Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời
Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha.
Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.
Bỏ việc công sở, mở quán bán trà sữa
Từ nhỏ, chị Lương Thy Hương (hiện 36 tuổ.i, quê Đắk Lắk) đã mơ ước trở thành cô giáo dạy Văn. Để theo đuổi đam mê, chị rời quê ra Hà Nội học ngành sư phạm.
Ngoài giờ học, chị Hương nhận làm gia sư, nhân viên phục vụ. Chính thời gian bươn chải này đã giúp chị thêm rắn rỏi và dễ dàng thích nghi với khó khăn.
Chị Lương Thy Hương từng làm giáo viên
Ra trường, chị đi dạy được 1 năm thì chuyển qua làm biên tập viên tại một trang báo điện tử tại Đắk Lắk. Làm công việc không đúng chuyên môn, chị gặp rất nhiều khó khăn. Vì đồng lương biên tập ít ỏi nên chị làm thêm gia sư vào buổi tối.
Cuối năm 2014, chị chuyển công tác ra Hà Nội. Dù mức lương biên tập viên ở chỗ làm mới cao hơn nhưng chị vẫn phải chi tiêu khéo léo mới đủ sống.
Sau khi kết hôn, chị mang thai nên phát sinh nhiều chi phí. Ngoài thời gian làm văn phòng, chị bán hàng qua mạng. Có ngày, chị vác bụng bầu vượt mặt đi giao hàng đến nửa đêm.
Ngoài giờ làm việc, chị Hương phải buôn bán qua mạng để kiếm thêm thu nhập
Năm 2015, chị được chồng đưa về nhà mẹ ở cữ, rồi quyết định lập nghiệp tại Đắk Lắk. Tuy nhiên, ở đây không có nhiều cơ hội việc làm. Vợ chồng chị không có vốn liếng, con lại còn nhỏ.
Dù vậy, chị Hương không nản chí. Đúng lúc đó, em gái gợi ý chị mở quán bán trà sữa và đồ ăn vặt. Chị bày tỏ mong muốn này với bố nhưng ông không đồng ý. Ông buồn và chạnh lòng khi hàng xóm đàm tiếu.
“Mọi người gièm pha, nói bố tôi đầu tư cho con gái học trường nọ trường kia, rồi lấy chồng Hà Nội. Cuối cùng, vợ chồng con gái lại dắt díu về quê bán trà sữa.
Tôi buồn lòng nhưng mặc kệ, ai muốn nói gì cứ nói. Lúc đó, tôi bị dồn vào bước đường cùng nên việc gì tôi cũng làm, miễn là lương thiện”, chị Hương chia sẻ.
Video đang HOT
Chị bắt đầu mở quán trà sữa với 5 triệu đồng trong tay. Số tiề.n này dùng để thuê nhà, mua sơn và hình dán để trang trí quán. Chồng và em trai chị đến các tiệm sửa xe xin lốp về chà rửa, sơn lại và ốp mặt gỗ làm bàn.
Quán trà sữa đông khách nên được mở rộng thêm
Mỗi đồng tiề.n chi ra, chị đều tính toán kỹ lưỡng. Bởi vốn đầu tư cho quán là xén vào tiề.n mua bỉm, sữa, tiêm vắc-xin của con.
Chị chưa từng được đi học nghề pha chế, chế biến đồ ăn vặt. Những công thức trà sữa, trà trái cây, đồ ăn vặt của quán đều do chị tự học hỏi, sáng tạo.
Xây nhà tặng bố mẹ, góp vốn giúp chồng mở xưởng
Sau vài tháng mở bán, quán trà sữa của chị Hương dần đông khách. Chị phải mở rộng quán và trang bị thêm bàn ghế. Thậm chí, nhiều người tìm đến quán, mong chị dạy nghề.
Chị Hương (ở giữa) trong ngày khai trương trung tâm dạy nghề ở Đắk Lắk
“Tôi chưa bao giờ quên đam mê với ngành sư phạm. Vì vậy, tôi quyết định tiến sâu hơn, trau dồi thêm kỹ năng để dạy nghề.
Tháng 9/2019, tôi mở một trung tâm đào tạo nghề và dạy nấu đồ ăn vặt tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk”, chị Hương chia sẻ.
