Nữ Bí thư dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
Từ năm 2011, với vai trò là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thái Niên, chị Lưu Nguyệt Anh luôn đi đầu gương mẫu trong việc vận động gia đình và người nhà ủng hộ sức người, sức của cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Ngay từ khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Lào Cai luôn xác định dân vận là một trong những giải pháp trọng yếu để quy tụ người dân, hình thành nền tảng sức mạnh làm nên thành công cho chương trình. Trong quá trình đó đã xuất hiện nhiều tấm gương dân vận điển hình có đóng góp không nhỏ thúc đẩy nông thôn mới về đích, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Chị Lưu Nguyệt Anh, Bí thư Chi bộ thôn Múc, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, là một tấm gương như thế.
Chị Lưu Nguyệt Anh luôn đi đầu gương mẫu trong việc vận động gia đình và người nhà ủng hộ sức người, sức của cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Chị Nguyệt Anh sinh năm 1976, dân tộc Kinh, sinh ra và lớn lên tại xã Thái Niên. Ở nơi chôn rau cắt rốn này, tình cảm mà chị dành cho vùng đất bãi ven sông Hồng là không thể đong đếm. Điều đó lý giải vì sao mỗi phần việc chị làm đều được sự ủng hộ và đồng thuận cao của người dân địa phương. “Bởi vì tôi không tư lợi cho bản thân, những việc tôi làm đều là vì lợi ích chung của cộng đồng, đặt lợi ích của người dân lên trên hết”, chị tâm sự.
Những người đã từng tham gia các hoạt động do chị Nguyệt Anh chủ trì dễ dàng nhận thấy nhiệt huyết mà chị dành cho công việc. Từ năm 2011, với vai trò là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thái Niên, chị Nguyệt Anh luôn đi đầu gương mẫu trong việc vận động gia đình và người nhà ủng hộ sức người, sức của cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Không chỉ tiên phong hiến 400m2 đất đồi rừng để xây dựng các công trình giao thông nông thôn, năm 2015, khi thấy trẻ em trong thôn phải học mẫu giáo ở nhà văn hóa, chị đã vận động người thân ủng hộ xây dựng 2 phòng học cho Trường Mầm non thôn Múc, trị giá 120 triệu đồng; ủng hộ 20 triệu đồng nâng cấp, tu sửa nhà văn hóa thôn Múc.
Năm 2017 khi được bầu là Bí thư Chi bộ thôn Múc, ngoài việc vận động đóng góp hàng ngàn ngày công thực hiện vệ sinh đường làng ngõ xóm, chị Nguyệt Anh tiếp tục hỗ trợ nguyên vật liệu xây dựng cho 5 gia đình đặc biệt khó khăn trên địa bàn làm mới và nâng cấp công trình phụ đảm bảo tiêu chuẩn.
Khoảng 10 năm trước, vùng đất tả ngạn sông Hồng, ngoài tuyến đường sắt ì ạch kéo theo những toa tàu dài chỉ có những con đường mòn. Những con đường mòn qua bãi sậy, bãi lau lâu rồi thành đường liên thôn, liên xóm.
Múc vốn là vùng đất bồi màu mỡ, hoa trái sum suê nhưng đời sống nhân dân khi ấy còn gặp nhiều khó khăn. Con đường kết nối giao thương thuận tiện đã trở thành niềm đau đáu của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân địa phương. Do đó, khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, để liên tục hình thành và bê tông hóa gần 83km đường giao thông nông thôn, người dân Thái Niên nói chung và thôn Múc nói riêng đã sẵn sàng hiến đất vườn rừng cho mục tiêu chung của địa phương.
Khi ấy, các tuyến đường đi qua thôn Múc cắt qua khá nhiều mảnh vườn, đồi cây ăn quả, những đồi quế, đồi chè xanh tốt. Để thuận lợi thi công, trong hai năm 2019 và 2020, chị Nguyệt Anh đã vận động được 35 hộ dân thôn Múc hiến 12.500m2 đất, nhiều hộ đã chuyển nhà, di dời mộ phần dù không được đền bù. Việc tâm linh khó thực hiện nhưng người dân thôn Múc đã chung sức, đồng lòng để đổi lấy một tuyến đường như mong ước. Cũng nhờ công tác dân vận khéo, nhân dân thôn Múc đã đồng thuận góp sức, xã hội hóa gần 4,4 tỷ đồng để làm đường giao thông, đường điện, các công trình công cộng.
Video đang HOT
Làm nên những con đường đã khó, để giữ gìn những tuyến đường này luôn an toàn, sạch đẹp, chị Nguyệt Anh tham mưu các cấp cùng người dân phối hợp thực hiện tốt việc triển khai 8 tuyến đường hoa với chiều dài 8,5km và 7km đường điện thắp sáng tổng trị giá 136 triệu đồng.
Giờ đây, dải đất ven sông Hồng thôn Múc bạt ngàn cây trái. Rau, củ, quả được người dân thu hái, vận chuyển trên những tuyến đường liên thôn, liên xã trải nhựa, trải bê tông phẳng phiu, thênh thang ra bến đò. Rồi dòng sông “cõng” trên mình những chuyến đò ngang chở người, xe cộ và nông sản tấp nập từ những ngôi làng ven sông sang thành phố.
Nhờ có những tuyến đường thuận tiện, đời sống của người dân Múc ngày càng đổi thay. Từ đây, chị Nguyệt Anh tiếp tục tích cực vận động chị em tham gia sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển và gìn giữ thương hiệu bưởi Múc.
Năm 2017, ngay khi vừa được bầu làm Bí thư Chi bộ thôn, chị Nguyệt Anh là người đi đầu tham mưu thành lập Hợp tác xã bưởi Múc với 16 thành viên, do chị làm Giám đốc. Đến nay, Hợp tác xã có 25 thành viên, 15,5 ha bưởi đã cho thu hoạch. Thông qua Hợp tác xã, sản phẩm bưởi Múc đã trở thành mặt hàng có uy tín và có mặt rộng rãi trên địa bàn tỉnh Lào Cai cùng các tỉnh bạn. Sản phẩm được đăng ký thương hiệu, có truy xuất nguồn gốc. Bưởi Múc cũng là một trong những loại nông sản nổi bật của ngành nông nghiệp huyện Bảo Thắng, được đánh giá đạt chất lượng sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Lào Cai.
