Nữ cảnh sát ‘đội mưa’ điều khiển giao thông
Sáng nay, Hà Nội mưa phùn, lạnh 14 độ C nhưng nhiều nữ cảnh sát vẫn dậy sớm đi hơn 10 km để kịp có mặt tại 10 nút giao thông trọng điểm làm nhiệm vụ trong ngày đầu ra quân. Có người còn không ngủ được vì “hồi hộp”.
6h30 sáng 3/1, thượng sĩ Đỗ Thị Loan (22 tuổi, Đội CSGT số 1, Phòng CSGT, Công an Hà Nội) có mặt nhận nhiệm vụ. Hôm nay là ngày đầu tiên cô cùng hàng chục nữ đồng nghiệp được tăng cường ra 10 ngã tư lớn đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Cùng ca trực giờ cao điểm buổi sáng là trung uý Hoàng Thị Cẩm Vân (27 tuổi). Nữ cảnh sát giao thông này ở xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội), cách nơi làm việc hơn 10 km. Hàng ngày, Cẩm Vân phải dậy sớm từ 5h30 để kịp thời có mặt nhận nhiệm vụ.
Hai nữ cảnh sát phối hợp cùng 2 nam đồng nghiệp chốt tại hai ngã tư Tràng Tiền – Hàng Bài và Điện Biên Phủ – Cửa Nam.
Trước giờ lên đường, trung tá Nguyễn Đức Trung, Đội phó Đội CSGT số 1 chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho hai nữ cảnh sát trẻ.
Hai nữ cảnh sát được xe của đội đưa đến từng chốt làm nhiệm vụ.
Đúng 7h30, nữ thượng sĩ đứng điều khiển giao thông tại ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền. Đỗ Thị Loan mới vào nghề được một năm sau khi tốt nghiệp trung cấp cảnh sát loại giỏi. Đây là lần đầu tiên cô được đứng điều tiết tại ngã tư.
Còn Hoàng Thị Cẩm Vân đứng tại nút giao Cửa Nam – Điện Biên Phủ. Thường ngày, cô làm công việc hành chính về xử lý vi phạm giao thông.
Video đang HOT
Lần này, được giao thêm trọng trách mới, nữ trung uý sẵn sàng đảm nhận mặc dù điều kiện về thời gian khá eo hẹp và phải chăm hai con nhỏ.
Nhiều người đi đường tò mò khi thấy nữ cảnh sát giao thông.
Mỗi một chốt giao thông trọng điểm ngoài nữ cảnh sát còn có hai nam cảnh sát và một tổ trưởng. Thượng sĩ Sa Thị Tố Quyên (Đội CSGT 2) đang làm việc tại ngã tư Trần Phú – Điện Biên Phủ.
Mặc áo mưa đứng hướng dẫn giao thông tại ngã tư Kim Mã – Liễu Giai, thiếu uý Nguyễn Mai Huyền (Đội CSGT số 2) cho biết, nhà ở bên kia cầu Thăng Long, cách nơi làm việc hơn 10 km nên sáng nay mở cửa ra thấy mưa trong lòng có một chút e ngại. “Trấn tĩnh lại thấy công việc của mình vừa là nghĩa vụ vừa là trách nhiệm nên lại phấn chấn”, Huyền nói và cho biết, mới tốt nghiệp Học viện Cảnh sát được hai tháng, sau 5 năm được đào tạo chính quy chuyên ngành cảnh sát giao thông.
8h30 hết ca trực, thiếu úy Cẩm Vân dắt tay một bà cụ qua đường rồi về trụ sở làm công việc giải quyết hồ sơ, xử lý vi phạm.
Theo VNE
Tò mò nhìn nữ CSGT điều khiển giao thông
Sáng nay (3/1), trong tiết trời giá rét của Hà Nội, áo mưa phủ kín nhưng nhiều người đi đường vẫn ngoái đầu, hướng ánh mắt tò mò về phía các nữ CSGT trên bục ngã tư.
Như đã đưa tin, theo kế hoạch, sáng 3/1, tại 10 điểm giao thông nội thành Hà Nội đã đồng loạt xuất hiện hình ảnh các nữ cảnh sát điều khiển giao thông.
Theo quan sát của phóng viên, mặc dù hôm nay toàn thành phố mới ra quân, nhưng tại nút giao thông Ô Chợ Dừa (Đống Đa), Đội CSGT số 3 đã huy động các nữ CSGT ra làm nhiệm vụ từ trước đó mấy ngày.
Mặc dù đã biết trước nhưng nhiều người đi đường vẫn tỏ ra thích thú hướng ánh mắt theo dõi viên nữ CSGT đang làm việc. Phía trên bục là Thượng sĩ Đỗ Phương Chi (Đội CSGT số 3). Tiếng còi hiệu lệnh của nữ thượng sĩ cùng gậy chỉ dẫn được vung lên không ngớt.
Thượng sĩ Đỗ Phương Chi (Đội CSGT số 3) đang làm nhiệm vụ điều tiết giao thông tại nút giao thông Ô Chợ Dừa (Đống Đa)
Nhiều người được hỏi đều thừa nhận, hình ảnh nữ CSGT đứng làm nhiệm vụ khiến họ cảm thấy khá lạ mắt. Bạn Nguyễn Bích Ngọc (19 tuổi, ở phường Ô Chợ Dừa) cho biết, bạn vẫn thường xuyên qua lại khu vực này. Hình ảnh nữ CSGT xuất hiện thực sự làm bạn thấy thích thú.
