Nữ chiến binh xinh đẹp tự sát để khỏi rơi vào tay IS
Khi bắn hết số đạn mang theo, cô gái xinh đẹp đã dùng viên đạn cuối cùng tự sát để không bị rơi vào tay IS.
Ngày 7/10, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin một nữ chiến binh xinh đẹp trong lực lượng dân quân người Kurd ở Syria đã dũng cảm chiến đấu với phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) cho đến khi hết đạn rồi tự sát để khỏi rơi vào tay phiến quân.
Các nữ chiến binh người Kurd đang chiến đấu bảo vệ quê hương trước IS
Theo thông tin trên báo Thổ Nhĩ Kỳ, cô gái 19 tuổi Ceylan Ozalp đã bị đông đảo phiến quân IS bao vây tại một chốt phòng thủ ngoại vi thành phố Kobane, giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Phiến quân IS đã tấn công và bao vây thị trấn này suốt 3 tuần nhưng chưa thể chiếm được vì vấp phải sự kháng cự quyết liệt của lực lượng dân quân người Kurd, trong đó có nhiều người là phụ nữ.
Ozalp đã dũng cảm chiến đấu với phiến quân IS đang tràn đến, tuy nhiên đúng lúc đó cô gái bị hết đạn, khiến cô có nguy cơ bị phiến quân bắt sống và hãm hiếp, tra tấn. Trước tình thế đó, cô gái xinh đẹp này đã nói lời vĩnh biệt với đồng đội qua bộ đàm rồi dùng viên đạn cuối cùng để tự sát.
Câu chuyện bi tráng về nữ chiến binh xinh đẹp này đã tràn ngập trên mạng xã hội và nhiều tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có nhật báo Radikal.
Nữ chiến binh Ozalp trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi tháng trước
Tuy nhiên, thông tin này hiện vẫn chưa được kiểm chứng, khi một số nguồn tin ở Syria nói rằng Ozalp hiện vẫn còn sống và đang tham gia chiến đấu chống lại IS.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi tháng trước, Ozalp đã tuyên bố: “Chúng tôi không sợ gì hết. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, và chúng tôi thà tự sát còn hơn là để IS bắt sống”.
Nữ chiến binh này tâm sự: “Khi chúng nhìn thấy một phụ nữ cầm súng, chúng sợ hãi đến mức run rẩy. Chúng tự coi mình là những kẻ yêng hùng, thế nhưng khi nhìn thấy chúng tôi, chúng chỉ biết bỏ chạy. Chúng chẳng coi phụ nữ ra gì, nhưng một phụ nữ như chúng tôi còn đáng giá hơn cả trăm bọn chúng”.
Giao tranh vẫn diễn ra quyết liệt ở thị trấn Kobane
Cũng giống như Ozalp, nhiều phụ nữ người Kurd ở Syria đã gia nhập Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) để chiến đấu chống lại phiến quân IS.
Video đang HOT
Trước đây, đã có nhiều thông tin về các trường hợp phiến quân IS sau khi bắt được nữ tù binh thường biến họ thành nô lệ tình dục và bị mua đi bán lại trong tay những kẻ cuồng tín.
Hồi tuần trước, Liên Hợp Quốc đã ra tuyên bố rằng IS đã phạm tội ác giết người hàng loạt, bắt cóc phụ nữ và trẻ em làm nô lệ tình dục, biến các bé trai thành chiến binh và có thể bị xếp vào loại tội ác chiến tranh.
Theo Khampha
Cô giáo trẻ trở thành nữ chiến binh IS tàn bạo như thế nào?
Cô gái trẻ 25 tuổi mở chiếc mạng che mặt màu đen (niqab), để lộ khuôn mặt hình trái tim và đôi mắt nâu thấm đẫm cảm giác tội lỗi và sự hoảng loạn sau khi vừa rời khỏi một lữ đoàn tàn bạo của Nhà nước Hồi giáo (IS).
Lạc lối
Cô gái tự gọi mình là Khadija nhưng đó không phải tên thật của cô. Lớn lên ở Syria, Khadija được học hành đầy đủ, lấy bằng đại học và trở thành một giáo viên tiểu học. Khadija mô tả, gia đình đã nuôi dạy cô "không quá bảo thủ".
