Nữ cầu thủ sở hữu bảng thành tích độc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam
Giành chức vô địch Futsal nữ Đông Nam Á, Trần Thị Thùy Trang sở hữu bảng thành tích đặc biệt nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam.
Nữ tuyển thủ Trần Thị Thùy Trang vừa bổ sung vào bộ sưu tập danh hiệu đồ sộ bằng tấm huy chương vàng giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024. Cô trở thành cầu thủ duy nhất của bóng đá Việt Nam vô địch khu vực ở sân chơi futsal 2 lần và giành 3 huy chương vàng SEA Games ở nội dung sân cỏ.
Đây không phải lần đầu tiên Thùy Trang giành chức vô địch ở nội dung futsal. Năm 2013, cầu thủ quê Quảng Nam này từng tham dự giải Futsal Đông Nam Á 2013 – khi đó gọi là giải tiề.n SEA Games.
Đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch giải đấu đó. Tại SEA Games 27 diễn ra cùng năm, Thùy Trang cùng đội tuyển futsal nữ Việt Nam giành huy chương bạc.
Trần Thị Thùy Trang sở hữu bộ sưu tập danh hiệu độc nhất vô nhị.
Sau đó, tiề.n vệ sinh năm 1988 dần khẳng định được tên tuổ.i trên sân cỏ và tạm chia tay sàn đấu futsal. Cô giành 3 huy chương vàng SEA Games, 8 chức vô địch quốc gia và tham dự cả World Cup cùng đội tuyển nữ Việt Nam (nội dung sân cỏ 11 người).
Trên phương diện cá nhân, Thùy Trang từng giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải vô địch quốc gia ở cả nội dung sân cỏ lẫn trong nhà.
Trở về sau World Cup 2023, Thùy Trang chia tay đội tuyển Việt Nam. Cô quay trở lại với futsal trong thời gian gần đây và lập tức lên đội tuyển để tham dự giải Đông Nam Á – phiên bản mới. Thùy Trang lần thứ 2 cùng đồng đội lên ngôi vô địch sân chơi trong nhà.
Dù vậy, Thùy Trang không phải cầu thủ Việt Nam đầu tiên giành ngôi vô địch Đông Nam Á cả ở môn futsal lẫn sân cỏ.
Năm 2006, đội hình đội tuyển nữ Việt Nam vô địch Đông Nam Á lần đầu tiên có tên Vũ Thị Huyền Linh (sinh năm 1987). Năm 2013, cầu thủ này thi đấu trong màu áo đội tuyển futsal nữ, là đồng đội cùng Thùy Trang giành huy chương vàng giải Đông Nam Á – tiề.n SEA Games 27.
'Ván cờ mù' của HLV Kim Sang-sik
Tròn 6 tháng huấn luyện, HLV Kim Sang-sik vẫn đang đi trên hành trình bất định cùng đội tuyển Việt Nam.
Video đang HOT
HLV Kim Sang-sik chưa thể có chiến thắng thứ hai kể từ khi dẫn dắt tuyển Việt Nam hồi tháng 4.
Sẽ không công bằng nếu đán.h giá chất lượng công việc, vốn hàm chứa nhiều mồ hôi, nước mắt, chất xám, nỗ lực... của HLV Kim Sang-sik cùng đội tuyển Việt Nam trong 6 tháng vừa rồi chỉ thông qua một trận đấu. Tuy nhiên, làm bóng đá dù cần quá trình, nhưng kết quả mới là biểu hiện rõ ràng nhất cho "sức khỏe" của một đội bóng.
6 tháng qua, đội tuyển Việt Nam thắng 1, thua 3 ở các trận đấu quốc tế dưới thời ông Kim. Thất bại trước Iraq (1-3) và Nga (0-3) có thể chấp nhận được, vì đối thủ mạnh vượt trội. Trận thua 1-2 trước Thái Lan gây thất vọng, song cũng chưa đến mức "thảm họa" bởi trong 5 năm đỉnh cao dưới thời HLV Park Hang-seo, đội tuyển Việt Nam cũng chưa bao giờ thắng Thái Lan ở giải đấu chính thức.
Bởi vậy, trận gặp đối thủ kém 10 bậc trên bảng xếp hạng FIFA như Ấn Độ là đáp án chuẩn nhất cho câu hỏi: đội tuyển Việt Nam mạnh đến đâu?
Kết quả hòa 1-1 ở sân Thiên Trường đã cho thấy câu trả lời. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik hiện tại chỉ tương đồng đẳng cấp với những đội loanh quanh thứ hạng 120 đến 130. Ở Đông Nam Á, chúng ta thua Thái Lan và Indonesia.
