Nữ cán bộ Đoàn xung kích trong phòng, chống dịch COVID-19
Bạn Trần Thị Khánh Quà, Phó Bí thư xã đoàn Tây Yên A, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, luôn phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và phòng, chống dịch COVID-19.
Chị Trần Thị Khánh Quà tặng quà cho lực lượng tham gia trực chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại Kênh Kiểm, ấp Rẫy Mới, xã Tây Yên A, huyện An Biên (Kiên Giang). Ảnh: TTXVN phát
Với sức trẻ và nhiệt huyết luôn sẵn sàng đóng góp cho quê hương, cộng đồng, Trần Thị Khánh Quà coi đây là động lực để nhận các nhiệm vụ khi được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã phân công. Khánh Quà tâm niệm, được góp sức mình cho quê hương trong lúc đại dịch nguy hiểm là cơ hội để cống hiến và rèn luyện.
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Phó Bí thư đoàn Trần Thị Khánh Quà đã tổ chức Đội tình nguyện của xã. Ngay sau đó, nhiều đoàn viên, thanh niên đã viết đơn tình nguyện tham gia và đến nay Đội tình nguyện đã có 25 thành viên làm nhiệm vụ tại các khu cách ly tập trung, trực chốt, tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm đến khu cách ly. Trần Thị Khánh Quà trực tiếp trực chốt kiểm dịch, phân công 209 lượt đoàn viên, thanh niên trực tại các chốt. Từ đầu tháng 10 đến nay, Khánh Quà tham gia tiếp nhận 371 người dân từ các tỉnh về địa phương; trực cả ngày lẫn đêm để tiếp nhận và đưa người dân về cách ly an toàn tại nhà.
Chị Trần Thị Khánh Quà tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại ấp Mương Chùa, xã Tây Yên A, huyện An Biên (Kiên Giang). Ảnh: TTXVN phát
Video đang HOT
Trong quá trình tham gia phòng, chống dịch, Phó Bí thư đoàn Trần Thị Khánh Quà trực tiếp vận động nguồn lực từ các “mạnh thường quân” 122 suất quà cho 102 hộ thuộc diện nghèo, khó khăn bởi COVID-19 với tổng trị giá 28,95 triệu đồng; tặng quà, nhu yếu phẩm cho người già, người cách ly tại nhà, người khuyết tật… Bên cạnh đó, Khánh Quà còn phát động các chi đoàn trực thuộc vận động hỗ trợ nhu yếu phẩm, bánh, nước uống, sữa, khẩu trang, dung dịch xịt khuẩn, áo mưa… cho các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19.
Nhờ sự nhiệt tình, năng động và mối quan hệ tốt của cá nhân trong những lần Trần Thị Khánh Quà phát động quyên góp các chương trình thiện nguyện đều được các tổ chức, “mạnh thường quân” ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp các phong trào hoạt động của Đoàn thuận lợi. Khánh Quà chia sẻ, làm công tác Đoàn, điều quan trọng và khó nhất là tập hợp, huy động sức trẻ, lực lượng đoàn viên mỗi khi có hoạt động. Với một chi đoàn cơ sở tại địa phương, các đoàn viên thường xuyên bận rộn vì những việc cá nhân nên thời gian dành cho công tác Đoàn khá hạn chế. Vì vậy, để các phong trào hoạt động đoàn phát triển thì phải tìm cách tạo sức hút đối với đoàn viên, thanh niên.
Chị Trần Thị Khánh Quà trao quà cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại ấp Rọc Lá, xã Tây Yên A, huyện An Biên (Kiên Giang). Ảnh: TTXVN phát
Trên cơ sở đó, Trần Thị Khánh Quà luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm, tổ chức hoạt động của những người đi trước và tham gia các khóa tập huấn do Đoàn cấp trên tổ chức; dành thời gian gần gũi, nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của thanh, thiếu niên để tuyên truyền, vận động; không ngừng đổi mới nội dung và phương thức sinh hoạt Đoàn – Hội, làm cho hoạt động Đoàn – Hội trở nên phong phú, hấp dẫn hơn.
Theo Bí thư huyện Đoàn An Biên Đỗ Thị Cẩm Tú, dù ở vị trí, vai trò nào, Phó Bí thư đoàn xã Tây Yên A Trần Thị Khánh Quà cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Phó Bí thư Khánh Quà đã góp phần phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần xung kích tình nguyện của đoàn viên, thanh niên huyện An Biên, quyết tâm cùng cả hệ thống chính trị địa phương chiến thắng dịch COVID-19 để đưa cuộc sống bình thường sớm trở lại.
