Nữ bác sĩ pháp y xinh đẹp nhất Trung Quốc: Phá bỏ định kiến giới tính trong công việc, bất chấp mọi hoàn cảnh để đưa sự thật ra ánh sáng
Được mệnh danh là nữ bác sĩ pháp y tài giỏi và xinh đẹp nhất Trung Quốc, Vương Tuyết Mai đã tham gia vào hàng loạt những vụ trọng án và giúp tìm được công lý.
Tuy nhiên, vào năm 2013, cô bất ngờ tuyên bố từ chức và rời khỏi ngành Pháp y khiến nhiều người tiếc nuối.
Nữ bác sĩ pháp y tài giỏi với lòng tôn kính dành cho người đã khuất
Vương Tuyết Mai, sinh năm 1956, từng giữ chức phó giám đốc Hiệp hội Pháp y Trung Quốc của Viện kiểm sát nhân nhân tối cao. Tuy nhiên, trong quá trình công tác bà đã gặp phải một vụ án chính trị hỗn loạn khiến bà không còn tin vào công lý và quyết định từ chức vào năm 2013. Đến hôm nay, khi nhắc về Vương Tuyết Mai, nhiều người vẫn không khỏi ngưỡng mộ trước sự tài ba của bà. Công việc pháp y đối với một người không phải là việc đơn giản, nhưng khi Vương Tuyết Mai đảm nhận trọng trách này khiến nhiều người tò mò hơn.
Được biết, năm 1970, Vương Tuyết Mai tham gia quân đội khi mới 14 tuổi. Ba năm sau, cô được phân công làm việc tại bệnh viện nhi đồng Tây An và làm y tá trưởng. Năm 1978, cô đậu vào Đại Học Y Tây An chuyên ngành pháp y và đến năm 1983 lấy bằng cử nhân.
Thừa thắng xông lên, Vương Tuyết Mai học tiếp lên Thạc sĩ và nhanh chóng tốt nghiệp với thành tích đáng ngưỡng mộ. Thời điểm đó, Vương Tuyết Mai là ngôi sao sáng của trường khi là nữ sinh viên duy nhất tốt nghiệp khoa pháp y. Sau khi ra trường, cô được nhận vào làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trở thành bác sĩ pháp y toàn thời gian đầu tiên tại đây.
Trên thực tế, không dễ gì để trở thành một bác sĩ pháp y khi phải đối diện với người chết nhiều hơn người sống. Trong một cuộc phỏng vấn với Chinanews, Vương Tuyết Mai chia sẻ rằng, cô chưa bao giờ quên được tâm trạng lần đầu tiên đến hiện trường vụ án. Cô nói: “Trước khi đến nơi, tôi từng tưởng tượng đến những viễn cảnh ấy, nhưng trên thực tế nó thật sự rất đáng sợ. Tuy nhiên, với tư cách là một bác sĩ pháp y, bạn phải giả vờ như không sợ, giả vờ bình tĩnh để làm việc hiệu quả”.
Đối diện với người chết không hề đơn giản như mọi người nghĩ. Vương Tuyết Mai nói rằng, cảm giác của một bác sĩ pháp y khi đối diện với người chết là phải biết an ủi linh hồn của họ, giúp họ truyền đạt những lời chưa được nói với người thân yêu. Vương Tuyết Mai đã tiếp xúc với rất nhiều vụ án khác nhau, trong đó mỗi trường hợp có đều có những cảm xúc đặc biệt. Điều quan trọng nhất là bác sĩ pháp y phải có một sự tôn kính đối với những người đã khuất, bất kể họ đã từng làm gì.
Vương Tuyết Mai thực sự là một “chiến binh” trong ngành Pháp y
Video đang HOT
Đối với công việc pháp y, nhiều người cảm thấy rất bí ẩn. Nếu như người làm pháp y là nữ giới thì sẽ khiến họ càng tò mò hơn. Trong mắt của Vương Tuyết Mai, việc trở thành bác sĩ pháp y không có sự phân biệt giới tính. Cô nhận định: “ Điều quan trọng nhất đối với một bác sĩ pháp y đó là phải trung thực, chân thành, đa cảm và đối xử tử tế với người khác”.
Với kinh nghiệm làm việc trong ngành hơn 30 năm, cô khẳng định rằng, nữ bác sĩ pháp y không phải là những người gan dạ mạnh mẽ như nhiều người vẫn nghĩ, họ vẫn cần được che chở và chăm sóc nhiều hơn sau những vụ án.
Ngoài ra, để trở thành một bác sĩ pháp y giỏi, trước tiên phải quên đi giới tính. “Hiện trường vụ án, phòng giải phẫu, phòng thí nghiệm bệnh lý, phòng phân tích,.. tất cả những nơi này là chiến trường của bạn, và bạn là chiến binh, không phải là người phụ nữ chân yếu tay mềm”, Vương Tuyết Mai khẳng định.
