Nữ cán bộ ‘chuyên trách giảm nghèo’ tham ô gần 7,4 tỉ đồng thế nào?
Để tránh bị kiểm tra, phát hiện trong thời gian dài, Loan nộp lãi đầy đủ các khoản vay, có trường hợp trả một phần gốc giống như có hộ nghèo vay vốn thật.
Bị cáo Quách Văn Loan ẢNH: NGỌC LÊ
Hôm qua (28.5), TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án tham ô tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại UBND P.11 (Q.6).
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ 28 – 30.5, trong đó bị cáo Quách Vân Loan (nguyên cán bộ chuyên trách giảm nghèo, tăng hộ khá kiêm kế toán Ban Giảm nghèo, tăng hộ khá P.11, Q.6 – gọi tắt là Ban Giảm nghèo) bị cáo buộc tội “tham ô tài sản”; Trần Ngọc Tân (nguyên Phó chủ tịch UBND P.11, kiêm Trưởng ban Giảm nghèo P.11), Nguyễn Thị Thanh Lan (nguyên Phó chủ tịch UBND, kiêm Trưởng ban Giảm nghèo P.11), Phùng Thị Lộc (Phó ban kiêm thủ quỹ Ban Giảm nghèo P.11) cùng bị cáo buộc tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng, lợi dụng nhiệm vụ được giao, từ cuối năm 2012 đến cuối năm 2015, Loan đã lập 267 hồ sơ khống vay vốn Quỹ xóa đói giảm nghèo, thu hồi vốn vay, nhưng không nộp lại mà chiếm đoạt gần 7,4 tỉ đồng quỹ để sử dụng cá nhân.
Tại tòa, Loan khai do làm chuyên trách giảm hộ nghèo và là thành viên, kiêm kế toán ban này nhiều năm nên nắm danh sách hộ nghèo của P.11.
Từ đó, Loan lập nhiều hồ sơ giả, đứng tên các hộ nghèo trong phường xin vay vốn xóa đói giảm nghèo; tự lập danh sách đề nghị xét duyệt cho vay rồi đưa xuống các tổ tự quản giảm nghèo đề nghị tổ trưởng ký duyệt mà không cần tổ chức họp xét duyệt hồ sơ. Do tin tưởng Loan, các tổ trưởng đã ký. Sau đó, Loan tự lập biên bản họp xét duyệt, đưa Trần Ngọc Tân, Nguyễn Thị Thanh Lan ký duyệt, rồi trình lên các cấp để thẩm định, phê duyệt.
Video đang HOT
Khi hồ sơ được phê duyệt, Lộc và Loan đến ngân hàng rút tiền giải ngân, sau đó Lộc đưa hết số tiền rút được cho Loan để phát vay thay cho mình. Loan nhận tiền, lập phiếu chi trên phần mềm quản lý nhưng không phát vay cho hộ dân mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân. Để tránh bị kiểm tra, phát hiện trong thời gian dài, Loan nộp lãi đầy đủ các khoản vay, có trường hợp trả một phần gốc giống như có hộ nghèo vay vốn thật.
Ngoài ra, đối với các hồ sơ vay vốn thật, Loan lập sổ theo dõi cho vay, thu lãi, thu nợ của từng người. Hằng tháng người vay trả lãi, gốc thì nộp cho Loan. Tuy nhiên, khi người vay nộp tiền tất toán khoản vay thì Loan không nộp vào tài khoản của ban mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân, sau đó tự làm đơn xin gia hạn nợ, giả chữ ký của người vay…
Đối với các bị cáo: Trần Ngọc Tân, Nguyễn Thị Thanh Lan, Phùng Thị Lộc, cáo trạng xác định đã không kiểm tra, không tham dự họp xét duyệt hồ sơ vay vốn nhưng vẫn ký duyệt trên hồ sơ để chuyển lên trên thẩm định, xét duyệt cho vay; không trực tiếp đối chiếu xác nhận dư nợ của từng hộ vay vốn mà giao hẳn việc kiểm tra này cho Loan; không trực tiếp giải ngân cho các hộ vay vốn theo quy định mà giao cho Loan phát vay thay, tạo điều kiện để Loan chiếm đoạt tiền. Trong đó, Trần Ngọc Tân bị cáo buộc tạo điều kiện để Loan chiếm đoạt gần 2,9 tỉ đồng từ tháng 10.2012 – 4.2014; Nguyễn Thị Thanh Lan tạo điều kiện để Loan chiếm đoạt 4,5 tỉ đồng từ tháng 4.2014 – 11.2015; Phùng Thị Lộc tạo điều kiện để Loan chiếm đoạt gần 7,4 tỉ đồng.
Hôm nay phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi.
Theo Danviet
Ngày 15/5, xử lại vụ "bốc hơi" hơn 44 tỷ đồng tại Công ty tài chính cao su
Theo dự kiến, ngày 15/5/2019, TAND TP. Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng" xảy ra Công ty TNHH một thành viên Tài chính Cao su Việt Nam.
Ngoài Trần Quốc Hoàng (SN 1978, ngụ phường 8, quận 4) chấp nhận án chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 4 kế toán bị "vạ lây" từ Hoàng đồng loạt kêu oan. Trước đó, TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đã hủy án sơ thẩm để điều tra lại vì không đủ căn cứ kết tội...
Điều tra lại vì chưa đủ căn cứ kết tội
Theo Cáo trạng, Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Cao su Việt Nam (viết tắt là Công ty Tài chính Cao su, đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) thành lập năm 1998. Trần Quốc Hoàng là cán bộ tín dụng công ty nhưng mê cờ bạc nên đã mượn nhiều "sổ đỏ" của người thân, bạn bè, làm giả 21 hồ sơ thế chấp để lừa công ty.