Khi cuộc nổi dậy ở Syria bắt đầu hơn 3 năm rưỡi trước, Khadija tham gia phong trào biểu tình ôn hòa của quần chúng chống lại Tổng thống Bashar al-Assad và "những ngày đó thật tuyệt vời", Khadija nói.
Khadija ngồi trò chuyện với phóng viên CNN trong khi vẫn trùm niqab.
Nhưng khi cuộc nổi dậy của Syria rơi vào hỗn loạn và bạo lực triền miên, Khadija nói rằng cô bắt đầu đánh mất linh hồn mình, con người mình.
Theo Khadija: "Mọi thứ quanh ta đều hỗn loạn. Quân đội Syria, chế độ này, bom mìn, các cuộc đụng độ, những người bị thương, các trạm y tế, máu... khiến bạn muốn tách mình ra và tìm một lối thoát".
Cô gái trẻ nhấn mạnh: "Vấn đề của tôi là tôi đã tìm đến một con đường tồi tệ hơn".
Dần bị cảm hóa
Khadija nhận thấy bản thân bị cuốn hút bởi tài thuyết phục của một người đàn ông Tunisia cô gặp qua mạng. Theo thời gian, cô dần tin lời anh ta và bước chân vào Nhà nước Hồi giáo (IS). Người đàn ông Tunisia đảm bảo với Khadija rằng, IS không giống như những gì mọi người nghĩ và nó cũng không phải một tổ chức khủng bố.
"Anh ta nói: "Chúng ta đi theo đạo Hồi chân chính. Nhưng hiện tại, chúng ta đang trong tình trạng chiến tranh và cần phải làm chủ đất nước này nên buộc phải tàn nhẫn", Khadija kể.
Người đàn ông còn nói với Khadija rằng, anh ta đang đến thành phố Raqqa của Syria và thậm chí họ có thể kết hôn.
"Tôi đã liên lạc với người em họ của mình và cô ấy nói: "Chị có thể tham gia Lữ đoàn Khansa'a (Lữ đoàn nữ binh cảnh sát của IS) với chúng em". Cô ấy đang sống ở Raqqa cùng với chồng là một thành viên của Nhà nước Hồi giáo", Khadija tâm sự.
Khadija đã thuyết phục gia đình cô chuyển đến Raqqa và nói rằng, ở đó sẽ dễ dàng hơn cho việc đăng ký học cho em trai cô và họ sẽ được họ hàng giúp đỡ.
Với sự trợ giúp của người em họ, Khadija được chào đón vào Lữ đoàn Khansa'a đáng sợ.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo đang hoành hành khắp một vùng lãnh thổ thuộc Iraq và Syria. (Ảnh: Daily Mail).
Bên trong Lữ đoàn của IS
Lữ đoàn Khansa'a bao gồm khoảng 25 đến 30 thành viên toàn bộ là phụ nữ, được giao nhiệm vụ tuần tra trên đường phố Raqqa để đảm bảo phụ nữ ở đây sẽ tuân thủ quy định về trang phục của IS. Những phụ nữ vi phạm đều bị đánh bằng roi và người thực hiện hành động này là Umm Hamza.
Lần đầu tiên Khadija nhìn thấy Umm Hamza, cô rất sợ hãi. "Cô ấy không phải một phụ nữ bình thường. Cô ấy rất cao lớn, có một khẩu súng AK, một khẩu súng lục, 1 cây roi, 1 con dao găm và trùm niqab", Khadija mô tả.
Chỉ huy Lữ đoàn Khansa'a, Umm Hamza trấn an nỗi sợ hãi của Khadija. "Cô ta đến gần tôi và nói một câu mà tôi sẽ không bao giờ quên. Cô ta nói: "Chúng ta tàn nhẫn với những kẻ ngoại đạo, nhưng rất nhân từ với người của mình".
Khadija được đào tạo lau chùi, tháo lắp và sử dụng vũ khí. Cô được trả 200 USD/tháng và được nhận khẩu phần lương thực.
