Nữ bác sĩ trần tình việc gác chân đối thoại với người nhà bệnh nhân
“Tôi thấy tư thế ngồi của mình là sai. Tôi nhận lỗi, rút kinh nghiệm nhưng về biểu hiện, thái độ với người bệnh và chuyên môn của mình, tôi không sai”, BS Minh trần tình.
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ một clip của ông bố đưa con đi khám mắt tại phòng khám nhi của Bệnh viện Mắt Trung ương bức xúc việc bác sĩ khám mắt nhưng không dùng thiết bị máy móc và gác chân lên ghế khi nói chuyện với bệnh nhân.
Theo như lời của người bố bệnh nhi, anh muốn bác sĩ khám lại bằng máy móc vì cháu bé bị cận thị nhưng bác sĩ chỉ vạch mắt của cháu ra khám và kết luận cận thị nặng.
Khi bố bệnh nhi quay lại đối chất với bác sĩ đòi khám lại. Bác sĩ này đã giải thích cho họ, tuy nhiên điều khiến người bệnh bức xúc đó là tư thế ngồi gác chân của nữ bác sĩ. (Vừa nói chuyện với bệnh nhân nhưng bác sĩ này vẫn để chân lên ghế ngồi của bệnh nhân và nói chuyện).
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương xác nhận, người bị phản ánh trong clip là TS.BS Nguyễn Thị Minh, hiện đang công tác tại Khoa Mắt trẻ em – Bệnh viện Mắt Trung ương.
Cũng liên quan đến sự việc này, TS.BS Nguyễn Thị Minh đã trần tình với báo chí.
Theo BS Minh, sự việc xảy ra từ hôm 21/7/2017, thời điểm đó bác sĩ này khám cho bệnh nhân Đ.H.V.A (8 tuổi, Quảng Ninh).
“Về chuyên môn, bác sĩ chịu trách nhiệm với chẩn đoán của mình, khám cho bé với đầy đủ quy trình, máy móc cần thiết”, BS Minh cho hay.
TS Minh chỉ thừa nhận tư thế ngồi co chân trên ghế không đẹp mắt, còn về chuyên môn, nữ bác sĩ này không sai phạm.
Video đang HOT
“Tôi thấy tư thế ngồi của mình là sai. Tôi nhận lỗi, rút kinh nghiệm nhưng về biểu hiện, thái độ với người bệnh và chuyên môn của mình, tôi không sai”, BS Minh trần tình.
BS Minh lý giải do bị ảnh hưởng về tâm lý, căng thẳng, mệt mỏi, không tự chủ được hành vi chân tay nên bà có tư thế ngồi như vậy.
“Ngày thường, khi khám cho bệnh nhân tôi cũng không ngồi tư thế ngồi kiểu đó”, bà Minh cho hay.
Bác sĩ gác chân lên ghế nói chuyện với bệnh nhân. Ảnh cắt từ clip
Cũng theo TS.BS Nguyễn Thị Minh, sau sự việc, bà thấy mình bị tổn thương bởi tôi chưa làm gì sai cho bệnh nhân nhưng nhiều người đã vội đánh giá chuyên môn, thái độ của người thầy thuốc, cho rằng bác sĩ khám qua loa cho người bệnh.
Cụ thể, khi bác sĩ khám cho bệnh nhân Đ.H.V.A , bác sĩ kê đơn thuốc, giải thích với mẹ và dặn 5 ngày sau tái khám, người mẹ cùng em bé ra ngoài.
Sau khi bệnh nhân tiếp theo được vào khám, có hai người đàn ông xông vào phòng khám, đòi bác sĩ khám lại cho bệnh nhân trên máy móc, vì họ nghe phản ánh, bác sĩ chỉ “vạch mắt, soi soi” rồi kết luận mà không được khám trên các máy móc.
Người đàn ông này nhất định yêu cầu khám lại trên máy móc trong phòng, khám lại tử tế cho bệnh nhi.
“Lúc đó, tôi cũng giải thích với người bệnh là tôi đã khám cho bệnh nhân đầy đủ. Mỗi máy móc lại dành cho một loại bệnh và việc khám cho con của họ tôi đã khám đủ bằng các máy móc phù hợp với chẩn đoán cận thị. Nếu chưa hài lòng, chưa tin tưởng bác sĩ tôi sẽ giới thiệu hội chẩn ở cấp cao hơn”, bác sĩ Minh kể lại sự việc.
TS Minh khẳng định, với kiến thức chuyên môn của một bác sĩ chuyên về cận thị trẻ em suốt 30 năm nay, bà đã khám cho bệnh nhân đầy đủ theo đúng quy trình khám bệnh của bệnh viện.
Liên quan đến sự việc, bác sĩ có tư thế ngồi không đẹp khi đối thoại với bệnh nhân, Bộ Y tế đã yêu cầu Bệnh viện Mắt Trung ương xem xét hình thức xử lý bác sĩ TS.BS Nguyễn Thị Minh. Kết quả giải quyết vụ việc báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 25/9.
Theo Danviet
HN bùng phát dịch đau mắt trái mùa, 200 người đến bệnh viện/ngày
Dù mới đầu năm nhưng dịch đau mắt đỏ tại Hà Nội đã bùng phát mạnh, mỗi ngày BV Mắt TƯ tiếp nhận 150-200 người đến khám.
BV Mắt TƯ cho biết, dịch đau mắt đỏ thường bùng phát vào tháng 9 - 10 hàng năm, nhưng năm nay do mùa đông ấm, ẩm nên số bệnh nhân đã gia tăng nhanh sau Tết.
BS Hoàng Minh Anh, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết hiện mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 150-200 bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị, tương đương đợt cao điểm của dịch.
Thời tiết ấm, ẩm tạo điều kiện cho dịch đau mắt đỏ bùng phát mạnh
Bệnh nhân chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, đa số là trẻ em hoặc những người có sức đề kháng kém.
BS Minh Anh khuyến cáo, trong điều kiện thời tiết hiện nay, virus đau mắt đỏ sẽ phát tán rất nhanh thành dịch, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, mắc rồi vẫn có thể mắc tiếp.
Khỏi bệnh vẫn có thể lây bệnh
Bệnh đau mắt đỏ lây nhanh qua tiếp xúc với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt và các vật dụng có dính nguồn lây...
Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính. Tuy nhiên có không ít trường hợp chủ quan khiến bệnh kéo dài, mắt phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc... nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực sau này.
Đáng lưu ý mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi khỏi 1 tuần.
Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh, nên nghỉ học, nghỉ làm để tránh lây lan.
Khi bị bệnh, người bệnh cần lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn; Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
"Khi đau mắt đỏ, tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị vì có thể không đúng chủng loại, đặc biệt dùng các thuốc chứa corticoid có thể để lại biến chứng dẫn đến mất thị lực", BS Minh Anh khuyến cáo.
(Theo Vietnamnet)
BV Mắt TƯ lên tiếng về vụ thiếu chỗ gửi xe, "phớt" lời Bộ trưởng Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, thiếu chỗ gửi xe cho bệnh nhân, bệnh viện cũng không có cách giải quyết vì nằm ngoài thẩm quyền. BV Mắt TƯ luôn thiếu chỗ gửi xe, bệnh nhân phải gửi ở ngoài với giá "cắt cổ" Ngày 26/7, trao đổi với phóng viên, bà Trịnh Thị Hồng Lý- Phó trưởng phòng Tổ chức cán...