Kịch bản này có quen thuộc không? Chắc chắn là có. Đội tuyển Việt Nam đang trôi về những ngày tháng trước khi HLV Park Hang-seo xuất hiện. Đó là thời kỳ đen tối 2011 - 2017 mà có lẽ không người hâm mộ nào muốn nhớ đến.
Tuyển Việt Nam chưa thể thi đấu với triết lý cụ thể khi ông Kim chỉ có 10 ngày ở mỗi đợt tập trung.
Thông cảm cho HLV Kim
Số ghế trống trên các khán đài ngày một nhiều, ngay cả ở "chảo lửa" nóng nhất Việt Nam như sân Thiên Trường. Giới chuyên môn thấy, người hâm mộ thấy, HLV Kim Sang-sik đương nhiên cũng thấy.
Trong lần đầu huấn luyện ở nước ngoài, ông Kim gật đầu cộng tác với một đội tuyển đang trong giai đoạn đi xuống. Đó là lựa chọn dũng cảm, có thể với niềm tin mơ hồ: xuống rồi cũng phải lên, gần tương tự bối cảnh đội tuyển Việt Nam khi ông Park Hang-seo tiếp quản.
HLV Kim đã rất nỗ lực xếp một ván cờ mới, với những con người ông có. Trả lời phỏng vấn báo chí, nhiều tuyển thủ khẳng định những "nhãn dán" tương đối giống nhau khi được hỏi về phương pháp huấn luyện của ông thầy người Hàn Quốc: tạo bầu không khí thoải mái, khích lệ cầu thủ phát triển bản thân, chủ yếu tập trung vào tâm lý và động lực.
Mảng miếng chiến thuật đã có, nhưng để định hình thành triết lý thì chưa. Với thời gian huấn luyện rất ngắn, chỉ khoảng 10 ngày ở mỗi đợt tập trung (tổng 3 đợt từ tháng 6 đến nay), đòi hỏi ông Kim phải có dấu ấn là bất khả thi.
Trên thế giới, các đội tuyển quốc gia có hai cách làm phổ biến: định hình bằng triết lý và định hình bằng con người. Trường phái triết lý có Tây Ban Nha, Đức, Brazil nổi trội nhất, hay ở châu Á có Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran là những đội tuyển mà chỉ cần nghe tên, người ta cũng có thể mường tượng phong cách chơi bóng, thậm chí văn hóa bóng đá ở các nước này.
Rất dễ nhìn thấy điểm chung của Nhật Bản hay Tây Ban Nha: sở hữu văn hóa bóng đá xuyên suốt ở hệ thống các CLB cũng như tuyến trẻ. Một cầu thủ được đào tạo từ nhỏ trong môi trường bóng đá có triết lý cụ thể, sau đó trưởng thành ở những đội bóng cũng có xu hướng chơi như vậy sẽ dễ thấm nhuần văn hóa. Họ có kỹ chiến thuật cơ bản, cùng nền tảng thể lực, sức vóc đặc trưng theo đuổi triết lý nền bóng đá đã định hình sẵn.
Ông Kim sử dụng tất cả những gì mình có trong tay thay vì cố gắng tạo nên cuộc cách mạng như ông Troussier.
Thế cờ tàn
Để có một triết lý, không thể trông chờ ở mỗi HLV trưởng đội tuyển, mà cần rất nhiều vốn liếng nền tảng từ nội lực nền bóng đá. Cũng bởi vậy, HLV Philippe Troussier đã thất bại. Ông muốn tạo nên cuộc cách mạng chơi bóng, nhưng thiếu những yếu tố căn bản cần thiết để thành công.
HLV Kim Sang-sik chọn cách tiếp cận khác, đó là định hình bằng con người. Đây là trường phái được phần lớn các đội tuyển trên thế giới chọn lựa. Tức là "có gì dùng nấy", phát triển lối chơi dựa trên con người.
"Tôi sẽ làm tất cả để tạo động lực cho cầu thủ", nhà cầm quân người Hàn Quốc chia sẻ. Ông Kim hiểu rằng với dàn cầu thủ chủ chốt ở độ tuổ.i từ 24 đến 29 (ngưỡng đỉnh cao), việc dạy kỹ chiến thuật là không cần thiết. Nhóm cầu thủ này đã được định hình nền tảng lối chơi ở CLB. Việc cố gắng uốn nắn thay đổi giống người tiề.n nhiệm là bất khả thi, thậm chí dẫn đến chống đối. Việc của HLV Kim là tìm ra đấu pháp phù hợp, rồi truyền động lực để cầu thủ tin vào đấu pháp ấy rồi làm theo.
