Nữ bác sĩ xinh đẹp và hành trình theo đuổi ngành y sau biến cố người bạn thân ra đi mãi mãi ở tuổi 15
Cái chết đau lòng của người bạn đang tràn đầy hoài bão tương lai khiến cô gái xinh đẹp quyết tâm theo đuổi ngành y để trở thành một bác sĩ thành danh, cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bị biến chứng thẩm mỹ.
Không còn xa lạ với truyền thông và những người quan tâm đến vấn đề làm đẹp, ThS.BS Trần Nguyên Ánh Tú (34 tuổi), Phó khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện (BV) Da liễu TP.HCM từ lâu được biết đến như một nữ bác sĩ “tài sắc vẹn toàn”.
ThS.BS Trần Nguyên Ánh Tú.
Quyết tâm làm bác sĩ, viết tiếp ước mơ dang dở của bạn thân
Trần Nguyên Ánh Tú nói, khi còn là một đứa trẻ cô đã ngưỡng mộ những người làm bác sĩ. Lúc đó, cô chỉ nghĩ đơn giản là bác sĩ học rất giỏi và trông rất oai.
Nhưng quyết tâm bước chân vào ngành y của cô lại xuất phát từ câu chuyện rất buồn của người bạn thân.
“Sau khi tốt nghiệp cấp 2, bạn tôi lên đường du học với bao hoài bão tuổi trẻ và ước mơ sau này trở thành bác sĩ. Nhưng thật không ngờ chỉ 8 tháng sau, tôi nhận tin bạn về nước trong tình trạng bệnh nguy kịch.
Mẹ bạn khóc trong nước mắt vì ngày đã được bác sĩ cảnh báo sức khỏe con có những dấu hiệu bất thường, phải theo dõi và làm các xét nghiệm tầm soát chuyên biệt. Nhưng cả gia đình quá chủ quan. Việc điều trị chậm trễ khiến bạn tôi ra đi mãi mãi ở tuổi 15…” – bác sĩ Tú nhớ lại.
Nữ bác sĩ quyết tâm chọn ngành y sau cái chết đau lòng của bạn thân.
Sau cú sốc tinh thần ấy, BS Ánh Tú nhận ra dù làm gì thì sức khỏe và sự an toàn luôn là điều quan trọng nhất.
Từ đó, cô quyết tâm trở thành bác sĩ để có nhiều kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho những người thân yêu, để không phải chứng kiến những cái chết đột ngột, đau lòng. Cô cũng muốn hoàn thành lời hứa sẽ viết tiếp giấc mơ dang dở cho người bạn đã mất.
Quyết tâm của cô được hiện thực hoá bằng kết quả thi đỗ vào Đại học Y Dược TP.HCM năm 2004.
Trở thành bác sĩ da liễu thẩm mỹ, áp lực công việc nên thường xuyên chỉ ngủ khoảng 4-5 tiếng/ngày
Trở thành sinh viên y khoa, bác sĩ Ánh Tú thích nghi khá nhanh với áp lực. Cô hứng thú với việc học thực hành lâm sàng ở các BV, trên các trường hợp bệnh nhân thực tế và thích đọc nhiều sách vở nghiên cứu sâu hơn.
“Năm thứ 5 đại học, chúng tôi phải học các chuyên khoa sâu. Khi đi thực hành lâm sàng, tôi nhận ra Da liễu là một chuyên ngành khó, có nhiều mặt bệnh phức tạp như các bệnh lý tự miễn, cận tăng sinh… đòi hỏi người bác sĩ phải có kiến thức nền tảng y khoa chung vững vàng, đồng thời kết hợp nghiên cứu sâu về lĩnh vực.
Video đang HOT
Vì nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phù hợp, nhiều bệnh lý da không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh mà còn gây tàn phế, thậm chí tử vong. Điều này đã trở thành niềm cảm hứng cho tôi chọn thi vào Nội trú Da liễu” – bác sĩ Ánh Tú kể tiếp.
