Nữ bệnh nhân ‘9 ngày dự 7 cuộc liên hoan’: ‘Tôi sốc vì bị chỉ trích’
Chị S. chia sẻ, chị phải đối mặt với những lời chửi bới rất nặng nề, thậm chí có người thản nhiên: “Phải cho đi tử hình”.
Chị T.T.S. (33 tuổi, trú tại Tây Hồ, Hà Nội) là 1 trong 7 bệnh nhân Covid-19 được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương công bố khỏi bệnh chiều ngày 31/8.
Người phụ nữ trẻ liên tục xua tay trước ống kính báo chí. Chị thủ thỉ: “Người quen ở quê hiện vẫn chưa biết chuyện. Nếu đưa ảnh lên thế này, tôi lo gia đình sẽ bị kỳ thị”.
Vô cùng sốc và buồn là cảm xúc của chị S. trong suốt những ngày qua, kể từ khi được Bộ Y tế công bố là ca 979 mắc Covid-19 tại Việt Nam (ngày 17/8).
Tin tức về “nữ bệnh nhân 9 ngày dự 7 cuộc liên hoan” tràn ngập trên khắp mạng xã hội. Những lời chỉ trích dữ dội, những câu mắng chửi rất “khủng khiếp”, thậm chí có người thản nhiên: “Con đó phải cho đi tử hình”.
“Cả gia đình, nhất là bố mẹ ở quê đều rất đau lòng khi nghe thấy những câu nói ấy, đó là điều khiến tôi trăn trở nhất”, chị S. chia sẻ
Chị T.T.S. tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chiều 31/8 – Ảnh: M.Nhật
Video đang HOT
Người phụ nữ 33 tuổi tâm sự, trước đó, chị đi du lịch Đà Nẵng cùng gia đình, trở về Hà Nội vào ngày 25/7. Ngay sau khi biết tin ổ dịch Đà Nẵng có các ca bệnh đầu tiên, chị đã tự cách ly tại nhà 14 ngày.
Ngày 31/7, người phụ nữ được test nhanh SAR-CoV-2 một lần, cho kết quả âm tính. Trong quá trình cách ly tại nhà, chị S. cho biết có tham gia liên hoan 1 lần, tuy nhiên chỉ giữa nhóm người cùng đi Đà Nẵng, không có sự góp mặt của người lạ.
“Một phần cả nhóm đều có kết quả test nhanh âm tính và vẫn tuân thủ cách ly, một phần chúng tôi cho rằng đã cùng ăn ở, sinh hoạt nhiều ngày từ trước nên việc liên hoan không ảnh hưởng”, chị chia sẻ.
Sau khi kết thúc cách ly, đến ngày 3/8, chị S. mới trở lại làm việc, sinh hoạt bình thường. Thời gian này, chị có tiếp xúc thêm 1 số người, tổ chức ăn uống và vẫn tuân thủ việc đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng. Ngày 16/8, Trung tâm Y tế quận Tây Hồ lấy mẫu xét nghiệm PCR, cho kết quả chị S. dương tính SARS-CoV-2.
“Tôi có hơi chủ quan vì liên hoan cùng nhóm đi Đà Nẵng khi có kết quả test nhanh âm tính. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cách ly đầy đủ, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng. Những người tôi tiếp xúc sau này đều là khi đã kết thúc cách ly. Tôi mong mọi người hiểu để nhìn nhận đúng về sự việc”, chị S. tâm sự.
Để vượt qua áp lực, trong suốt những ngày điều trị tại bệnh viện, chị S. luôn cố gắng suy nghĩ lạc quan. Chị cho biết, sự động viên từ gia đình, bạn bè, đặc biệt là việc tất cả ca F1 đến nay đều an toàn chính là động lực lớn nhất giúp chị mạnh mẽ hơn.
Mong ước lớn nhất của chị S. hiện tại là dư luận sẽ có cái nhìn công tâm hơn với bệnh nhân Covid-19.
“Tôi mong mọi người nhìn nhận sự việc từ nhiều chiều. Những lời chửi bới thực sự rất khủng khiếp. Nếu quá áp lực, nhiều bệnh nhân có thể vì sợ sệt mà giấu bệnh, từ đó ảnh hưởng lớn đến cộng đồng”, chị S. chia sẻ.
Ngoài bệnh nhân 979, trong ngày 31/8, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương công bố khỏi bệnh thêm 6 bệnh nhân Covid-19 khác.