Vậy với trận hòa Ấn Độ, ông Kim đang "kẹt" ở khâu nào? Có lẽ ngay bước đầu tiên. Với con người đang có, ban huấn luyện chưa tìm được kiểu chơi phù hợp. Phòng ngự phản công? Rất khó, với tuyến phòng ngự đã thủng lưới 13 bàn trong 6 trận gần nhất.
Trong tay ông Kim không còn dàn hậu vệ vững vàng như thời ông Park. Ngay đến cầu thủ vững chãi nhất, được toàn đội bỏ phiếu làm đội trưởng như Quế Ngọc Hải cũng mắc hai sai lầm khó bao biện như đá hỏng phạt đền và phối hợp phòng ngự lỗi dẫn đến bàn thua, thì lựa chọn đặt ván cược vào hàng thủ là quá mạo hiểm.
Còn chủ động cầm bóng thì sao? HLV Kim cũng rất thiếu tiề.n vệ, tiề.n đạo giỏi. 5 trận đã qua, ông Kim đã thử nghiệm hết. Từ lão tướng đến cầu thủ trẻ, từ cựu binh đến tân binh, từ công biên đến đán.h trung lộ,... tất cả đều kém hiệu quả.
Hai bàn thắng gần nhất (vào lưới Thái Lan và Ấn Độ) đến từ chớp thời cơ hoặc may mắn. Không có định hình cụ thể nào của đội tuyển xuất hiện.
Từ lão tướng tới những "măng non", chiến lược gia Hàn Quốc đều đã thử nghiệm nhưng chưa có phương án hiệu quả.
Bởi ông Kim Sang-sik đang đán.h "cờ mù", với những ý tưởng có thể chẳng bao giờ thành hiện thực. Trong tay chiến lược gia người Hàn Quốc là một tập thể nửa vời. Phần lớn cầu thủ giỏi và có kinh nghiệm đã hết động lực, hoặc sức lực để theo kịp cái mới. Các tài năng trẻ có khát vọng, nhưng lại thiếu trình độ và bản lĩnh. Đây là không phải giai đoạn thoái trào, mà là bóng đá Việt Nam chỉ đang trở lại đúng chỗ đứng, sau 5 năm thành công ngoài mong đợi cùng HLV Park Hang-seo.
Đội tuyển Việt Nam thiếu nhân tài, bởi hệ thống đào tạo trẻ yếu ớt. Chỉ có khoảng 5 trung tâm đào tạo ở Việt Nam thực sự nghiêm túc mài giũa "ngọc thô", quá ít so với hàng chục, hàng trăm lò trẻ ở những nền bóng đá phát triển. Có những CLB mang danh đội mạnh, nhưng phát triển nhờ lấy ngôi sao ở đội khác, mà không tự đào tạo được người tài cho mình. Có những trung tâm mang nhãn hiệu quốc tế, nhưng đào tạo xong mà chẳng có đầu ra.
Sự đi xuống của tuyển Việt Nam là khó tránh khỏi, dù đâu đó vẫn xuất hiện điểm sáng như Bùi Vĩ Hào.
Nhân tài đã ít, cơ chế chuyển nhượng dị dạng của bóng đá Việt Nam càng dễ hủy hoại cầu thủ giỏi. Các đội bóng ràng buộc tài năng bằng những bản hợp đồng kéo dài đến năm 27, 28 tuổ.i. Chuyển nhượng không phải bên mua trả tiề.n bên bán, mà tiề.n chảy thẳng vào túi cầu thủ. Hay số lượng CLB thuộc hai hạng đấu cao nhất bóng đá Việt Nam chỉ là 26, trong đó đáp ứng tiêu chuẩn chuyên nghiệp thực sự chưa đến một nửa.
Quá nhiều thứ quái gở tồn tại ở nền bóng đá mà một vài dòng chẳng thể hiện hết. Nhưng tựu trung lại, khi bóng đá không vận hành theo quy luật thị trường (kiếm ít tiề.n để nuôi chính mình), mà trở thành công cụ phục vụ những mục đích khác, sự suy vong của đội tuyển là khó tránh khỏi.
Ván "cờ mù" của ông Kim, vì thế không dễ tìm được cái kết có hậu.
Filip Nguyễn mơ dự World Cup cùng tuyển Việt Nam Thủ môn nhập tịch bày tỏ khát khao thi đấu ở sân chơi lớn nhất của bóng đá thế giới trong tương lai. Filip Nguyễn tự hào khi chơi cho tuyển Việt Nam. "Việt Nam đã không còn quyền tự quyết nhưng chúng tôi vẫn sẽ thi đấu hết mình để tiến xa nhất có thể. Tôi và đồng đội sẽ tập trung...