Bác sĩ Ánh Tú chưa bao giờ cho phép bản thân ngưng học hỏi để hoàn thiện.
Tốt nghiệp xong, bác sĩ Ánh Tú xin về công tác tại BV Da liễu TP.HCM để được nghiên cứu sâu về các bệnh lý da. Sau đó, cô được phân công vào khoa Thẩm mỹ da và phát hiện thẩm mỹ cũng là một phần khá thú vị của chuyên ngành Da liễu, giúp bệnh nhân cải thiện vẻ ngoài, nâng cao được chất lượng cuộc sống.
Lĩnh vực này cũng không đơn giản là làm đẹp như nhiều người vẫn nghĩ. Để trở thành bác sĩ da liễu thẩm mỹ tốt, bên cạnh việc phải luôn học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, liên tục cập nhật các xu hướng và kỹ thuật làm đẹp… còn phải có kiến thức về nền tảng y khoa chung, nắm vững chuyên môn về các bệnh lý da nặng, mạn tính…
Càng làm việc, cô càng nhận thấy bản thân phù hợp với chuyên ngành này cho dù áp lực công việc khiến cô thường xuyên chỉ ngủ khoảng 4-5 tiếng/ngày.
Bác sĩ Ánh Tú hiện là Phó khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Nỗi đau nhìn bệnh nhân mù vĩnh viễn
10 năm hành nghề y, bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú từng chữa trị cho rất nhiều ca bệnh về da từ nhẹ đến phức tạp và hiếm gặp, trả lại cuộc sống bình thường cho nhiều trường hợp bất hạnh.
Nhưng với nữ bác sĩ, những ca làm đẹp hiệu quả không làm cô nhớ bằng những lần bệnh nhân đến khám vì tai biến của việc làm đẹp không an toàn ở các cơ sở bên ngoài. Nhiều các trường hợp để điều trị phục hồi đều cần vài tuần đến vài tháng và không phải trường hợp nào cũng có thể phục quay lại được tình trạng như ban đầu.
Và có một lần mà mãi đến lúc này, cô vẫn không thể nào quên được là ánh mắt đau đớn của một chàng trai 24 tuổi. Nam bệnh nhân và gia đình đến khoa cầu cứu bác sĩ vì biến chứng ở mắt sau khi dại dột đi tiêm filler nâng mũi ở spa.
“Mẹ em ấy năn nỉ chúng tôi hãy cứu đôi mắt cho em, vì tuổi đời em còn quá trẻ, còn cả một tương lai phía trước. Nhưng y học vẫn luôn có những giới hạn của riêng nó, và tôi đã không làm được điều họ mong muốn. Tôi thật sự cảm thấy đau cho chọn lựa sai lầm của em.
Như trường hợp của bệnh nhân trên là mù mắt và khi tai biến đã xảy ra hầu như khó có thể phục hồi lại được” – bác sĩ Ánh Tú nói.
Nữ bác sĩ luôn cố gắng cảnh báo các biến chứng khi dại dột làm đẹp tại các cơ sở trôi nổi cho người dân trên truyền thông.
Vì chứng kiến nhiều hậu quả đau lòng do sự dại dột của bệnh nhân, bác sĩ Ánh Tú mỹ luôn muốn thông tin cảnh báo về các tai biến và cung cấp những phương pháp làm đẹp an toàn đến cho tất cả người dân.
Cũng có đôi lần cô băn khoăn, rằng việc này sẽ đụng chạm đến những thế lực xấu xa và mình sẽ bị đe dọa. Nhưng tinh thần vì sức khỏe cộng đồng đã tiếp cho cô sự can đảm.
“Vẻ đẹp nằm trong đôi mắt kẻ si tình”
Bác sĩ Ánh Tú nhận định, hiện nay cuộc sống người dân Việt Nam tốt hơn nên nhu cầu thẩm mỹ tăng cao, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành Da liễu thẩm mỹ. Chỉ tính riêng tại khoa Thẩm mỹ da của BV Da liễu TP.HCM, trong 3 năm qua số người đến điều trị đã tăng từ 24.000 ca lên đến 36.000 ca/năm.