Với nỗ lực, nhiệt huyết cùng những đóng góp của mình, Trần Thị Khánh Quà được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi giai đoạn 2016 – 2020; Tỉnh Đoàn Kiên Giang tuyên dương Đảng viên trẻ tiêu biểu năm 2020; UBND huyện An Biên khen thưởng đột xuất vì thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021…
Dựng nhà tạm cho người cách ly tại nhà ở Lục Yên, Yên Bái
Huyện Lục Yên, Yên Bái vận động nhân dân dựng nhà tạm hoặc một số gia đình có nhà, nhà tạm, các cơ quan, tổ chức có nơi lưu trú chưa sử dụng, làm nơi cách ly tại nhà cho người đi từ vùng dịch về.
Cán bộ Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Lục Yên tham gia nấu ăn phục vụ người dân trong khu cách ly tập trung. Ảnh tư liệu: baoyenbai.com.vn
Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Yên (Yên Bái) Nông Thu Hà cho biết, xuất phát từ phong tục, tập quán sinh sống của địa phương, đại đa số người dân trong xã, thôn, bản thường ở nhà riêng (nhà sàn hoặc nhà đất) và sinh hoạt chung trong gia đình, nên khi thực hiện cách ly tại nhà đối với những lao động đi từ vùng dịch về không đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19. Vì vậy, Huyện ủy Lục Yên đã đưa ra chủ trương vận động nhân dân dựng nhà tạm hoặc một số gia đình có nhà, nhà tạm, các cơ quan, tổ chức có nơi lưu trú chưa sử dụng, làm nơi cách ly tại nhà cho người đi từ vùng dịch về.
Chủ trương trên của Huyện ủy Lục Yên đã được đa số người dân ủng hộ. Chính quyền các xã đã phối hợp với đơn vị chức năng tuyên truyền và huy động dân quân tự vệ, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trong thôn xóm... cùng các hộ gia đình có người về cách ly tại nhà cùng nhau thực hiện. Các nhà tạm được sử dụng làm nơi cách ly đều đảm bảo an toàn phòng, chống dịch; đủ các điều kiện thiết yếu như giường nằm, nơi nấu ăn, khu vực vệ sinh, điện nước...; đồng thời đảm bảo an toàn trong phòng, chống cháy nổ.
Theo bà Hà, việc dựng nhà tạm để cách ly tại nhà, không chỉ là giải pháp tình thế của địa phương, mà trong trường hợp dịch COVID-19 lây lan đến các xã, thị trấn trong huyện... thì đây sẽ là điểm cách ly tại nhà cho các trường hợp F1 và cách ly, điều trị các trường hợp F0 không triệu chứng. Các lán trại, nhà tạm sẽ là phương án dự phòng hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Lục Yên.
Ông Triệu Quốc Kiệm, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tân Lập cho biết, Tân Lập là xã vùng cao đặc biệt khó khăn ở huyện Lục Yên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Dao. Toàn xã có 3.956 người, trong đó có nhiều công dân đi làm ăn xa ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, xã đã phối hợp với lực lượng phòng, chống dịch của huyện như y tế, công an, quân đội... và huy động nhân dân chủ động dựng 4 lán trại, 11 nhà tạm để cách ly độc lập cho hơn 48 người. Tất cả các trường hợp được cách ly đều hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với bản thân, gia đình và cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, nên họ yên tâm thực hiện cách ly.
Bác sỹ Lê Thanh Hùng đã có hơn 2 tháng xung phong hỗ trợ chống dịch COVID-19, đang cách ly tại Lục Yên, chia sẻ: Huyện Lục Yên đã có cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế tại địa phương và có ý nghĩa thiết thực.
Theo thống kê, đến nay 24/24 xã, thị trấn của huyện Lục Yên có 298 điểm cách ly tại nhà, trong đó có 72 lán trại, 210 nhà tạm và 16 nơi cách ly lưu trú, với 353 người từ các vùng dịch trở về phải cách ly tại nhà.
Sóc Trăng: Kêu gọi người dân đang ở vùng dịch cân nhắc việc trở về địa phương Trước tình hình người dân Sóc Trăng xa quê đang tự phát trở về địa phương ngày càng nhiều, nguy cơ khó kiểm soát tỉnh hình dịch bệnh, chiều 26/9, Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng đã có văn bản kêu gọi người dân Sóc Trăng đang sinh sống và làm việc ở các tỉnh cùng đồng lòng, hỗ trợ tỉnh phòng, chống...