bị lục soát phục vụ điều tra.
Như vậy, ông Sauter là chính trị gia thứ 4 phải từ chức liên quan tới bê bối khẩu trang của các chính trị gia liên đảng bảo thủ CDU/CSU, từng khiến 3 nghị sĩ CDU và CSU phải từ chức.
Đối với CSU, ngoài nghị sĩ liên bang Nlein và ông Sauter, còn một trường hợp nữa cũng đã từ chức là nghị sĩ liên bang Tobias Zech, người vừa tuyên bố rút khỏi chính trường vì khả năng có "xung đột quyền lợi" giữa vai trò nghị sĩ với việc làm ăn bên ngoài, dù trường hợp của ông Zech không liên quan tới vụ bê bối khẩu trang.
Trong bối cảnh sức ép ngày càng tăng trong việc cần làm trong sạch CSU, Chủ tịch đảng kiêm Thủ hiến bang Bayern, ông Markus Sder, cùng ngày 21/3 đã công bố kế hoạch 10 điểm nhằm lấy lại tín nhiệm và sự tin tưởng đối với CSU, theo đó tất cả các nghị sĩ cần và sẽ phải thông báo về các công việc phụ cũng như vai trò đối với các công ty. Bất kỳ ai không công khai, không minh bạch thông tin hoặc thông tin không chính xác có thể bị loại khỏi các vị trí lãnh đạo, thậm chí bị khai trừ khỏi đảng. Một ủy ban giám sát sẽ được thành lập để kiểm tra sự liêm chính của các nghị sĩ CSU.
Ngoài nghĩa vụ phải công bố tất cả các khoản thu nhập thêm, CSU cũng sẽ có hạn chế đối với các hoạt động "tay trái" của tất cả các nghị sĩ ở các vị trí lãnh đạo. CSU cũng đang lên kế hoạch cấm các hoạt động vận động hành lang được trả tiền.
Trước đó, lãnh đạo nhóm nghị sĩ CDU/CSU ở Quốc hội liên bang đã yêu cầu tất cả các nghị sĩ Quốc hội phải ký vào bản "tuyên bố danh dự", trong đó khẳng định bản thân hoàn toàn trong sạch, không tư lợi cá nhân trong các thương vụ mua đồ vật tư y tế trong giai đoạn đại dịch.
Cũng liên quan vụ bê bối khẩu trang, báo Spiegel của Đức ngày 21/3 đưa tin Bộ Y tế liên bang Đức đã mua khẩu trang bảo hộ FFP2 từ công ty TNHH Burda trong năm ngoái. Thương vụ mua khẩu trang này có thể gây ra "xung đột lợi ích" vì người bạn đời của Bộ trưởng Y tế Jens Spahn, ông Daniel Funke, là nhà vận động hành lang và trưởng văn phòng đại diện công ty Burda ở Berlin.
Theo Spiegel, Bộ Y tế liên bang đã gửi cho Ủy ban Y tế Quốc hội danh sách đầy đủ các công ty Bộ Y tế đã ký kết hợp đồng mua khẩu trang. Theo danh sách này, công ty Burda đã bàn giao 570.000 chiếc khẩu trang FFP2 với giá trên 900.000 euro hồi tháng 4/2020 cho Bộ Y tế liên bang. Tuy nhiên, Burda cho biết ông Daniel Funke chưa bao giờ được thông báo về thương vụ mua khẩu trang hay liên quan tới thương vụ này.
Theo Bộ Y tế liên bang, hợp đồng đạt được trực tiếp giữa Bộ Y tế và công ty Burda mà không thông qua đấu thầu, nhằm giảm các rào cản để việc mua khẩu trang được thực hiện càng nhanh càng tốt trong bối cảnh thiếu trầm trọng khẩu trang vào thời điểm đó.
Theo số liệu do các cơ sở y tế Đức công bố tối 21/3, trong 24 giờ qua, nước Đức ghi nhận 11.500 ca nhiễm mới, tăng khoảng 2.000 ca so với Chủ nhật tuần trước. Trong khi đó, chỉ số lây nhiễm trong 7 ngày ở hầu hết các bang đã vượt ngưỡng 100/100.000 dân, trong đó bang Thringen có chỉ số cao nhất với 207,7.
Dự thảo của Chính phủ liên bang với các bang về các biện pháp phòng chống COVID-19 cho thấy, Thủ tướng Đức Angela Merkel dự định kéo dài các lệnh phong tỏa hiện nay cho tới ngày 18/4 tới. Kế hoạch cụ thể sẽ được chính quyền trung ương và các bang nhóm họp và thông báo trong ngày 22/3.
Đức muốn tái áp dụng khẩn cấp các biện pháp hạn chế Để đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, Chính phủ Đức và các bang muốn áp dụng các biện pháp y tế ngay sau Lễ Phục sinh. Đứng trước làn sóng lây nhiễm thứ 3 đã bắt đầu, Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn khẩn cấp tái áp dụng các biện pháp hạn chế, việc nới lỏng đời sống công cộng có...