Đối tượng khách hàng trước đây chỉ có phụ nữ thì nay có thêm nam giới và người chuyển giới đến khoa điều trị. Đó là chưa kể việc tiếp nhận và xử trí số lượng khá lớn các trường hợp tai biến do “làm đẹp” ở bên ngoài.
Chính vì thế là một nhân viên y tế trong lĩnh vực da liễu, bác sĩ Ánh Tú luôn cập nhật những xu hướng thẩm mỹ mới nhất.
Bác sĩ khuyên chị em đẹp bền vững là làm đẹp an toàn.
Tuy nhiên khi hỏi về quan điểm “đẹp” của mình thì cô lại cho rằng, đẹp là… không nên chỉnh sửa gì cả.
“Hiện nay với các nước Châu Á , phụ nữ vẫn chuộng khuôn mặt trái xoan. Riêng nam giới trẻ Á Đông có sự thay đổi, chuyển sang xu hướng thích khuôn mặt hơi thon, mềm mại thay cho khuôn mặt góc cạnh nam tính như trước đây.
Riêng c á nhân tôi thấy nếu bệnh nhân không có khiếm khuyết quá lớn , tôi luôn thích điều trị làm đẹp theo kiểu tự nhiên, hài hòa.
Phải làm sao để mọi người xung quanh đều nhận thấy bệnh nhân đẹp hơn nhưng không phát hiện đã có can thiệp thẩm mỹ . Hay như người ta thường nói, vẻ đẹp nằm trong đôi mắt kẻ si tình” – bác sĩ chia sẻ.
Từ kinh nghiệm bản thân, Phó khoa Thẩm mỹ da, BV Da liễu TP.HCM nhận định làm đẹp là nhu cầu chính đáng, nhưng phải an toàn.
Do đó người dân cần chọn lựa các cở sở y tế thẩm mỹ uy tín, tìm hiểu thật kỹ các phương pháp làm đẹp và không nên vội tin vào những lời quảng cáo hấp dẫn.
“Nếu bệnh nhân không có khiếm khuyết quá lớn, tôi luôn thích điều trị làm đẹp theo kiểu tự nhiên, hài hòa”.
Đối với các thế hệ đàn em sau mình, cô nhắn nhủ một khi đã chọn ngành y là chọn học suốt đời, phải luôn trau dồi chuyên môn, tự đào tạo và cập nhật kiến thức.
Khi kiến thức vững vàng, toàn diện sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quát, đa chiều, giúp hiệu quả điều trị đạt được cao nhất và ít nguy cơ rủi ro tai biến nhất.
“Chỉ có người nào hay tự hài lòng với chính mình mới bị tụt hậu và hạn chế. Thực sự từ khi mới vào nghề đến giờ, tôi chưa bao giờ cho phép bản thân ngưng học hỏi để hoàn thiện” – bác sĩ Tú khẳng định.
Nhắc đến bác sĩ, chúng ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh những con người khô khan, ít cảm xúc. Thế nhưng đâu phải ai cũng biết, phía sau họ là vô số những câu chuyện đáng nhớ về nghề, những lần “đỏ mặt” vì các ca bệnh nhạy cảm hay các giờ phút “cân não” giành giật sự sống cho bệnh nhân…
Chuyên mục “CHÂN DUNG BÁC SĨ” sẽ giống như “người kể chuyện” hộ các bác sĩ, giúp người đọc chạm đến những tâm tư của người mặc áo blouse trắng mà trước giờ ít được tiết lộ!
Nỗi lòng của một người con có mẹ làm ngành Y trong mùa COVID-19: 'Chiều nào còn được rước mẹ về là mình còn cảm thấy hạnh phúc thật sự'
Trong những ngày dịch COVID-19 quay lại, có lẽ vất vả nhất là những nhân viên y tế đang ngày đêm làm việc không ngừng nghỉ. Mới đây, dòng chia sẻ của bạn nam có tên K.H về người mẹ đang làm trong ngành Y đã khiến nhiều người xúc động.
