Nữ blogger chia sẻ 5 “bài học” rút ra từ chính quá trình chống lại bệnh ung thư của mình, trong đó có cả cảm giác tội lỗi khi sống sót
Megan-Claire Chase, blogger về bệnh ung thư vú, chia sẻ những điều quý giá mà cô đã học được từ chính hành trình “chiến đấu” với bệnh ung thư vú của mình.
Tôi là người đã khỏi ung thư vú được 3 năm rồi, tôi được biết đến với tên gọi “ Warrior Megsie” (Chiến binh Megsie) trong cộng đồng ung thư.
2 tháng sau sinh nhật lần thứ 39 vào tháng 9 năm 2015, tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú tiểu thùy xâm lấn, dương tính với ER/PR, âm tính với HER2, giai đoạn IIA ở vú trái. Cuộc hành trình của tôi vẫn đang diễn ra. Tôi đã trải qua 16 đợt hóa trị, 8 lần phẫu thuật, truyền máu, 33 lần xạ trị và bước vào giai đoạn mãn kinh sau khi cắt tử cung và buồng trứng. Tất cả những việc này đều diễn ra trước sinh nhật lần thứ 40 của tôi.
Tôi đã làm xét nghiệm di truyền và phát hiện mình có một biến dị di truyền không xác định trong gen MSH6 được gọi là p.R772Q. Tại thời điểm này, vẫn chưa có đủ thông tin để xác định xem biến dị đó có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư hay không.
Do những tổn thương mà bệnh ung thư vú và việc loại bỏ tử cung, buồng trứng gây ra cho cơ thể, tôi hiện đang được chăm sóc giảm nhẹ ở tuổi 43 để kiểm soát cơn đau do đau cơ xơ hóa và viêm xương khớp ở cả hai đầu gối. Cơ thể tôi phải chịu đựng những cơn đau đau kinh niên cùng với bệnh thần kinh.
Tôi có thể viết cả một luận văn về những gì tôi đã học được về bệnh ung thư vú trong 4 năm qua. Ở đây, tôi sẽ chỉ tập trung vào 5 điều hàng đầu mà tôi đã học được trong cuộc hành trình vô cùng khó khăn nhưng bổ ích này.
1. Tôi không nhận ra có rất nhiều loại ung thư vú khác nhau
Trước khi được chẩn đoán, tôi chưa bao giờ cho rằng, chống chọi với ung thư vú lại có thể khó khăn đến thế hay bạn có thể mất mạng vì nó. Tôi cũng không nhận ra rằng, đàn ông có thể bị ung thư vú. Nhiều tổ chức và thậm chí cả các trung tâm ung thư đang tập trung vào việc làm cho bệnh ung thư vú trở nên “đẹp” hơn. Thực tế ập đến hết sức nặng nề và tôi nhận ra rằng, cuộc hành trình sẽ đáng sợ, đau đớn, xúc động và khó khăn như thế nào trong suốt quá trình điều trị tích cực và cả sau đó nữa.
2. Tôi đã không chuẩn bị tâm lý đầy đủ cho tất cả các tác dụng phụ gặp phải khi hóa trị
Video đang HOT
Theo logic, tôi biết mình sẽ rụng tóc vì chất độc di chuyển khắp cơ thể nhưng còn nhiều loại tác dụng phụ khác thực sự khiến tôi bị sốc và gây ra tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể tôi. Hầu hết mọi người nghĩ rằng, hóa trị sẽ làm cho bạn giảm một lượng cân nặng đáng kể. Tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng tôi không hề biết rằng thực hiện 16 đợt hóa trị sẽ thổi bay trọng lượng và phá hủy hoàn toàn giấc ngủ của tôi. Lòng bàn tay và bàn chân tôi biến thành màu đen theo đúng nghĩa đen, giống như khi tôi bị đốt cháy vậy. Móng tay tôi trở nên lỏng lẻo và một vài chiếc rơi ra. Thật là đau đớn. Ngoài rụng tóc trên đầu, tôi còn bị rụng lông mi, lông mày, lông mũi, lông tay, lông chân, lông dưới cánh tay và mất cả lông ở bộ phận sinh dục. Tác dụng phụ khó nhất và gây tổn hại nhất từ hóa trị là tôi bị bệnh thần kinh ngoại biên ở bàn tay và bàn chân.