Ở tuổi 30, Vương Tuyết Mai từng bị chảy máu cổ tử cung nghiêm trọng nhưng cô không để chuyện đó ảnh hưởng đến công việc của mình. Lúc bệnh tình trở nặng, Vương Tuyết Mai từng mạnh mẽ đấu tranh trong phòng phẫu thuật suốt 8 tiếng.
Sự nhiệt huyết trong công việc của Vương Tuyết Mai khiến nhiều người vô cùng ngưỡng mộ, bằng chứng cho thấy trước khi sinh con 8 ngày, cô đã mang một cái bụng lớn để khám nghiệm tử thi. Khi một số người hỏi rằng cô muốn thai giáo trước khi sinh hay không, cô điềm nhiên trả lời: “Khi tôi chọn nghề này thì đã biết rằng mình phải đánh đổi rất nhiều”.
Năm 2013, Vương Tuyết Mai bất ngờ tuyên bố rút khỏi ngành pháp y sau một vụ án chính trị gây tranh cãi. Ở thời điểm đó, vụ án này được cảnh sát kết luận nạn nhân tử vong do tai nạn, nhưng Vương Tuyết Mai cho rằng sâu xa vụ án có uẩn khúc. Hiện tại, vụ án kia vẫn còn là một ẩn số khiến truyền thông tốn nhiều giấy mực.
Nói về Vương Tuyết Mai, nhiều người trong ngành nhận định rằng, sự tài năng của cô có thể so sánh với các bác sĩ pháp y ở Châu Âu và Châu Mỹ. Trong suốt thời gian công tác, Vương Tuyết Mai đã cùng bộ phận cảnh sát phá hơn hàng trăm vụ án nghiêm trọng, mổ xẻ hơn 600 thi thể để tìm ra công lý, đưa chân tướng ra ánh sáng.
(Nguồn: Chinanews)
Theo Helino
Ngôi nhà cửa mở thẳng vào 'địa ngục', chuyện khó tin có thật ở Sài Gòn
Ngoài cổng nghĩa trang, cháu dâu bà Hương mở quán bán nước uống, đồ ăn vặt. Giữa nghĩa trang, bà và con trai dựng nhà ở hơn 50 năm qua.
Hai căn nhà cấp bốn của mẹ con bà Bùi Xuân Hương, 80 tuổi nằm giữa nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lữ (phường Bình Trưng Đông, Quận 2, TP.HCM). Xung quanh là hơn 1200 ngôi mộ nằm sát nhau, cây xanh um tùm.
Nghĩa trang này ngăn cách với bên ngoài bằng bức tường bao quanh, cao 5m. Ban ngày, bà Hương mở cổng cho thân nhân người đã khuất vào thăm mộ. Ban đêm, bà đóng cổng lại để giữ yên bình cho gia đình mình và hàng ngàn phần mộ.
Ngoài cổng, cháu dâu bà Hương dựng bàn ghế bán nước uống, đồ ăn vặt cho người qua đường, thân nhân người mất đến thăm mộ. Ảnh: T.A.
Giọng chậm rãi, bà Hương kể về lý do gia đình bà được cất nhà ngay giữa nghĩa trang. 'Đất nghĩa trang này do hai hội Kiến An và Ngọc Lữ hùn tiền với nhau mua từ năm 1969, giá 1,9 triệu đồng. Sau đó, họ đưa người thân mất đến chôn. Họ sợ người mất lạnh lẽo nên muốn có ai đó vào xây nhà ở cho có người ra vào. Vợ chồng tôi được chọn vì hay đến nhổ cỏ, lau rửa các phần mộ. Tôi ở đây từ năm 1969 đến giờ'.
Sống giữa không gian âm u của người chết nhưng 50 năm qua, cả gia đình bà Hương thấy như đang sống giữa khu dân cư sầm uất. Bà quan niệm, sống bên người chết cũng như sống bên người sống. Đã là hàng xóm của nhau, mình sống sạch sẽ, không quậy phá thì không ai làm gì được mình.
'Nhà tôi cũng có điện nước sạch để dùng. Các ngày lễ Tết, bạn bè, người thân của tôi và các con đến nhà chơi. Khi nhà có tiệc, tôi cũng thuê rạp về dựng làm nơi đãi khách', cụ bà sinh năm 1940 nói.
Căn nhà cấp bốn của bà Hương được bao phủ bởi cây xanh, tứ phía là mộ người mất. Ảnh: T.A.
Chỉ riêng phần nước rửa mộ là hơi khó cho bà một chút. Do đất ở nghĩa trang thấp hơn, bà phải xin đặt giếng khoan ở một nhà trong khu dân cư, dùng 4-5 bình lớn chứa nước. 3-4 ngày bà bơm nước một lần.