7 bệnh nhân Covid-19 được Bộ Y tế công bố khỏi bệnh chiều 31/7 – Ảnh: N.Liên
Trong đó, các bệnh nhân 866 (nam, 33 tuổi, Mỹ Lộc, Nam Định) và 976 (nam, 42 tuổi, Thạch Thành, Thanh Hóa) là trường hợp về từ nước ngoài, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Các bệnh nhân 447 (nam, 23 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội), 675 (nam, 41 tuổi, Đình Lập, Lạng Sơn), 748 (nữ, 54 tuổi, Sầm Sơn, Thanh Hóa) và 744 (nữ, 7 tuổi, Sơn Động, Bắc Giang) đều có liên quan đến ổ dịch Đà Nẵng.
Riêng bệnh nhân 447 (nhân viên quán pizza 106 Trần Thái Tông, Hà Nội) là ca dương tính SARS-CoV-2 đầu tiên được ghi nhận tại miền Bắc trong đợt dịch mới. Anh cho biết có dấu hiệu sốt cao, ho có đờm nặng trong những ngày đầu, tuy nhiên các triệu chứng dần khỏi sau gần 1 tháng điều trị.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, cả 7 bệnh nhân được ra viện hôm nay đều có sức khỏe tốt, đủ số lần âm tính nCoV theo quy định của Bộ Y tế. Những người này sẽ được CDC địa phương giám sát, tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm trong 14 ngày tiếp theo.
Tính đến 18h ngày 31/8, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương còn điều trị cho 21 bệnh nhân Covid-19.
Người đàn ông Bắc Giang mắc COVID-19 phải dùng ECMO, đang nguy kịch
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, người mới nhất phải dùng ECMO là bệnh nhân 793 do tình trạng viêm phổi tiếp tục diễn biến xấu, 80% phổi bị tổn thương, nhiễm trùng chưa cải thiện. Bệnh nhân hiện được đánh giá là nguy kịch, tiên lượng rất nặng.
Theo đó, bản tin cập nhật mới nhất sáng 7/8 từ Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong số các bệnh nhân đang điều trị, theo diễn biến lâm sàng, có 9 ca đang nặng lên, 10 ca tiên lượng rất nặng, 3 ca tiên lượng tử vong (có thể tử vong bất cứ lúc nào, đều điều trị ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng).
Số ca phải chạy ECMO đã tăng lên 3 người. Người mới nhất phải dùng đến liệu pháp hỗ trợ hô hấp tiên tiến này là bệnh nhân 793 do tình trạng viêm phổi của bệnh nhân tiếp tục diễn biến xấu, 80% phổi bị tổn thương, nhiễm trùng chưa cải thiện. Bệnh nhân hiện được đánh giá là nguy kịch, tiên lượng rất nặng.
Bệnh nhân 793 là người đàn ông 58 tuổi, quê Bắc Giang, là một trong ba bệnh nhân đang điều trị hồi sức tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bác sĩ Võ Đức Linh, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tổn thương phổi của bệnh nhân (BN) BN793 (nam, 58 tuổi, ở Bắc Giang) hiện rất nặng và phức tạp hơn trường hợp BN812 trước đây. Sau khoảng 2 tuần điều trị, tổn thương phổi của người bệnh vẫn đang diến biến nặng lên. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bội nhiễm thêm các vi khuẩn, nấm.
Theo các bác sĩ, tình trạng diễn biến xấu của bệnh nhân có thể do virus SARS-CoV-2 hoặc do người bệnh suy giảm miễn dịch, dễ nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm... Các bác sĩ đang nỗ lực tìm nguyên nhân chính để xử lý.
Hiện tại, bệnh nhân đã được dùng kháng sinh và kháng nấm bên cạnh việc duy trì thở máy, theo dõi sát tình trạng hô hấp, huyết động...
Bác sĩ Phạm Văn Phúc - Khoa Hồi sức tích cực cho biết thêm, về tiên lượng, các bác sĩ chưa thể khẳng định điều gì với trường hợp này: "Bệnh nhân vừa được đặt ống thở máy, quan trọng nhất là trong những ngày tới có đáp ứng thở máy hay không. Song song với việc điều trị, các bác sĩ vẫn đang tiếp tục làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân để kịp thời khu trú".
Chạy đua trong phòng xét nghiệm nCoV Ba kỹ thuật viên trong phòng xét nghiệm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp tục chia nhau chuẩn bị mẻ mẫu mới, chưa nghỉ ngơi ăn cơm dù quá trưa. Không khí trong phòng xét nghiệm thuộc Khoa Vi sinh - Sinh học phân tử rất khẩn trương. Công việc bắt đầu từ 7h sáng, nhân viên tiếp nhận và...