Không lâu sau, vợ chồng chị chuyển hẳn về Hà Nội để gần gia đình chồng. Tuy vậy, chị vẫn theo đuổi công việc dạy nghề và kinh doanh qua mạng.
Sau gần 6 năm xây dựng thương hiệu cá nhân, chị có hàng nghìn học viên trong và ngoài nước. Công việc này không chỉ giúp chị đổi đời mà còn tạo cơ hội việc làm cho nhiều học viên.
Địa điểm dạy nghề hiện tại của chị Hương rất khang trang
Năm 2022, vợ chồng chị xây tặng bố mẹ căn nhà trị giá hơn 1 tỷ đồng ở Đắk Lắk.
Ngoài ra, chị còn giúp đỡ em trai có việc làm ổn định, mua đất, hỗ trợ vốn cho em gái kinh doanh…
Hiện tại, nhờ có nguồn thu nhập ổn định, chị yên tâm cho 3 con học trường quốc tế, hỗ trợ chồng mở xưởng nội thất.
Vợ chồng chị xây nhà cho bố mẹ ở Đắk Lắk
Mọi lời gièm pha trước đây bị bỏ lại phía sau, những thành quả mà vợ chồng chị gây dựng ngày càng lớn.
Với chị Hương, mỗi người sẽ phải trải qua những bước ngoặt của cuộc đời. Những thử thách của cuộc sống là cơ hội để mỗi người nhận ra bản thân có thể làm được tốt hơn so với suy nghĩ của mình.
Gia đình nhỏ hạnh phúc của chị Hương
Chị Hương hy vọng, câu chuyện của mình sẽ truyền động lực, tự tin và lạc quan đến các anh chị, bạn trẻ đang trăn trở về nghề hoặc rơi vào bế tắc.
Dù làm bất cứ công việc gì, nếu quyết tâm, không ngừng học hỏi và giữ đúng lương tâm nghề nghiệp thì chắc chắn sẽ gặt hái được quả ngọt.
Người chú "keo kiệt" không tặng quà sinh nhật suốt 22 năm: Ngày tốt nghiệp cháu nhận bài học nhớ suốt đời
Câu chuyện bất ngờ của nhà văn, biên tập viên Danielle Cappolla vừa đăng tải trên Business Insider cách đây ít hôm.
Người chú "keo kiệt"
Suốt thời thơ ấu, tôi không hiểu tại sao chú mình không tặng quà sinh nhật cho mình. Thậm chí, chú tôi cũng không có quà cho tôi vào các dịp lễ Tết.
Tôi nghĩ chú đã quên sinh nhật của mình, mặc dù chú đảm bảo với tôi rằng chú không quên. Cuộc trò chuyện này lặp đi lặp lại trong suốt những năm tháng khi tôi còn bé. Vào mỗi sự kiện gia đình, chú tôi lại kéo tôi sang một bên và giải thích rằng chú không mang theo gì vì chú đã gửi quà của tôi vào một nơi "bí mật".
Đối với tôi khái niệm về một món quà vô hình rất khó nắm bắt, tôi không thể hiểu chúng có thể ở đâu. Cùng với mỗi lần gặp mặt đó, chú tôi thường nói với tôi về các khái niệm xoay quanh tiề.n bạc và các khoản tiết kiệm. Những cuộc trao đổi này bắt đầu trở nên quen thuộc qua nhiều năm.
Suốt thời thơ ấu, Danielle Cappolla không hiểu tại sao chú mình không tặng quà sinh nhật cho mình.
Phần lớn thời thơ ấu của tôi, tiề.n bạc gắn liền với việc mua sắm những thứ mà tôi yêu thích. Mỗi lần được cho tiề.n dịp sinh nhật hay ngày lễ, suy nghĩ tức thì của tôi là sẽ tiêu nó như thế nào. Khi thì tôi mua kem, lúc lại mua sơn móng tay. Một tháng trước mỗi lần Giáng sinh, tôi thường ngồi trầm ngâm bên cuốn catalogue của Toys "R" Us, khoanh tròn những món đồ yêu thích bằng bút chì màu và chờ tới lúc có tiề.n trong tay để tậu chúng về.
Và tôi đã làm như vậy trong suốt những năm tháng đi học.