Thu nhập của người dân từ sản phẩm ngày càng được nâng cao. Điển hình như gia đình ông Lê Văn Lênh, thành viên của Hợp tác xã có 20 gốc bưởi lão (hơn 30 năm) và trồng thêm 50 gốc bưởi tơ (dưới 10 năm). “Năm 2019, 2020, gia đình tôi thu được 70 triệu đồng/vụ từ bán bưởi”, ông Lênh cho biết.
Chị Nguyệt Anh cho biết, trong giai đoạn tới, bên cạnh hoạt động kinh doanh, mục tiêu quan trọng nhất mà Hợp tác xã hướng tới là khẳng định thương hiệu bưởi Múc trên thị trường, đưa quả bưởi trở thành loại hàng hóa chủ lực giúp người dân phát triển kinh tế.
Để chị em trong thôn có nguồn vốn sản xuất, chị còn thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay của 11 tổ do tổ chức Hội Phụ nữ quản lý, với tổng số vốn là 14,7 tỷ đồng cho 290 hộ vay. Từ đây thu nhập của các hộ trong xã được nâng lên mức trung bình 36,5 triệu đồng/người/năm trong năm 2020.
Tháng 1/2021, xã Thái Niên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là sự ghi nhận thành quả nỗ lực của cả tập thể xã Thái Niên nói chung trong đó có nhân dân thôn Múc cùng nữ Bí thư Chi bộ dân vận khéo Lưu Nguyệt Anh nói riêng. Chị đã được Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai gửi thư khen ngợi “Điển hình dân vận khéo” giai đoạn 2016-2020; Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Lào Cai xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016-2020; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016-2020″…
Bí thư Đảng ủy xã Thái Niên Lê Thị Thùy cho biết, giỏi việc nước, đảm việc nhà, chị Nguyệt Anh còn được người dân tin tưởng, yêu quý vì “dám nghĩ dám làm”, lăn xả vào công việc chung. Dưới sự lãnh đạo của chị Nguyệt Anh, Chi bộ thôn Múc là đầu tàu trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế tại địa bàn. Năm 2021, thôn Múc phấn đấu trở thành thôn kiểu mẫu trong xây dựng nông thôn mới.
Diện mạo mới của Gò Quao khi đạt huyện nông thôn mới
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mới đây Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 344/QĐ-TTg công nhận huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Cổng chào huyện nông thôn mới Gò Quao (Kiên Giang).
Nhìn lại 10 năm trước, lãnh đạo huyện Gò Quao cho biết, khi bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Gò Quao gặp không ít khó khăn, trở ngại. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở điểm xuất phát thấp, thiếu sự đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt là hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, lưới điện, nước sinh hoạt của nhân dân đạt chuẩn rất thấp.
Số tiêu chí của huyện chỉ đạt bình quân 6,1/19 tiêu chí, thậm chí một số xã mới đạt 3/19 tiêu chí. Đời sống người dân khó khăn, vất vả, nghèo khó với thu nhập bình quân đầu người năm 2010 khoảng 17 triệu đồng/người và tỷ lệ hộ nghèo hơn 13%.
Ngoài ra, nguồn lực cán bộ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng chủ yếu là kiêm nhiệm, vừa học vừa làm. Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chưa hiểu rõ, đầy đủ về về quyền lợi, trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới.
Nhưng đến cuối năm 2020, Gò Quao có 10/10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Diện mạo nông thôn của huyện khởi sắc, với nhiều thay đổi rõ nét, kinh tế - xã hội phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân cải thiện, nâng lên đáng kể so với trước đây.
Đó là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội huyện được đầu tư, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập năm 2020 là 55,24 triệu đồng/người, tăng 3,25 lần so năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,65% hiện nay. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường được phát huy hiệu quả, nhân dân đã nâng cao ý thức trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Thu hoạch lúa Đông Xuân 2020 - 2021 ở xã Định Hòa, huyện nông thôn mới Gò Quao (Kiên Giang).
Ông Dương Duy Duyệt, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao chia sẻ, sau 10 năm xây dựng, Gò Quao đạt huyện nông thôn mới. Hiện nay, đời sống của người dân Gò Quao nâng lên rõ rệt, hạ tầng kinh tế, giao thông nông thôn, điện, nước sạch sinh hoạt, y tế, giáo dục, môi trường phát triển đáng kể. Đạt kết quả này, huyện huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong huyện cùng vào cuộc xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, huyện tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh, cộng đồng xã hội và sự đồng thuận của nhân dân chung sức, chung lòng cùng với huyện thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Chung tay, góp sức xây dựng huyện đạt nông thôn mới, bà Trương Kim Ánh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Gò Quao cho biết, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tuyên truyền sâu rộng đến hội viên phụ nữ việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch", góp phần thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới. Chị em rất đồng tình, phấn khởi thực hiện "sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ".