Những ngày vừa qua, sự xuất hiện của nhiều ca nhiễm COVID-19 mới tại Đà Nẵng khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Trong đó, số người nhiễm liên qua đến các bệnh viện ở Đà Nẵng khá đông. Và trong "cuộc chiến" mới với COVID-19, vất vả nhất là các bác sĩ, nhân viên y tế đang ngày đêm làm việc để giúp đỡ bệnh nhân.
Hy sinh thời gian dành cho gia đình, làm việc trong môi trường có khả năng lây nhiễm cao, có thể bị cách li bất kì lúc nào, những nhân viên y tế xứng đáng được gọi là những "người hùng áo trắng". Mới đây, bạn K.H (Q.Tân Phú) đã có một bài chia sẻ cảm động về mẹ mình, đang làm việc trong ngành Y. Bài viết đã khiến nhiều người xúc động. Bạn viết:
"Mẹ mình làm trong một bệnh viện lớn của thành phố, ngày nào group zalo chung của khoa cũng có tin báo. Mẹ kể giám đốc bệnh viện khuyên nhân viên đi làm xong là phải về nhà liền, không được đi lung tung, ra đường phải đeo khẩu trang... Nhưng quan trọng nhất là với các chị nữ, ngày nào được nghỉ thì tranh thủ đi mua đồ ăn tích trữ cho gia đình, ít nhất là 2 tuần, vì có thể bị đi cách li bất kì lúc nào nếu khoa đó có người nghi nhiễm COVID-19. Ngày nào mẹ mình cũng đi ra chợ mua vài miếng thịt, mớ rau... rồi đong đếm khẩu phần ăn cho đủ các ngày, sợ lỡ cách li thì không ai đi chợ, nấu ăn cho cả nhà.
Gần đây, bác giám đốc còn nói vui với nhân viên là ngày nào còn được về nhà thì còn chưa sao, nên phải tranh thủ về sớm với gia đình. Bảo là vui mà sao nghe mẹ kể xong thấy mắt cay cay. Chiều nào mình hoặc ba còn chạy xe đến đứng đợi ở cổng bệnh viện rước mẹ về là ngày đó mình còn cảm thấy hạnh phúc thật sự.
Với các bạn không có ba mẹ làm trong ngành y hoặc những ngành liên quan trực tiếp đến cuộc chiến chống dịch thì bữa cơm gia đình là điều bình thường, nhưng với mình giờ đây mọi thứ đều trở nên quý báu.
Các bác sĩ, nhân viên y tế cũng có gia đình, họ có quyền được vui sống bên những người thân yêu như bao người khác. Nên trong lúc họ đang thực hiện nhiệm vụ chống dịch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì xin mỗi người cũng nâng cao ý thức, tuân thủ nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế và đặc biệt là đừng trốn cách li nữa. Số người bị nghi nhiễm/ nhiễm bệnh tăng lên mỗi ngày đồng nghĩa sẽ có thêm nhiều gia đình phải xa cách người thân".
Thông điệp của dòng chia sẻ nhanh chóng được lan toả trên mạng xã hội. Đối với bạn, COVID-19 là một đại dịch, nhưng đối với nhiều các nhân viên y tế, đây là một cuộc chiến. Có vất vả, có khó khăn và có cả những ngổn ngang phía trước, nhưng họ vẫn ngày đêm cống hiến hết mình.
Bác sĩ xăm trổ nhiều nhất thế giới Trước khi trở thành bác sĩ, Sarah Gray từng đăng quang Hoa hậu Xăm Australia 2017 và làm người mẫu bìa tạp chí Inked Magazine đình đám. Sarah Gray (31 tuổi), làm việc tại Bệnh viện Hoàng gia Adelaide (Australia), chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình, còn được biết đến với cái tên "Bác sĩ xăm trổ nhiều nhất thế giới", theo Metro....