Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: ‘Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi’
Dưới sự tàn phá của đại dịch COVID-19, nữ bác sĩ Cecilia Bartalena phải vượt qua từng ngày trong thấp thỏm vì sợ bị lây nhiễm, nhưng cô không thể vứt bỏ trách nhiệm của một lương y.
Bác sĩ Cecilia Bartalena mỏi mệt sau ca trực dài ở phòng cấp cứu của Bệnh viện Cisanello, Pisa, Italy. Chồng cô, nhạc sĩ Lozenzo Marianelli, là người chụp bức ảnh này hôm 31/3.
Chiếc khẩu trang treo lủng lẳng trên mô hình lâu đài trong nhà của nữ bác sĩ 35 tuổi. Cảm kích trước sự trân trọng mà cả nước dành cho đội ngũ y bác sĩ, song Bartalena không cho rằng mình là một anh hùng, bởi cô thực sự rất sợ bị nhiễm bệnh.
Mỗi lần vào khu cách ly, cô đều tự hỏi: “Tại sao mình đảm nhận trách nhiệm này?”, câu trả lời chắc chắn không phải vì tiền. “Tôi muốn cứu bệnh nhân, vì họ đã bị dồn vào bước đường cùng. Tôi làm thế vì bệnh nhân, cũng vì các đồng nghiệp của mình… Chúng tôi không phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi”, cô nói trong đoạn video ngắn về cuộc sống gia đình được gửi đến Reuters.
Sau thời gian làm việc, Bartalena trở về nhà, ngồi bên con gái Petra Marianelli và mèo cưng Sagoma. Thế nhưng, nỗi sợ hãi bị lây bệnh đeo bám nữ bác sĩ từ bệnh viện về đến căn hộ nhỏ, nơi cô sống cùng người chồng 37 tuổi và cô con gái mới lên 4. “Petra vừa ôm tôi, tôi liền nơm nớp lo sợ 15 ngày sau con bé sẽ phát bệnh. Chồng tôi vừa ho húng hắng, tôi sẽ nghĩ đều do lỗi của mình. Vì vậy, tôi phải cố gắng suy nghĩ tích cực và tự an ủi rằng mình đang phấn đấu vì một tương lai tốt hơn”, cô chia sẻ.
Cecilia Bartalena tranh thủ dùng bữa sáng lót dạ trước khi bắt đầu một ngày dài trong bệnh viện.
Vì sợ lây bệnh cho chồng con, Bartalena chọn cách ngủ trong phòng riêng, dùng phòng tắm riêng và không dùng bữa cùng hai người. Thế nhưng, nỗi sợ về sự lây lan của virus vẫn ám ảnh cô từng giây từng phút. “Tôi cảm thấy mình bẩn và không thoải mái khi giao tiếp với mọi người. Vô tình gặp ai đó trên đường cũng khiến tôi giật thót. Nếu đang đi xuống cầu thang mà trông thấy một người hàng xóm, tôi sẽ bỏ chạy”, cô nói. “Vừa từ bệnh viện về nhà, tôi lập tức tắm rửa nhưng vẫn không cảm thấy sạch sẽ”.
Con gái là liều thuốc xoa dịu tâm trạng căng thẳng của Bartalena mỗi khi kết thúc ca trực. Cô không sao quên được thuở trước, khi bác sĩ có mối quan hệ gắn kết với bệnh nhân và gia đình của họ, có đủ thời gian giúp họ vượt qua những quyết định gian nan, và nếu cần thiết, chuẩn bị tâm lý để gia đình bệnh nhân đón nhận tình huống xấu nhất.
“Quãng thời gian đó đã là quá khứ”, cô chia sẻ. “Giờ đây, chúng tôi chỉ có thể gọi điện thoại, nói với người nghe rằng họ bị bệnh và bác sĩ không thể làm gì hơn, nhưng họ không tin”.
Video đang HOT
Cecilia Bartalena ngồi trên giường trong phòng ngủ của con gái. Từ khi quyết định tự cách ly, cô đã quen với việc ngủ một mình trên chiếc giường này.
Niềm khao khát được ôm con và nỗi lo bé bị lây nhiễm virus khiến Bartalena sống trong giằng xé.
