Nữ bệnh nhân khởi kiện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, đòi bồi thường 1,2 tỷ
Cho rằng Bệnh viện Nguyễn Tri Phương phẫu thuật khiến mình bị tàn phế, bà Hường làm đơn khởi kiện ra tòa đòi bồi thường hơn 1,2 tỷ đồng
Sau khi nghị án kéo dài, chiều 26/10, TAND quận 5 (TP.HCM) đã quyết định tạm dừng phiên xét xử vụ án “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là bà Dương Ngọc Hường (65 tuổi, ngụ Bình Dương) và bị đơn là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM, để thẩm định một số chứng cứ trong vụ án.
Vụ án này đã kéo dài 8 năm nay mới được đưa ra xét xử.
Tại phiên tòa, ngoài yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần là 372 triệu, bà Hường yêu cầu bồi thường chi phí điều trị, phẫu thuật tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là 70 triệu; trợ cấp thu nhập suốt đời là 750 triệu đồng. Đồng thời, đề nghị tính lãi suất số tiền đề nghị bồi thường 1%, tính từ năm 2015.
Theo đơn khởi kiện, tháng 8/2013, bà Hường bị đau chân nên đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương và được kết luận bị thoái hóa khớp, có gai xương và được bác sĩ điều trị kê toa cho uống thuốc.
Một thời gian sau, do khớp gối vẫn bị viêm và sưng nên bà Hường đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khám, chụp MRI. Kết quả bà bị thoái hóa khớp, có gai xương giống như kết quả khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.
Theo tư vấn của bác sĩ Nguyễn Huy Toàn, bà cần tiêm chất nhờn để bôi trơn khớp gối. Một mũi có giá 1,2 triệu đồng và tiêm 5 mũi liên tục trong năm tuần.
Tuy nhiên, sau khi tiêm mũi đầu tiên khoảng 30 phút, bà Hường thấy chân phải nặng trĩu, không đi được nên phải nằm viện theo dõi. Bác sĩ đã chuyển bà sang khoa chấn thương chỉnh hình để chụp MRI kỹ thuật cao.
Video đang HOT
Sau khi chụp MRI, bà Hường được thông báo kết quả bị thoái hóa khớp, có gai, sụn bị rách và khuyến cáo bà phẫu thuật nội soi cắt lọc, khoan xương kích thích tủy xương dưới sụn. Với phương pháp này sẽ duy trì khớp gối được 5-10 năm và không gây hại gì. Sau đó, bà Hường đã đề nghị được hội chẩn trước khi phẫu thuật và có camera ghi lại quá trình phẫu thuật.
Tới ngày 27/2/2014, bà Hường được phẫu thuật, nhưng 5 tuần sau phẫu thuật, bà Hường vẫn không đi lại được. Lo lắng, bà đã phản ánh tình trạng bệnh của mình cho bác sĩ điều trị và lãnh đạo bệnh viện nhưng cả bác sĩ và lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương không có giải thích thấu đáo.
Lo sợ bệnh càng ngày càng nặng, tháng 11/2014, bà Hường vội đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM thay khớp chân phải. Hiện bà Hường có thể đi lại được nhưng rất yếu và phải hạn chế vận động.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bà Hường được điều trị theo các bước: Điều trị nội khoa, mổ nội soi cắt lọc, nếu bệnh vẫn diễn tiến sẽ phải mổ thay khớp và phương pháp phẫu thuật cho bà Hường là đúng chỉ định và phương pháp điều trị. Người trực tiếp phẫu thuật cho bà Hường là bác sĩ Nguyễn Huy Toàn có chứng chỉ hành nghề đúng chuyên môn và đã có kinh nghiệm mổ nhiều ca tương tự.
Hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP.HCM và Bộ Y tế cũng đã họp và kết luận chỉ định khám, chẩn đoán và điều trị cho bà Hường đúng quy trình.
Theo Bộ Y tế, trong vụ việc của bà Hường, bác sĩ phẫu thuật chỉ có thiếu sót là chưa tư vấn cặn kẽ cho người bệnh về diễn biến tự nhiên của bệnh thoái hóa khớp gối và hiệu quả điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Không đồng tình từ phía Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bà Hường cho rằng việc phẫu thuật thất bại khiến bà từ một người đi lại bình thường trở thành người tàn tật, phải thay khớp gối.
Ngoài ra, bà Hường còn cho rằng phía bệnh viện còn ngụy tạo hồ sơ khi bà nhập viện khoa chấn thương chỉnh hình lúc 10h15 ngày 24/2/2014, nhưng biên bản hội chẩn trước phẫu thuật của bà lại diễn ra lúc 8h cùng ngày, trước cả khi bà nhập viện.
Cũng theo bà Hường, khi nhập viện, bà đã nộp các phim X-quang của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Các phim này thể hiện bà chỉ bị thoái hóa khớp, có gai xương, chứ không hỏng sụn khớp hoàn toàn. Thế nhưng, sau khi làm phẫu thuật tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thì bà đã mất hoàn toàn sụn, phải thay khớp gối toàn phần. Bà đã yêu cầu tòa phải thu thập các phim X-quang của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương và của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương sau phẫu thuật để đối chiếu.
Sáng mai (23/10), tiếp tục xét xử vắng mặt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Sáng mai (23/10), TAND tỉnh Quảng Ninh sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh và Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC (viết tắt là Công ty AIC).