'Lau rửa mộ hơi tốn nước, tôi dùng nước giếng khoan cho tiết kiệm. Khoan giếng ở ngay đây không được', bà Hương giải thích.
Cụ bà cho biết, trước đây, nghĩa địa này không có tường bao quanh như bây giờ. Các con nghiện vào hút chích thường xuyên, những người vô gia cư, hành nghề trộm cắp, cướp giật hay vào nghĩa trang trải chiếu, đắp chăn nằm ngủ. Cả nhà bà chỉ biết bảo nhau, vô tình gặp họ thì nên vô nhà đóng cửa lại hoặc vờ như không biết gì. Khi họ rời đi thì ra thu dọn kim tiêm, rác thải, lau chùi mộ rồi thắp hương xin lỗi người mất.
'Mấy người đó họ hung hăng, không kiểm soát được tính khí, tốt nhất mình đừng làm họ giận', cụ bà có thâm niên 50 năm làm nghề trông mộ nói.
Bà Hương cho biết, bà sẽ sống ở nghĩa trang này đến khi nó giải tỏa, vì nơi đây đã gắn bó với cả tuổi thanh xuân của bà. Ảnh: T.A.
Bà cho biết, vợ chồng bà có bốn người con. Có ba người làm giáo viên, sau khi lập gia đình họ ra ngoài mua nhà ở. Anh Đặng Hùng Anh là con cả, bỏ học giữa chừng, công việc không ổn định. Khi lấy vợ, sinh con, anh xây nhà sát nhà mẹ ở.
Hiện cả gia đình bà Hương có 8 người, gồm bà, vợ chồng con trai, vợ chồng cháu trai và ba cháu nội sống trong hai căn nhà cấp bốn giữa nghĩa trang. Ngoài mưu sinh bằng các nghề buôn bán, phục vụ quán ăn, thợ hồ... cả 8 người họ thay phiên nhau trông giữ nghĩa trang.
Ngôi nhà là nơi sinh hoạt chung của bà Hương và gia đình con trai. Đây cũng là nơi tiếp khách của gia đình bà. Ảnh: T.A.
Chị Nguyễn Thị Thanh Vân, con dâu bà Hương cho biết, hiện nghĩa trang đã có tường bao nên công việc 'bảo vệ' người chết của cả nhà khá nhẹ nhàng. Các ngày thường, người nào ở nhà, có thân nhân người mất đến thì 'tiếp'. Dịp Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh cả gia đình chị tập trung dọn mộ, hương khói cho người mất.
'Ngày mới về nhà mẹ làm dâu, tôi khá sợ, ban đêm không dám ra ngoài. Còn bây giờ, giữa 12 giờ đêm, ra ngoài một mình, tôi thấy bình thường', chị Vân nói.
Bà Hương cho biết, tới đây, nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lữ sẽ phải giải tỏa, hai căn nhà của mẹ con bà cũng phải đập bỏ. 'Vừa rồi, bên địa chính phường họ đến đo đất. Họ nói, khi nghĩa trang này giải tỏa, mẹ con tôi sẽ được đền bù. Đến khi nào chính quyền có kế hoạch di dời thì tính. Còn bây giờ, mẹ con tôi vẫn phải làm hết trách nhiệm với những người đã khuất đang nằm trong đây', cụ bà nói.
Chị Thanh Vân - con dâu bà Hương cho biết, chị đã có hơn 30 năm sống cùng nhà chồng ở nghĩa trang. Ảnh: T.A.
Ông Phạm Văn Lành, Chủ tịch UBND phường Bình Trưng Đông cho biết, nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lữ là một trong bốn nghĩa trang lớn của phường. Tới đây, nghĩa trang này sẽ được giải tỏa để xây dựng các công trình công ích.
Ông Lành cũng cho biết, trước đây, nghĩa trang này thường có các tệ nạn xã hội như: người nghiện vào hút chích, những người làm việc nhạy cảm vào ẩn nấp. Khoảng 3-4 năm nay, các tệ nạn đã không còn nữa, một phần do gia đình bà Hương xây tường bao quanh, một phần phường có các chốt chặn để giám sát, theo dõi, xử phạt các đối tượng nên các tệ nạn giảm hẳn.
Diệu Thuần
Theo vietnamnet.vn
Treo những loại tranh phạm "đại kỵ" này trong nhà, Thần Tài bỏ đi, gia đình điêu đứng Nếu không cẩn thận treo nhầm phải những loại tranh này, những điềm xui xẻo sẽ ập vào nhà, mọi vận may đều bị tiêu tan. Tranh thú dữ Tranh hình thú dữ như hổ, rồng, chim ưng... cũng như các loại đao kiếm thể hiện sát khí, sự hung dữ sẽ gây nhiều điều không tốt thậm chí dễ gây ra họa...