10 điểm các nữ CSGT làm nhiệm vụ gồm: Ngã tư Tràng Tiền - Hàng Bài, nút giao thông Trần Phú - Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ - Cửa Nam, Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, Phố Huế - Đại Cồ Việt, Giải Phóng - Đại Cồ Việt, Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn, Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt, Quang Trung - Cầu Trắng, và nút giao thông Ô Chợ Dừa.
Ngọc cũng có chung nhận xét với nhiều người đi đường rằng nữ CSGT tạo hình ảnh thân thiện hơn với người đi đường.
Trong khi đó, khi được hỏi, một nam sinh viên cho biết, bạn không bất ngờ và cũng không quan tâm lắm đến điều này. Theo sinh viên này, nam hay nữ CSGT đứng trên bục điều khiển đều là chuyện hết sức bình thường.
"Đó là nhiệm vụ của CSGT. Em không thấy khác biệt gì dù nam hay nữ!" - Nam sinh viên nói.
Chúng tôi hỏi một vài người đi đường "liệu với hình ảnh nữ CSGT trên bục chỉ dẫn có khiến ý thức chấp hành của người đi đường tăng lên không?", anh Mạnh (35 tuổi, lái xe ôm) chỉ tay ra phía khác, nơi một vài xe vẫn cố tình đỗ lấn vạch và các nam CSGT vẫn khá vất vả trong chiếc áo mưa, không ngừng nhắc nhở ý thức người đi đường.
"Phải thừa nhận, nữ CSGT tạo hình ảnh thân thiện hơn. Nhưng người đi đường có nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông hay không lại là chuyện hoàn toàn khác" - Anh Mạnh nhận xét.
Một đại diện Đội CSGT số 3 thừa nhận, ý thức chấp hành luật giao thông của nhiều người dân còn kém. Đặc biệt vào giờ cao điểm, phải bố trí 3 - 4 chiến sĩ, chốt mỗi người một góc ngăn chặn những thanh niên thiếu ý thức, mới đảm bảo lưu thông được.
Cũng theo vị đại diện này, Đội 3 có 7 nữ CSGT, sẽ luân phiên nhau mỗi ngày 2 ca vào giờ cao điểm ra bục điều tiết giao thông, mỗi ca khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Thượng sĩ Đỗ Thị Loan không giấu được ánh mắt rạng ngời khi thấy người đi đường tò mò.
Chúng tôi hỏi chuyện nữ thượng sĩ Đỗ Thị Loan (SN 1991, Đội CSGT số 1) đang làm nhiệm vụ ở ngã tư Tràng Tiền - Hàng Bài. Nữ cảnh sát này tỏ ra khá ngượng ngùng. Đây là lần đầu tiên cô nhận nhiệm vụ điều tiết giao thông.
Loan cho hay: "Lúc mới bắt đầu lên bục vẫn hơi run. Nhưng nhìn chung, em đã có sự chuẩn bị từ trước kỹ càng nên không vẫn đề gì".
Nữ thượng sĩ cũng chia sẻ: "Hôm trước về kể với bố mẹ rằng mình được điều động làm nhiệm vụ điều khiển giao thông trên đường, bố mẹ khá lo lắng cho con gái. Vì sợ con gái ra làm việc ngoài đường vất vả. Sáng sớm, trời Hà Nội đang mùa giá lạnh". Sáng ra, bố mẹ vẫn dặn con gái: "Nhớ mặc đủ ấm, đứng trên bục giữa đường cả tiếng đồng hồ lạnh lắm!". Loan trấn an: "Bố mẹ yên tâm, con làm được", rồi vội vã mang cảnh phục rời nhà.
"Bố mẹ rất tự hào về em!" - Nữ cảnh sát cho biết.
Những khoảnh khắc đẹp của nữ CSGT ngày đầu tham gia điều khiển giao thông tại Hà Nội:
Giữa mưa và lạnh buốt nhưng nữ CSGT Mai Thị Huyền, đội II vẫn rất tươi khi điều khiển giao thông tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã.
Thoáng chút trầm tư giữa phố đông.
Nghiêm nghị nhưng lại rất duyên dáng, nữ CSGT Đỗ Thị Loan, đội I, đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Tràng Tiền.
Nữ CSGT Đỗ Phương Chi, đội III, đang điều khiển giao thông tại ngã tư Ô Chợ Dừa - Khâm Thiên.
Cô thuần thục với các động tác hướng dẫn giao thông tại ngã tư vốn đông đúc, chật chội này.
Nữ CSGT Sa Tố Quyên đang điều khiển giao thông tại nút giao Trần Phú - Điện Biên Phủ. Cô ra trường được 4 năm và đây là lần đầu tiên cô xuống đường tham gia điều khiển giao thông vào giờ cao điểm.
Nữ CSGT Hoàng Thị Cẩm Vân, đội I, tham gia điều khiển giao thông tại Ngã 5 Cửa Nam, một điểm vốn thường xuyên ùn tắc.
Cô chia sẻ: Mình có 2 con nhỏ, nên để kịp giờ làm, mình phải dậy từ 5h30 sáng.
Người đi đường tò mò, thú vị với hình ảnh những bóng hồng làm dịu giao thông Hà Nội sáng nay.
Theo 24h
Giao thông HN "dịu dàng" hơn nhờ nữ cảnh sát Từ ngày mai (3/1), CA TP.Hà Nội sẽ đưa lực lượng CSGT nữ ra hướng dẫn, phân luồng giao thông trên toàn TP. Đây là một nét mới và... hấp dẫn của thủ đô. Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng Phòng CSGT CA TP.Hà Nội - chia sẻ: Ngay từ trong chiến tranh, đặc biệt vào thời điểm miền Bắc bị giặc...