Bác sĩ Bartalena và đồng nghiệp khử trùng tay trước khi bắt đầu làm việc.
Cecilia Bartalena tháo khẩu trang sau khi kết thúc ca làm việc tại khoa cấp cứu thuộc Bệnh viện Cisanello, Pisa, Italy.
Bartalena trong bộ đồ bảo hộ trước khi vào khu cách ly bệnh nhân COVID-19. “Chúng tôi túc trực trong phòng cấp cứu khoảng 6 tiếng. Trong thời gian đó, tôi không thể ăn uống hay đi vệ sinh, rất khó chịu. Vì công suất của bộ lọc vi khuẩn, virus giảm dần theo thời gian, chúng tôi chỉ được nán lại ở phòng mỗi bệnh nhân tối đa 10-15 phút”, cô nói.
Thanh Vân
Bộ tranh cảm động về những bác sĩ thầm lặng chiến đấu chống đại dịch Covid-19
Những ngày này, cộng đồng mạng liên tục chia sẻ bộ tranh tái hiện về những hi sinh, cống hiến của các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, tình nguyện viên đang chiến đấu với dịch Covid-19.
Trang Boredpanda vừa đăng tải bộ tranh tổng hợp những hình ảnh đẹp của đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm chống chọi với đại dịch Covid-19.
Những bức tranh do họa sĩ 39 tuổi người Iran - Alireza Pakdel vẽ đã giúp truyền đi thông điệp về tinh thần đoàn kết trong chiến đấu với dịch bệnh và động viên tinh thần của những y bác sĩ, những người tình nguyện trên tuyến đầu chống đại dịch.
Những y bác sĩ, nhân viên y tế là những thiên thần thầm lặng.
Đang gắng sức phá bỏ gông cùm bệnh tật
Một tập thể đoàn kết cùng tham gia trong chặng đua tiếp sức giành giật sự sống cho bệnh nhân trước tử thần Covid-19
Ngày ngày chăm sóc bệnh nhân, không được ở bên gia đình thân yêu nhưng họ luôn có điểm tựa tinh thần vững chắc
Không quản ngại hy sinh thân mình vì cộng đồng
Luôn cùng các lực lượng siết chặt virus không cho bùng phát
Các bác sĩ tuyến đầu chính là lá chắn bảo vệ, giúp bệnh nhân chiến đấu với tử thần
Bệnh nhân sẽ được an toàn trong vòng tay của các y bác sĩ
Họ vừa phải chiến đấu với mầm bệnh và vừa phải giúp bệnh nhân giữ vững tinh thần lạc quan trước bệnh dịch
Tạo nên một bức tranh tươi sáng cho những người mắc bệnh
Bên cạnh việc chăm sóc bệnh nhân, họ phải đấu trí tìm cách tiêu diệt virus
Bước vào trận chiến như bước vào một mê cung - kiểu gì cũng sẽ tìm được lối ra
Giúp bệnh nhân thoát khỏi vũng lầy bệnh tật
Một phần không thể thiếu để giữ cuộc sống bình an: các chiến sĩ cầm súng gìn giữ hòa bình, những người lính cứu hỏa dập tắt các đám cháy và các y bác sĩ đẩy lùi bệnh tật.
Luôn luôn đề cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa sự xâm nhập của virus
Bởi ngoài xã hội là các vòng vây của virus
Sứ mệnh của họ là tiêu diệt virus và mang lại sự sống cho nhân loại
Quên thân mình để bảo vệ cộng đồng
Các y bác sĩ đang từng ngày, từng giờ chiến đấu tìm cách tiêu diệt virus Sars-Covi- 2 mang lại bình yên cho cuộc sống.
Lam Giang
Nữ y tá bật khóc xin nghỉ việc vì bị cấm đeo khẩu trang N95 trong lúc điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 Vera có những hóa đơn phải thanh toán và cô cũng rất yêu công việc ở bệnh viện. Nhưng ngày 30/3, nữ y tá vẫn quyết định từ bỏ mọi thứ để đổi lại sinh mạng của chính mình và người thân trong gia đình. Đại dịch Covid-19 đang tiếp tục bùng phát mạnh mẽ ở Mỹ khi có hơn 290.000 người mắc...