Hội xây dựng 116 câu lạc bộ "5 không, 3 sạch" trên 100 ấp và câu lạc bộ bảo vệ môi trường. Hội tham gia tích cực trong dạy nghề cho chị em như: đan lục bình, đan dây nhựa, nhân giống lúa và nhân rộng, phát triển nhiều mô hình kinh tế khác, hỗ trợ chị em phát triển kinh tế hiệu quả.
Dấu ấn quan trọng trong 10 năm xây dựng huyện nông thôn mới Gò Quao là huyện tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh cây chủ lực. Trước khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tập quán sản xuất, canh tác của nông dân ở một số nơi trong huyện còn lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chưa có tính tập trung cao. Sản lượng lương thực năm 2010 chỉ đạt 283.688 tấn, khóm (dứa) 36.421 tấn, năng suất lúa và các loại cây trồng khác không ổn định, các mô hình sản xuất trình diễn, cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm chưa đem lại hiệu quả cao...
Khi thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, năm 2020, sản lượng lúa đạt 344.181 tấn, khóm 51.391 tấn, các mô hình sản xuất trình diễn, cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm đem lại hiệu quả cao góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân.
Đặc biệt, huyện Gò Quao quy hoạch ổn định vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ chế biến xuất khẩu hơn 25.249 ha, diện tích khóm 4.100 ha; trong đó xã Vĩnh Phước A là vùng sản xuất chuyên canh 2.600 ha gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, từng bước hình các sản phẩm OCOP, gắn với nhãn hiệu tập thể, sản phẩm đạt chuẩn an toàn (GAP) từ trái khóm kết hợp du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn.
Huyện quy hoạch vùng nguyên liệu trồng hồ tiêu tập trung ở 2 xã Vĩnh Hòa Hưng Nam và Vĩnh Hòa Hưng Bắc, đến nay diện tích trồng hơn 200 ha gắn với nhãn hiệu tập thể, sản phẩm đạt chuẩn GAP, hữu cơ. Ngoài ra, huyện còn phát triển những vườn cây ăn trái, tổng diện tích hàng trăm ha như: sầu riêng, măng cụt, xoài, quýt, cam, bưởi... gắn với phát triển mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn. Huyện quy hoạch diện tích nuôi thủy sản gần 6.000 ha; trong đó, nuôi tôm 3.868 ha tại các xã ven sông Cái Lớn như: Thới Quản, Thủy Liễu, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thắng.
Đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Vĩnh Phước A, huyện Gò Quao đã được trải nhựa.
Ông Danh Thơ, ấp Thạnh Hòa 3, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao cho biết, hưởng ứng phòng trào xây dựng nông thôn mới, gia đình ông thực hiện 15 phần việc như vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, đường sá... mà địa phương tuyên truyền, vận động, giữ gìn an ninh trật tự xóm ấp, giáo dục con cháu học hành, không tham gia các tệ nạn xã hội. Bộ mặt địa phương nổi bật lên rõ rệt. Trong sản xuất nông nghiệp, bà con đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào làm ruộng. Năng suất lúa đạt cao, trước đây khoảng 1 tấn/công (1.000 m2) trở xuống thì vụ Mùa năm nay đạt từ 1,1 - 1,2 tấn, có nơi 1,3 tấn. Bên cạnh đó, giá lúa mọi năm khoảng 5.000 đồng/kg, năm nay từ 6.000 - 7.000 đồng/kg, nông dân sau khi thu hoạch trừ chi phí lợi nhuận 1 ha từ 30 triệu đồng trở lên.
Trong 5 năm tới (2021 - 2025), huyện nông thôn mới Gò Quao tập trung phát triển nông nghiệp nhanh, an toàn, bền vững và hiệu quả. Cụ thể, huyện tiếp tục quy hoạch, rà soát, xây dựng bổ sung đề án, dự án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn; tăng cường đầu tư hạ tầng phát triển sản xuất gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu.
Huyện cơ cấu lại từng lĩnh vực, phát triển vùng sản xuất gắn với sản phẩm OCOP, phát triển du lịch sinh thái nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế hộ và gia trại, trang trại, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm nông sản... Qua đó, huyện hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, vươn lên làm giàu chính đáng, tiếp tục chung sức, chung lòng cùng với huyện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Ông Dương Duy Duyệt cho hay, huyện Gò Quao xác định việc xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc, không thỏa mãn với những kết quả đạt được của 10 năm qua. Huyện xác định trong thời gian tới, tiếp tục nâng cao các tiêu chí; trong đó giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu có thêm 5 xã xây dựng nông thôn mới nâng cao và 1 xã kiểu mẫu để đến năm 2025, Gò Quao hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao.
Cuộc thi "Đoạn đường 3 sạch" qua ảnh năm 2021 Cuộc thi do Hội Liên hiệp Phụ nữ (PN) tỉnh tổ chức. Theo đó, các nhiếp ảnh chuyên và không chuyên là cán bộ, hội viên, PN của các huyện, thành phố trong tỉnh gửi ảnh dự thi với nội dung thể hiện khoảnh khắc đẹp nhất, ấn tượng nhất, phát họa chân thực và sắc nét vẻ đẹp của những "Đoạn đường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Tình trạng đăng kiểm của 2 ô tô trong vụ xe khách lao xuống vực ở Bảo Lộc