Hoàng là cán bộ tín dụng nên tự định giá tài sản đảm bảo, thẩm định hồ sơ vay vốn, tự định giá khống tài sản cao gấp nhiều lần thực tế, sau đó nhờ người bán vé số ký thay khách hàng vay tiền. Phòng tín dụng và lãnh đạo Công ty "duyệt" cho vay nên Hoàng dễ dàng chiếm đoạt 44,4 tỷ đồng (làm tròn số). Hoàng bị tuyên tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 4/6/2015, các kế toán là bà Đặng Thị Kim Anh (Kế toán trưởng), Nguyễn Thị Lệ Hằng (Phó phòng kế toán); Lê Anh Tuấn và Nguyễn Hồng Hải (kế toán tín dụng), Trần Thị Thu Hiền (kế toán kho quỹ) bị quy trách nhiệm liên đới và bị tuyên phạt từ 4 đến 7 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng".
Xét xử phúc thẩm ngày 12/12/2016, TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh nhận định: Cấp sơ thẩm căn cứ vào Quyết định số 04/QĐ-HĐQT của Công ty Tài chính cao su để buộc tội các kế toán là chưa đủ căn cứ. Quyết định số 04 về quy trình cho vay được ban hành từ năm 2004. Sau khi công ty chuyển thành Công ty Tài chính TNHH Một thành viên vào năm 2008, quyết định trên vẫn được đem ra áp dụng nhưng không được thông qua Hội đồng thành viên. Vì vậy chưa xác định được quy trình này có còn hiệu lực để áp dụng hay không.
Ngoài ra, cấp sơ thẩm không làm rõ Công ty tài chính cao su có ban hành văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ của Phòng kế toán? Có văn bản nào quy trách nhiệm của kế toán trong việc giải ngân hợp đồng vay không? Nếu dựa vào quyết định số 04 thì phải làm rõ kế toán phải kiểm tra vấn đề gì?... Cùng với nhiều vấn đề khác, cấp phúc thẩm tuyên hủy phần bản án sơ thẩm liên quan đến các các kế toán trên để điều tra lại.
Bị cáo Trần Quốc Hoàng đã nhận án chung thân.
Có dấu hiệu vừa làm oan, vừa lọt tội?
Sau khi điều tra lại, cơ quan điều tra bảo lưu quan điểm cho rằng các kế toán phải kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ vay tiền và giao tiền cho đúng đối tượng thụ hưởng. Trần Quốc Hoàng là cán bộ tín dụng, lập 21 hồ sơ vay, các kế toán Nguyễn Hồng Hải, Lê Anh Tuấn, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lệ Hằng và Đặng Kim Anh biết hồ sơ không đủ thủ tục nhưng vẫn lập phiếu chi giải ngân, tạo điều kiện cho Hoàng chiếm đoạt tài sản. Kết luận điều tra nêu rõ 4 kế toán nêu trên có đơn kêu oan, các kế toán không biết Quy trình tín dụng số 04 và chỉ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo.
Theo dõi vụ án, nguyên Chánh tòa hình sự TANDTC Đinh Văn Quế có bản kiến nghị nhận định: Để tránh oan sai, cần phải làm rõ Quyết định số 04 ngày 9/7/2004 của Công ty Tài chính cao su có ban hành đúng quy định theo điều lệ của công ty không? Đây là vấn đề mấu chốt, từng được cấp phúc thẩm nêu ra khi hủy án. Thế nhưng, cơ quan điều tra chưa thực hiện đúng yêu cầu. Chỉ căn cứ vào hình thức văn bản của Quyết định số 04 đã thấy không hợp pháp về hình thức theo Luật ban hành văn bản.
Ông Đinh Văn Quế đặt câu hỏi: Vì sao điều tra viên không tiến hành một cuộc họp hoặc "trưng cầu" toàn bộ các nhân viên Công ty Tài chính cao su xem quyết định số 04 có được phổ biến đến từng cán bộ, nhân viên không, nhất là ở phòng kế toán?
Ông Đinh Văn Quế cho biết: Tội danh "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" chỉ xảy ra khi và chỉ khi có hoạt động tín dụng. Nếu tổ chức tín dụng không thực hiện việc cho vay mà ai đó "núp bóng"hoạt động cho vay để tạo ra các hợp đồng gian dối, giả mạo để chiếm đoạt tài sản của cơ quan mình thì không phải là hành vi "Vi phạm quy định về cho vay..."
Theo ông Đinh Văn Quế, hành vi của Trần Quốc Hoàng là lợi dụng chức vụ cán bộ tín dụng, lập các hợp đồng tín dụng giả nhằm rút tiền công ty. Hoàng thực hiện nhiều hành vi gian dối nhưng chưa hẳn đã là hành vi phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" mà là tội "Tham ô tài sản"...
Nhiều vấn đề uẩn khúc và sự thật khách quan của vụ án sẽ được làm rõ qua quá trình tranh tụng công khai tại tòa.
An Dương
Theo congly
Bất động sản thành phố Bảo Lộc sôi động nhờ đòn bẩy hạ tầng Với hệ thống hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, thành phố Bảo Lộc là tâm điểm phát triển kinh tế phía nam Tây Nguyên với nhiều cụm công nghiệp lớn, những dự án bất động sản quy mô và khả năng liên kết vùng thuận lợi. Hạ tầng bứt phá, kéo theo hiệu ứng tăng giá đất Hạ tầng giao thông của...