Nữ bệnh nhân bị lơ mơ, co giật, yếu nửa người do bị u tụy hiếm gặp
Ngày 29/12, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ vừa phẫu thuật nội soi thành công cho bệnh nhân nữ 57 tuổi bị khối u tụy tiết insulin (Insulinoma).
Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Theo bác sĩ, đây là loại u tụy rất hiếm gặp. Bệnh rất khó chẩn đoán do triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Sau phẫu thuật nội soi cắt bỏ thân đuôi tụy, tình trạng hạ đường huyết và co giật chấm dứt, bệnh nhân đang dần trở lại như người bình thường.
Trước đó, vào lúc 10h20 ngày 18/12, các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân nữ từ bệnh viện khác chuyển đến. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mạch nhanh, lơ mơ, gọi không trả lời, co giật, yếu nửa người bên người trái.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não không ghi nhận tổn thương đặc hiệu. Tại đây bệnh nhân lơ mơ và co giật liên tục. Kết quả xét nghiệm đường máu là 18mg% (bình thường là 80 – 120mg%). Sau khi loại trừ tổn thương thực thể của sọ não bệnh nhân được chuyển đến khoa Nội tiết để kiểm soát đường huyết.
Tại khoa Nội Tiết các bác sĩ cho cho xét nghiệm kết quả nồng độ insulin và C-Peptid tăng cao. Bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cản quang thì phát hiện khối u vùng thân đuôi tụy kích thước 13 x 20mm. Trong thời gian nằm theo dõi và điều trị tại khoa Nội Tiết, mặc dù được truyền glucose liên tục nhưng bệnh nhân vẫn thường xuyên có những cơn hạ đường huyết kèm theo co giật.
Bác sĩ tổ chức hội chẩn liên khoa, bệnh nhân được chẩn đoán bị khối u tụy tiết insulin (Insulinoma). Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng hạ đường huyết và gây co giật cho bệnh nhân.
Ngày 24/12 bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt thân và đuôi tụy qua nội soi. Khi chuyển xuống phòng mổ bệnh nhân lại lên cơn hạ đường huyết, lơ mơ, vã mồ hôi và co giật. Các bác sĩ phải tiến hành cấp cứu khi tình trạng bệnh nhân ổn mới tiến hành gây mê để phẫu thuật. Sau hơn 2 giờ đồng hồ ca mổ cắt bỏ thân đuôi tụy qua nội soi thành công.
Video đang HOT
Sau phẫu thuật tình trạng bệnh nhân được cải thiện, các cơn hạ đường huyết không còn xảy ra.
Con gái của bệnh nhân cho cho biết, bà C có biểu hiện bệnh hơn 2 năm nay. Lúc đầu cứ mỗi tuần 2 – 3 lần bệnh nhân bị lên cơn co giật rồi lơ mơ, sau 1-2 giờ sẽ tỉnh rồi khỏi. Người nhà đã đưa bà đi khám rất nhiều bệnh viện, đều được chẩn đoán động kinh và rối loạn tâm thần nên điều trị không khỏi. Khoảng hai tháng nay bệnh nặng hơn, ngày nào cũng hôn mê và co giật, có ngày 3 đến 4 cơn nên đến Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ và sau đó được chuyển đến Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ.
BSCKII. La Văn Phú, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, phẫu thuật viên chính cho biết, bệnh u tụy tiết insulin là bệnh lý hiếm gặp, bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thần kinh. Biểu hiện lâm sàng lúc đầu là dấu hiệu hạ đường huyết, bệnh nhân cảm giác đói bụng, thèm ăn liên tục.
Về sau khi bệnh nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu glucose máu não biểu hiện bằng đau đầu, lú lẫn, rối loạn thị giác, động kinh, thay đổi nhân cách, nặng thì hôn mê và tăng tiết cathecholamin với biểu hiện mạch nhanh, run tay chân, vã mồ hôi, dễ bị kích thích.
Cách để tăng lượng đường trong máu nhanh chóng và an toàn
Để tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, hãy ăn hoặc uống thứ gì đó có chứa khoảng 15 gram carbs đơn giản như đường, mật ong, nước ép trái cây...để nhanh chóng phục hồi lượng đường trong máu.
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống quá thấp và cần được phục hồi nhanh chóng. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, bạn có nguy cơ gặp phải các triệu chứng và biến chứng như run rẩy, lú lẫn, co giật hoặc thậm chí tử vong.