Gia đình của Khadija nhận thấy cô đang trượt sâu vào con đường lầm lỡ nhưng không thể ngăn chặn con gái mình. Mẹ cô cũng từng cố gắng cảnh báo: "Hãy tỉnh ngộ đi con và hãy tự lo cho bản thân mình. Con đang bước đi nhưng con không biết mình đang đi đến đâu".
Suy nghĩ thứ hai
Ban đầu, Khadija không để ý đến lời cảnh báo của mẹ và bị quyền lực quyến rũ. Nhưng cuối cùng, cô bắt đầu tự vấn bản thân và những nguyên tắc của Nhà nước Hồi giáo.
"Lúc đầu tôi hài lòng với công việc của mình và cảm thấy mình có quyền lực trên đường phố. Nhưng sau đó tôi bắt đầu sợ hãi, thậm chí tôi còn thấy sợ cả chính mình", Khadija bày tỏ.
Cô gái trẻ suy nghĩ: "Tôi không phải người như vậy vì tôi có nền tảng giáo dục tốt. Điều gì đang xảy ra với tôi thế này? Suy nghĩ gì đã khiến tôi đến đây?" Và hình ảnh IS trong Khadija bắt đầu sụp đổ.
Lúc nào trong đầu cô cũng hiện ra hình ảnh một cậu bé 16 tuổi bị đóng đinh để hiếp dâm. "Điều tồi tệ nhất tôi nhìn thấy là một người đàn ông bị chặt đầu ngay trước mặt tôi", Khadija nói.
Bạo lực với phụ nữ
Khadija cũng được chứng kiến những hành động bạo lực của IS với phụ nữ. Trong đó, 1 người đàn ông chuyên phụ trách tìm vợ cho các phiến quân IS chiến đấu ở cả trong và ngoài nước.
Khadija cho hay: "Ông ta là một trong những người xấu xa nhất. Các phiến quân chiến đấu ở nước ngoài rất tàn bạo với phụ nữ, ngay cả với người họ kết hôn. Có trường hợp, người vợ phải đi cấp cứu vì bị đánh đập và bạo lực tình dục".
Khadija bắt đầu lo lắng về một tương lai không mong đợi. Người chỉ huy Lữ đoàn Khansa'a gây sức ép buộc cô phải kết hôn và cô quyết định rời khỏi Lữ đoàn tàn bạo này.
"Sau tất cả những gì tôi đã nhìn thấy và tất cả những lần tôi phải im lặng, tôi tự nói với bản thân mình: Như thế là đủ rồi. Và cuối cùng tôi quyết định ra đi", Khadija bày tỏ.
Cô gái trẻ đã rời khỏi IS, vượt biên qua Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vài ngày trước khi liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu tiến hành không kích, tiêu diệt các mục tiêu IS tại Syria, tuy nhiên, gia đình cô vẫn chưa rời khỏi nơi này.
Cuộc sống đằng sau IS
Khadija vẫn mặc niqab, không chỉ để che giấu danh tính của cô mà còn bởi vì cô đang phải tranh đấu để thích nghi lại với cuộc sống bên ngoài tổ chức khủng bố khét tiếng.
Khadija hối hận vì đã sống trong môi trường của những kẻ Hồi giáo cực đoan và giờ phải mất nhiều thời gian để thích ứng trong môi trường mới.
Khadija chia sẻ câu chuyện của mình với phóng viên của CNN bởi lý do: "Tôi không muốn thêm bất cứ ai bị chúng lừa".
Cô gái trẻ muốn quay lại làm một cô gái "vui vẻ, yêu đời và luôn tươi cười, thích đi du lịch, đi bộ trên đường phố, nghe nhạc bằng tai nghe mà không cần quan tâm đến những gì người khác nghĩ". Khadija nói: "Tôi muốn được như vậy một lần nữa".
Theo Chính Phủ
Al-Qaeda cạnh tranh "quyền lực khủng bố" với IS Kể từ khi lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) trỗi dậy, tổ chức al-Qaeda bỗng nhiên đánh mất ảnh hưởng vốn có đối với các phong trào Hồi giáo cực đoan toàn cầu. Trùm khủng bố Ayman al-Zawahiri, kẻ kế thừa Osama Bin Laden, đang bị IS biến thành "khán giả" trong cuộc thánh chiến Hồi giáo cực đoan -...