Là một người đã từng khiêu vũ và lớn lên với nhiều lần trình diễn trên sân khấu ca nhạc, không có cảm giác gì ở đôi chân thực sự khiến tôi đau đớn, tuyệt vọng. Mặc dù các dây thần kinh đang dần hồi sinh trên tay tôi, nhưng chúng đã chết ở chân tôi. Tôi là một trường hợp nghiêm trọng.
3. Tôi tìm thấy sự hỗ trợ tuyệt vời cho những người trẻ tuổi bị ung thư qua các mạng xã hội
Tôi thường là người trẻ nhất trong phòng truyền dịch. Tôi vẫn đi làm và chưa đến tuổi nghỉ hưu thông thường. Tôi có thể tìm thấy sự hỗ trợ trực tuyến tuyệt vời cho những người trẻ tuổi sống sót sau ung thư thông qua các tổ chức như Lacuna Loft, Young Survivors Coalition, Stupid Cancer, IHadCancer.com và cộng đồng ung thư trên Twitter.
Ở địa phương, không dễ để tìm được sự hỗ trợ đó, nhất là khi tôi còn trẻ và chưa kết hôn. Do điều trị ung thư và nhiều lần phẫu thuật, tôi không thể có con. Thật khó để tìm thấy những người khác có hoàn cảnh như mình.
4. Tôi đã tham gia một số sự kiện tuyệt vời để tôn vinh những bệnh nhân ung thư vú và những người khỏi bệnh
Tôi được Atlanta Falcons vinh danh vào tháng 10 năm 2016. Đó là một trong những điều thú vị nhất từng xảy ra trong đời tôi. Tôi là chủ nhân câu chuyện cho một hoạt động gây quỹ có tên là Best Strokes hướng tới các nghiên cứu về vú và buồng trứng vào tháng 3 năm 2019. Nội dung blog của tôi được đưa lên trên trang web của Tạp chí Sức khỏe Ung thư vì những gì tôi thảo luận trong hành trình cá nhân của mình, giúp người khác không cảm thấy đơn độc quá.
Tôi đã được phỏng vấn trên WATC-TV Channel 57 vào tháng 10 năm 2019 cho một phân đoạn nâng cao nhận thức về ung thư vú cho những người trẻ tuổi sống sót sau ung thư.
5. Điều thấm thía nhất mà tôi học được trong hành trình chữa bệnh ung thư vú của mình là cảm giác tội lỗi của những người sống sót là có thật
Tôi đã cảm thấy tội lỗi khi nhiều chị em áo hồng của mình đã qua đời vì ung thư vú di căn. Tôi chưa bao giờ chứng kiến nhiều cái chết trong đời. Riêng năm nay, tôi đã mất rất nhiều bạn bè trong nước và trên mạng, những người mà tôi đã theo dõi và chúng tôi đã kết nối với nhau ở mức độ cá nhân sâu sắc. Cái chết của họ khiến tôi nhớ lại cuộc sống thoáng qua sau khi được chẩn đoán ung thư vú.
Thực tế là nhiều người đang chết vì căn bệnh ung thư này. Nỗi sợ hãi về những điều chưa biết và phải chụp chiếu 6 tháng/lần thực sự khiến cuộc sống của tôi có mục đích và có chủ đích hơn rất nhiều trong tất cả những gì tôi làm. Không biết liệu căn bệnh ung thư đã thực sự biến mất hay một số tế bào ung thư siêu nhỏ đang phát triển từ từ và vẫn chưa được phát hiện qua các xét nghiệm hay chưa là điều vô cùng đáng sợ mà cũng rất chân thực.
Tôi sẽ không bao giờ tuyên bố mình đã khỏi ung thư. Tôi luôn sử dụng thuật ngữ “Không có Bằng chứng về Bệnh tật” (NED) vì tôi không biết liệu bệnh ung thư có thực sự biến mất hay không. Điều quan trọng là phải trang bị kiến thức, kiểm tra gen và là người ủng hộ chính mình. Với tư cách là bệnh nhân/người sống sót, chúng ta có quyền đặt câu hỏi cho nhân viên y tế và có tiếng nói tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe của chúng ta. Rốt cuộc, đó là cuộc sống của chúng ta. Bản thân chúng ta là quan trọng!