Khi tôi gặp chú tôi sau khi tốt nghiệp đại học, ở tuổ.i 22, ông trao cho tôi hơn 6.000 USD. Đây là số tiề.n mà chú đã âm thầm tiết kiệm suốt nhiều năm. Kể từ ngày tôi chào đời, cứ mỗi lần tới sinh nhật tôi hay dịp lễ Tết, chú lại trích một khoản tiề.n cho vào tài khoản tiết kiệm. Thay vì chi tiề.n cho những món quà mà tôi sẽ thích thú nhất thời rồi sau đó lại bỏ đi, chú tôi đã lên kế hoạch hỗ trợ tôi trở thành một người độc lập về tài chính.
Chú quyết định rằng khi tôi lớn hơn, chú sẽ cho tôi quyền sử dụng cuốn sổ tiết kiệm đó. Quả thực, chú tôi đã dạy tôi bài học quý giá về tính kiên trì trong tiết kiệm và sức mạnh của lãi kép.
Bài học tiết kiệm suốt đời
Khi trao lại số tiề.n, chú khuyên tôi nên gửi toàn bộ vào một tài khoản ngân hàng và giờ đây tôi phải chịu trách nhiệm để nó có thể tiếp tục sinh lời. Chú khuyến khích tôi tiếp tục tiết kiệm thêm để tôi có thể sử dụng nó chuẩn bị cho cuộc sống tốt hơn trong tương lai.
Nhìn thấy số tiề.n thực tế và lịch sử giao dịch tôi đã hiểu được cách làm của chú tôi như thế nào. Chú của tôi đã đều đặn gửi vào sổ tiết kiệm những khoản tiề.n nhỏ từ 25 USD đến 100 USD. Đây là bằng chứng hữu hình cho thấy sự kiên nhẫn và nhất quán với tiề.n bạc có thể mang lại kết quả tích cực.
Kể từ khi nhận được món quà của chú, tôi đã làm theo lời khuyên của ông. Thay vì tiêu xài, tôi tiếp tục tăng số tiề.n đó lên. Mỗi tháng, tôi trích một phần nhỏ trong tiề.n lương của mình cho vào tiết kiệm. Ngoài cuốn sổ này, tôi cũng có một khoản tiề.n để dành khác gọi là quỹ hưu trí.
Trong hơn 10 năm, Danielle Cappolla đã tăng số tiề.n tiết kiệm của mình thêm hàng nghìn USD.
Đôi khi, số tiề.n gửi vào đôi khi chỉ là 25 USD, tùy thuộc vào chi tiêu tháng đó của tôi. Có thể nhiều người cho rằng không nên gửi một khoản tiề.n nhỏ như vậy vào tiết kiệm. Suy cho cùng, liệu có đáng để gửi 25 USD đó vào ngân hàng khi số tiề.n đó có thể trả cho một tuần uống cà phê không? Nhưng tôi đã nghiêm khắc tự nhắc nhở mình rằng những khoản tiề.n nhỏ sẽ giúp tạo nên "quà sinh nhật" lớn cho tôi. Cách tôi trì hoãn sự hưởng thụ có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn nhiều cho sau này.
Vì vậy, trong hơn 10 năm, tôi đã tăng số tiề.n tiết kiệm của mình thêm hàng nghìn USD. Mặc dù tôi vẫn chưa có ngôi nhà mơ ước của mình, bởi tôi nhận ra rằng một ngôi nhà đó cần rất nhiều tiề.n cho đồ nội thất và thiết bị nên tôi tiếp tục tiết kiệm.
Tuy nhiên, giờ đây tôi đã hiểu được hiệu quả từ những khoản tiết kiệm nhỏ có thể mang lại theo thời gian thế nào, tôi tin rằng bản thân có thể lên kế hoạch chu đáo để chạm tới ước mơ.
Mẹ đơn thân trúng x.ổ s.ố 6 tỷ khi đang bán trà sữa: Cuộc sống bây giờ hiện thế nào? Thời điểm câu chuyện trúng vé số của chị Nguyên gây xôn xao mạng xã hội, nhiều người dự đoán chị sẽ đóng cửa luôn quán trà sữa. Cách đây nửa năm, đoạn clip ghi lại cảnh chị Ngô Thị Nguyên (27 tuổ.i, ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) vừa bán trà sữa, vừa dò vé số và phát hiện mình trúng...