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC) tiếp tục bị xét xử vắng mặt nếu không trình diện. Trước ngày mở phiên tòa, cơ quan tố tụng đã kêu gọi Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng một số bị cáo khác đang bỏ trốn trình diện để được hưởng khoan hồng của pháp luật. Bị cáo Nhàn có 2 luật sư bào chữa. Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 23 đến 25/10.
Thẩm phán Đặng Phúc Lâm làm chủ tọa phiên tòa. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử là 5 kiểm sát viên thuộc Viện KSND tỉnh Quảng Ninh.
Có 17 luật sư tham gia tố tụng tại phiên tòa, trong đó 15 luật sư bào chữa cho các bị cáo và 2 luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Công ty AIC.
Trong vụ án này, UBND tỉnh Quảng Ninh được xác định là bị hại. Công ty AIC cùng 13 doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, TAND tỉnh Quảng Ninh cũng triệu tập 46 cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị xét xử vắng mặt nếu không trình diện.
Theo cáo trạng, dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2009, tổng vốn đầu tư 238 tỷ đồng. Dự án gồm 2 giai đoạn và chia thành 6 gói thầu mua sắm trực tiếp.
Công ty AIC tham gia dự thầu và trúng toàn bộ 6 gói thầu, trong đó Công ty AIC đứng tên trúng 4 gói thầu; Công ty Mopha là công ty trong hệ sinh thái của AIC đứng tên trúng 2 gói thầu.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người thành lập và điều hành hoạt động Công ty AIC. Để Công ty AIC trúng thầu, với vai trò chủ mưu, đứng đầu chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiều hành vi vi phạm quy định đấu thầu, Nhàn đã chỉ đạo Trương Thị Xuân Loan (Trưởng ban Quản lý dự án của Công ty AIC) liên hệ với Phạm Trọng Hiệu (Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án của Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh) và Nguyễn Đức Quang (Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, thuộc Ban Quản lý dự án Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh) để thông đồng về thông số kỹ thuật, cấu hình, đơn giá trang thiết bị y tế.
Nhàn còn chỉ đạo Đỗ Văn Sơn (Kế toán trưởng Công ty AIC) thực hiện hành vi gian lận, điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính nhiều năm để đảm bảo Công ty AIC có đủ năng lực tài chính tham gia dự thầu.
Ngoài ra, Nguyễn Hồng Sơn (Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC) và Trương Thị Xuân Loan thực hiện chỉ đạo của Nhàn, đã điều hành nhân viên lập hồ sơ "quân xanh", "quân đỏ" cho các công ty trong hệ sinh thái giúp Công ty AIC và Công ty Mopha trúng thầu.
Liên quan đến hành vi phạm tội của Nhàn, Nguyễn Thị Thu Phương được Nhàn giao nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành các công ty trong hệ sinh thái của Công ty AIC và công ty đối tác để thỏa thuận liên danh dự thầu, lập hồ sơ dự thầu làm "quân xanh" giúp Công ty AIC trúng thầu. Với 6 gói thầu sai phạm, Nhàn và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 50 tỷ đồng.
Viện kiểm sát xác định, việc Công ty AIC trúng thầu còn có hành vi giúp sức của các bị cáo thuộc Công ty AIC và các công ty có liên quan. Ngoài ra, còn có hành vi tạo điều kiện của các bị cáo thuộc chủ đầu tư và hành vi thiếu trách nhiệm của các bị can khác trong quá trình thực hiện kế hoạch đấu thầu.
Quá trình điều tra, các bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hồng Sơn, Trương Thị Xuân Loan, Nguyễn Thị Tích đã bỏ trốn, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã và phát thư kêu gọi các bị cáo ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng, đồng thời áp dụng đầy đủ các biện pháp đảm bảo thực hiện quyền bào chữa theo quy định.
Bị cáo Đỗ Văn Sơn bỏ trốn, nhưng ngày 22/6/2023 đã ra đầu thú. Quá trình điều tra, bị cáo Sơn thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, tích cực hợp tác để giải quyết vụ án, tích cực vận động gia đình nộp số tiền 50 triệu đồng để khắc phục hậu quả vụ án nên được xem xét khi quyết định hình phạt.
Bị cáo Nguyễn Thị Thu Phương cũng bỏ trốn, bị truy nã, nhưng đã ra đầu thú ngày 28/7/2023.
Anh trai bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn là Nguyễn Anh Dũng cũng bị truy tố trong vụ án này. Bị cáo Dũng khai nhận hành vi phạm tội qua việc đứng tên Tổng Giám đốc Công ty Phúc Hưng, giúp Nhàn ký các hồ sơ giấy tờ làm "quân xanh".
Viện kiểm sát xác định, Nguyễn Anh Dũng đã thực hiện hành vi thông thầu, giúp Công ty AIC trúng 5 gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 24 tỷ đồng.
Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 13 bị cáo khác bị xét xử về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiệm trọng"; 2 bị cáo bị xét xử về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Vụ ẩu đả 'cướp' đi cuộc đời 2 nam thanh niên Sau vụ ẩu đả giữa nhóm thanh niên, một người lãnh án 20 năm tù, một người thương tật tới 91%, phải ngồi xe lăn nhiều tháng nay. Sáng 28.8, Thủy (18 tuổi, đã đổi tên) ngồi xe lăn, được cha mẹ đẩy tới trụ sở TAND TP.Hà Nội, để tham dự phiên tòa xét xử vụ án "giết người" mà Thủy là...