Nữ bác sĩ xăm trổ đầy mình làm điều chưa từng có trong ngành y tế
Nữ bác sĩ Sarah Grey đang thực hiện “sứ mệnh” để “truyền bá sự chấp nhận hình xăm” trong ngành y tế.
Sarah Grey muốn phá vỡ những định kiến về những người có hình xăm.
Sarah Grey từng là cựu hoa hậu Inked Australia là một người mẫu có vai trò đáng kể trong cộng đồng xăm hình.
Người mẫu, đồng thời là chuyên gia y tế này làm việc như một thực tập sinh tại một bệnh viện ở Adelaide. Với ý tưởng mang hình xăm đến gần hơn với mọi người, nữ bác sĩ 31 tuổi này muốn phá vỡ những định kiến xung quanh những gì một bác sĩ cần có.
Video đang HOT
Sarah có hình xăm đầu tiên ở tuổi 16 và tự mô tả mình là một “nhà sưu tầm nghệ thuật”. Nói với Sunrise, một chương trình tin tức của Australia cô nói: “Nếu bạn tự tin và có năng lực trong công việc, điều đó thực sự không quan trọng với bạn. Tôi chỉ đang cố gắng ủng hộ để mọi người được sống thật với mình, với đam mê xăm hình dù bạn có làm việc trong ngành y.”
Sarah có 62,4k người theo dõi trên Instagram. Cô thường xuyên đăng bài về hình xăm của mình cho những người theo dõi cô.
Theo Danviet
Hộ chiếu 'chiến sỹ toàn quyền', bảo bối cực hiếm chỉ 500 người có
Theo tờ Independent, chỉ có 500 người trên khắp thế giới sở hữu cuốn hộ chiếu của Dòng chiến sĩ toàn quyền Malta được Giáo hoàng Paschal công nhận vào năm 1113.
Hộ chiếu là loại giấy tờ mà bất kỳ ai muốn xuất, nhập cảnh tại các cảng, sân bay hàng không quốc tế cần phải có. Mỗi năm, các quốc gia trên khắp thế giới in hàng triệu cuốn hộ chiếu để phục vụ người dân. Tuy nhiên, hộ chiếu cũng có rất nhiều loại, dành cho nhiều đối tượng mục đích khác nhau.
Hiện tại, trên thế giới lưu hành một cuốn hộ chiếu vô cùng đặc biệt, chỉ khoảng 500 người sở hữu. Nó có phông chữ vàng trên nền bìa đỏ sẫm. Nhiều người có thể nhầm lẫn đó là hộ chiếu của nước Anh. Tuy nhiên, đó là hộ chiếu Ordre Souverain Militaire de Malte (Dòng chiến sĩ toàn quyền Malta).
Hộ chiếu Ordre Souverain Militaire de Malte (Dòng chiến sĩ toàn quyền Malta). Ảnh: Independent
Theo Lệnh chủ quyền của Malta, hộ chiếu sẽ chỉ được cấp cho các thành viên của Hội đồng chủ quyền (chính phủ), bao gồm những người đứng đầu và các thành viên của Cơ quan ngoại giao và một vài trường hợp ngoại lệ đối với các nhân vật cấp cao phụ trách một nhiệm vụ đặc biệt.
Hộ chiếu chỉ có hiệu lực trong bốn năm và được liên kết chặt chẽ bởi thời hạn của một nhiệm vụ nhất định của Lệnh.
Sắc lệnh có chủ quyền của Malta duy trì quan hệ ngoại giao với 106 quốc gia, nghĩa là tất cả các quốc gia này chấp nhận hộ chiếu ngoại giao như một hình thức hợp lệ. Hộ chiếu bao gồm các tính năng sinh trắc học và tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Bên trong cuốn hộ chiếu được chấp nhận tại hơn 100 quốc gia. Ảnh: Independent
Hiện tại, những người sở hữu cuốn hộ chiếu Malta đang hoạt động tại 120 quốc gia, hỗ trợ các công việc liên quan đến y tế, xã hội và nhân đạo.
Được sở hữu một trong số 500 hộ chiếu hiếm nhất thế giới là mong muốn của rất nhiều người.
Khổng Hồng (Tổng hợp)
Theo vietnamnet
Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Việt Nam đủ năng lực đăng cai sự kiện quốc tế lớn "Với sự chuẩn bị chu đáo trong thời gian qua từ khâu lễ tân, hậu cần, an ninh, y tế, truyền thông, chứng tỏ Việt Nam đầy đủ năng lực đăng cai các sự kiện quốc tế lớn", Bà Lê Thị Thu Hằng- Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết tại Trung tâm báo chí quốc tế phục vụ Hội...