Ăn một thìa đường có thể giúp tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Ảnh: NHẬT LINH
Dưới đây là những điều bạn cần biết về nguyên nhân, triệu chứng của hạ đường huyết và những cách an toàn nhất để tăng đường huyết một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân hạ đường huyết
Thông thường, hạ đường huyết thường gặp nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Evan Barnathan, bác sĩ gia đình tại Central Maine Healthcare ở Lewiston, Maine, Hoa Kỳ cho biết đây cũng có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường nhằm kiểm soát lượng đường trong máu.
Bác sĩ Barnathan cho biết, những bệnh nhân không ăn đủ ba bữa một ngày và vẫn dùng thuốc hạ đường huyết rất dễ bị hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, uống quá nhiều rượu cũng có thể gây hạ đường huyết. Thông thường, khi bạn chưa ăn và lượng đường trong máu giảm, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone kích hoạt gan giải phóng glucose dự trữ vào máu, do đó làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều rượu, gan sẽ phải xử lý rượu, về cơ bản nó ngăn cản giải phóng glucose.
Các bệnh về gan, thiếu hụt hormone và nhịn đói lâu ngày cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết, theo Insider.
Các triệu chứng của lượng đường trong máu thấp
Nếu lượng đường trong máu của bạn giảm quá thấp, bạn có thể gặp các triệu chứng ban đầu bao gồm: nhịp tim nhanh hoặc bất thường, mệt mỏi, da nhợt nhạt, run rẩy, đổ mồ hôi, cáu gắt, ngứa ran hoặc tê môi, lưỡi hoặc má...
Nếu hạ đường huyết không được điều trị, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như: lũ lẫn, nhìn mờ, co giật, mất ý thức.
Barnathan cho biết, nếu tình trạng hạ đường huyết không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm hôn mê và thậm chí tử vong.
Thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu
Bác sĩ Barnathan cho biết, cách nhanh nhất để tăng lượng đường trong máu là ăn hoặc uống thứ gì đó.
Nếu lượng đường trong máu của bạn quá thấp và cần tăng cường nhanh chóng, bạn sẽ cần một thứ gì đó có chứa carbohydrate (carbs) để có thể khôi phục lại lượng đường trong máu. Nhưng bạn không nên lạm dụng nó.
Uống một nửa cốc nước ép trái cây hoặc soda để tăng lượng đường trong máu. Ảnh: NHẬT LINH
Tốt nhất nên ăn hoặc uống thứ gì đó có carbs đơn giản để hấp thụ nhanh chóng và dễ phân hủy. Chỉ cần nạp khoảng 15 gram carbs đơn giản là lý tưởng nhất, chẳng hạn như:
- Một nửa cốc nước ép trái cây hoặc soda thông thường.
- Một thìa đường.
- Một thìa mật ong hoặc xi-rô.
- Bốn hoặc năm viên kẹo cứng hoặc kẹo cao su (hãy kiểm tra nhãn để biết số lượng nên dùng).
Các bác sĩ khuyên rằng, sau khi ăn xong hãy đợi khoảng 15 phút và kiểm tra lượng đường trong máu một lần nữa trước khi ăn lại, để tránh tăng lượng đường trong máu quá nhiều.
Nếu bạn nhận thấy lượng đường trong máu của mình có thể đang giảm xuống, nhưng cơ thể vẫn chưa bị hạ đường huyết, tốt nhất là nên thêm một số chất đạm và chất béo vào hỗn hợp, như ăn một thanh protein hoặc bánh mì thịt.
Protein và chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, trì hoãn sự gia tăng glucose. Tuy nhiên, chúng cũng có thể ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm ngay sau đó. Vì lý do này, những người bị kháng insulin nên thường xuyên bổ sung protein và chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống của mình, theo Insider.
Cứu sống bé sơ sinh 4 ngày tuổi bị hạ đường huyết kéo dài do cường insulin bẩm sinh hiếm gặp Căn bệnh cường insulin hiếm gặp khiến bé bị hạ đường huyết kéo dài, co giật, co lõm ngực, tình trạng nguy hiểm. Ngày 24/8, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết vừa tiếp nhận một trường hợp trẻ bé trai 4 ngày tuổi được chuyển từ một BV khác đến vì một tình trạng hiếm gặp. Cụ thể, bệnh...