Nữ chỉ huy đầu tiên của tàu sân bay hạt nhân Mỹ
Lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân Mỹ, một người phụ nữ đã được chọn làm chỉ huy tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Bà Amy Bauernschmidt sẽ trở thành nữ chỉ huy tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Mỹ. Ảnh: US Navy
Theo trang Business Insider, Đại tá Amy Bauernschmidt đã được Lực lượng Không quân Hải quân Mỹ lựa chọn làm nữ chỉ huy đầu tiên của tàu sân bay hạt nhân vào năm 2022, dù tại thời điểm này vẫn chưa rõ bà sẽ trở thành hạm trưởng của con tàu nào trong số 11 hàng không mẫu hạm của Mỹ. Task and Purpose là trang đầu tiên đưa tin về thành tích lịch sử của bà Bauernchmidt.
Đây không phải là lần đầu tiên Bauernchmidt làm nên lịch sử. Năm 2016, bà đã trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ vai trò phó chỉ huy trên tàu sân bay hạt nhân USS Abraham Lincoln, chỉ huy đoàn thủy thủ khoảng 5.000 người.
Bà Bauernchmidt tốt nghiệp Học viện Hải quân năm 1994, cùng năm quốc hội Mỹ cho phép phụ nữ được phục vụ trên tàu chiến và máy bay. “Luật mới đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi. Chúng tôi là lớp đầu tiên tốt nghiệp nhận được tin này và cảm thấy vinh dự với đặc ân có thể cùng những đồng đội cống hiến hết mình trong chiến đấu”, bà Beuernschmidt trả lời phỏng vấn đài CBS News hồi năm 2018.
Năm 1996, bà Beuernschmidt đã gia nhập Phi đoàn trực thăng hạng nhẹ chống ngầm (HSL) 45 “Wolfpack” (Bầy sói) tại San Diego, được triển khai cùng tàu khu trục USS John Young, để hỗ trợ các hoạt động hàng hải ở Vịnh Bắc Arabia.
Video đang HOT
Sau đó, bà trở thành chỉ huy Phi đoàn trực thăng tấn công trên biển (HSM) 70, tham gia chiến dịch Enduring Freedom (Tự do Bền vững) theo tàu sân bay USS George H.W. Bush.
Bà đã hoàn thành chương trình Sĩ quan Hạt nhân Hàng không trước khi đảm nhận vị trí chỉ huy tàu USS Abraham Lincoln. Bà cũng chỉ huy tàu vận tải đổ bộ USS San Diego từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2020.
Theo tiểu sử Hải quân chính thức, bà Bauernchmidt đã tích lũy được hơn 3.000 giờ bay trực thăng hải quân trên các tàu sân bay khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình.
“Đối với tôi, đây là nhiệm vụ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Mỹ. Tôi hy vọng rằng mình sẽ trở thành một người chỉ huy xuất sắc và là một người cố vấn cho cả nam giới và phụ nữ trong công việc này”, bà Bauernchmidt nói với CBS News, cho biết.
Mẫu trực thăng không người lái Trung Quốc có thể đưa ra Biển Đông
Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm AR-500B, có thể triển khai trực thăng không người lái này tới Biển Đông và Hoa Đông để giám sát hàng hải.
Trực thăng không người lái AR-500B cuối tháng 11 đã thực hiện cuộc thử nghiệm đầu tiên tại một cơ sở ở tỉnh Giang Tây, Viện Nghiên cứu và Phát triển Trực thăng Trung Quốc (CHRDI ) cho biết trong thông cáo ngày 7/12.
Trong cuộc thử nghiệm 30 phút, mẫu trực thăng này cất cánh, bay treo, thực hiện các động tác cơ động trên không rồi hạ cánh. CHRDI cho biết nhiên liệu, cấu trúc, linh kiện và hệ thống điện tử hàng không của AR-500B được tối ưu cho môi trường biển, chịu được ẩm, mặn và nấm mốc. Nó cũng sở hữu hệ thống dẫn đường và điều khiển để cất hạ cánh thẳng đứng trên tàu biển.
"Về tổng thể, trực thăng không người lái AR-500B phù hợp với môi trường biển và kịch bản sử dụng trên tàu", thông cáo cho biết.
AR-500B là mẫu máy bay không người lái hạng nhẹ, được thiết kế để làm nhiệm vụ giám sát hàng hải và nhận diện tàu thuyền trên diện tích lớn, có thể sử dụng cho cả tàu quân sự lẫn dân sự.
UAV trực thăng AR-500B trong chuyến thử nghiệm tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc hồi tháng 11. Ảnh: CHRDI .
Tạp chí quốc phòng Khoa học Kỹ thuật Công nghiệp Vũ khí của Trung Quốc hôm 7/12 đăng bài viết cho rằng AR-500B được phát triển để "lấp khoảng trống quan trọng" và có thể "sử dụng theo bầy đàn" để trinh sát cho chiến hạm hoặc tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông hay biển Hoa Đông.
Theo bài viết, tải trọng, phạm vi hoạt động và độ bền của AR-500B cao hơn nhiều các mẫu máy bay không người lái (UAV) 4 cánh quạt cỡ nhỏ đang được trang bị cho các tàu hải cảnh Trung Quốc. Mẫu UAV trực thăng mới có thể mở rộng tầm giám sát và rút ngắn thời gian phản ứng, bao gồm các hoạt động tìm kiếm cứu nạn và tuần tra trên biển.
"Nó có thể trở thành 'mắt ưng' cho lực lượng hành pháp trên biển", bài viết trên tạp chí này nhận định.
AR-500B có trọng lượng cất cánh tối đa là 500 kg, tải trọng mang theo khi thực hiện nhiệm vụ là 70 kg, CHRDI cho biết. UAV có thể bay với tốc độ tối đa 140 km/h với trần bay lên tới 4.000 m. Bán kính hoạt động của AR-500B là 100 km và thời gian bay tối đa 4 tiếng.
Chương trình phát triển AR-500B cung cấp bí quyết công nghệ có giá trị cho việc thiết kế và sản xuất các mẫu UAV trực thăng hạng nặng để dùng trên chiến hạm cỡ lớn của hải quân Trung Quốc, bao gồm tàu sân bay và tàu khu trục.
Trung Quốc được cho là lần đầu thử nghiệm phiên bản hải quân của UAV cánh bằng CH-5 hồi tháng 7. Hải quân Trung Quốc dự kiến trang bị CH-5 cho tàu sân bay để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và không kích.
Ấn Độ thử nghiệm thành công tàu sân bay Vikrant Theo Hải quân Ấn Độ , tàu sân bay Vikrant vượt qua thành công các bài kiểm tra đầu tiên trên biển và tiếp tục chạy thử nghiệm vào năm 2021. Theo cổng thông tin N 1 , tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ Vikrant đã vượt qua thành công các bài kiểm tra neo đậu. Các chuyên gia...