Phạm nhân chơi Pickleball trong trại giam Xuyên Mộc

Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng

Lực lượng Bộ Công an tiếp cận hiện trường động đất, huy động chó nghiệp vụ tìm nạn nhân

Dừng đèn đỏ kiểu 'khôn lỏi' ở Hà Nội, tài xế ngỡ ngàng khi nhận phiếu phạt

Công an xác minh nhóm 'quái xế' chạy mô tô phân khối lớn, thản nhiên buông cả 2 tay

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, giao thông ùn tắc

Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An

Khắc phục hậu quả vụ lật xe khách trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thương vong

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh
Có thể bạn quan tâm

Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
15:31:43 31/03/2025
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
15:24:37 31/03/2025
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?
Hậu trường phim
15:18:18 31/03/2025
Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"
Sao việt
15:15:28 31/03/2025
Thái Lan: Sơ tán hàng loạt vì nhiều tòa nhà ở Bangkok rung lắc, xuất hiện vết nứt
Thế giới
15:09:31 31/03/2025
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
15:07:02 31/03/2025
Viral video Chu Thanh Huyền mệt mỏi ngồi cạnh Quang Hải bên bàn nhậu sau loạt drama, sự thật là gì?
Netizen
15:01:11 31/03/2025
Yêu cầu chuyển nhượng của Bruno Fernandes khi Real Madrid hỏi mua với giá 90 triệu bảng
Sao thể thao
14:59:34 31/03/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 19: An bối rối trong khoảnh khắc Nguyên trở về
Phim việt
14:48:37 31/03/2025
Sao Cbiz thiếu tình thương cha mẹ: Lộ Tư than thở kể khổ, có người mới sinh đã bị ném thùng rác
Sao châu á
14:39:19 31/03/2025