Megan-Claire (Megsie) Chase là một người sống sót sau bệnh ung thư vú ở Atlanta, GA. Cô ấy bắt đầu viết blog của mình để nêu bật những cuộc đấu tranh khi trở thành một người trẻ tuổi sống sót sau căn bệnh ung thư và một người ủng hộ các phương pháp điều trị tốt hơn. Cô ấy là cộng tác của nhiều trang web hỗ trợ bệnh ung thư bao gồm Lacuna Loft, IHadCancer.com và WILDFIRE Magazine.
Megan-Claire Chase đã hợp tác với SHARE để thảo luận về 5 “bài học” mà cô ấy học được từ chính quá trình đối phó với bệnh ung thư của mình.
Một năm chống chọi ung thư của hot girl Hàn: 'Rồi tóc sẽ sớm mọc lại'
Luôn xuất hiện với nụ cười tươi tắn, rạng rỡ, Dawn Lee khiến nhiều người cảm phục vì tinh thần lạc quan, kiên cường của mình.
Giữa năm 2019, đoạn clip kể về hành trình chữa trị ung thư của nữ beauty blogger Dawn Lee thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Cô gái 30 tuổi người Hàn Quốc được chẩn đoán mắc ung thư hạch từ tháng 2 năm ngoái. Trải qua nhiều đợt điều trị, cô vẫn luôn giữ nụ cười tươi tắn, tinh thần lạc quan.
Thông qua chia sẻ về hành trình điều trị ung thư, Dawn Lee mong muốn sẽ truyền năng lượng tích cực, hy vọng cho mọi người, đặc biệt là những bệnh nhân đang chiến đấu với bệnh tật như cô. "Đừng lo nhé, mọi chuyện sẽ tốt thôi. Rồi tóc sẽ sớm mọc lại", 9X luôn động viên chính mình.
Trong suốt một năm qua, Dawn Lee vẫn nỗ lực chống chọi với căn bệnh ung thư. Luôn xuất hiện với nụ cười tươi tắn, rạng rỡ trong những hình ảnh mới nhất trên trang cá nhân, nữ blogger khiến nhiều người cảm phục vì tinh thần lạc quan, kiên cường của mình.
"Những thử nghiệm lâm sàng liên tục thất bại. Sau những đau đớn, vật lộn với căn bệnh quỷ quái này, tôi quyết định hóa trị thêm một lần nữa. Hãy yên tâm, giờ đây sức khỏe và tinh thần của tôi đã dần trở lại", Dawn Lee viết trên trang cá nhân vào cuối tháng 5 vừa qua.
Hiện tại, 9X vẫn duy trì công việc beauty blogger. Ngoài ra, cô nàng còn tham gia nhiều hoạt động, chiến dịch tình nguyện kêu gọi giúp đỡ bệnh nhân ung thư và phòng dịch Covid-19.
Dawn Lee cảm thấy may mắn khi cô không phải đơn độc trong hành trình chiến đấu với bệnh tật. Bạn trai của cô - Min Gun - là người đã luôn đồng hành với cô suốt quá trình điều trị ung thư. "Anh ấy là người mạnh mẽ nhưng đã khóc khi chứng kiến cảnh tôi phải cạo đầu. Đó có lẽ là giây phút tôi không bao giờ quên", nữ blogger chia sẻ với Chosun.
Đôi trẻ hẹn hò từ năm 2015, trước khi Dawn Lee phát hiện bị ung thư. Trong mắt Min Gun, bạn gái là người kiên cường, dũng cảm nhất mà anh từng gặp. "Tôi học được nhiều điều từ cô ấy. Tôi cũng muốn mình có thể mạnh mẽ hơn để trở thành chỗ dựa vững chắc cho bạn gái", Min Gun nói.
Mái tóc dần mọc trở lại của nữ sinh Ngoại Thương mắc ung thư: "Nếu như không bị ung thư, mình sẽ thế nào?" Sau gần một năm chiến đấu với ung thư, mái tóc đen nhánh đang dần mọc lại, cô nữ sinh Ngoại Thương vui vì "kiểu tóc" mới của mình. Trước đó, từ ngày trở thành "chiến binh K", cô chủ động cắt tóc, như một cách "tuyên chiến" với bệnh tật. Cách đây gần một năm, Đặng Trần Thuỷ Tiên, 20 tuổi, sinh...