Nữ bác sĩ làm lây Covid-19 bị sa thải
Nữ bác sĩ 38 tuổi bị thôi việc do khai báo y tế không thành thật, làm lây lan dịch bệnh tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận.
Bác sĩ Qua Thụy Bạch bị chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 31/8, theo thông báo của Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận do Giám đốc Nguyễn Văn Thành ký.
Tại cuộc họp xử lý, bệnh viện kết luận: Bà Bạch khai báo y tế không đúng sự thật khi vào nhận công tác tại bệnh viện, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của đơn vị và công tác phòng chống dịch của tỉnh.
Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận bị phong tỏa sau khi phát hiện bác sĩ khoa sản bị nhiễm Covid-19, ngày 24/6. Ảnh: Việt Quốc
Bà Bạch nghỉ việc ở Đồng Nai về quê huyện Tuy Phong hồi tháng 5, sau đó nộp đơn xin việc tại Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận và được ký hợp đồng hôm 10/6.
Trước hôm nhận việc, ngày 13/6, bà vào đơn vị cũ ở Đồng Nai giải quyết việc riêng, rồi trở về trên chuyến xe khách tuyến TP HCM – Hải Phòng.
Sáng 14/6, nữ bác sĩ vào Phan Thiết nhận công tác. Bệnh viện có yêu cầu khai báo y tế, nhưng bà khai “không đi đâu trong 14 ngày qua”. Do vậy, bệnh viện cho bà vào làm việc ngay mà không sàng lọc ngay từ đầu.
10 ngày sau, qua xét nghiệm sàng lọc toàn bệnh viện, bà Bạch được phát hiện dương tính nCoV. Lúc này, bà mới khai thật có đi ngoài tỉnh trở về. Bệnh viện Bình Thuận liền bị phong tỏa, tạm ngừng đón bệnh nhân.
Video đang HOT
Nhiễm Covid-19 từ người trên xe khách, bà Bạch đã lây bệnh cho 6 người thân và một số người khác tại Khoa sản. Cũng từ đây, phát sinh chùm ca bệnh phức tạp lây lan dịch ở Phan Thiết, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam.
Đầu tháng 8, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong đã phạt bà Bạch 15 triệu đồng vì đi tỉnh khác trở về nhưng không khai báo y tế, làm lây dịch bệnh.
Ba chuyên khoa hợp sức cứu sống thai nhi tim bẩm sinh phức tạp
Thai 17 tuần bất thường tim hiếm gặp, nhiều nơi e ngại nhưng bác sĩ khoa Sản, Sơ sinh, Tim mạch BVĐK Tâm Anh đã quyết tâm cứu sống bé.
Chào đời ở tuổi thai 38-39 tuần, với cân nặng 2,86 kg hôm 2/8, bé gái con của chị Lê Trọng Thiên Hương (33 tuổi, quận Tân Phú TP HCM) được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh gọi là "thành quả diệu kỳ".
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa cho biết sự hợp tác chặt chẽ của các chuyên khoa, chuyên gia hàng đầu đã giúp em bé được chào đời an toàn, phẫu thuật thành công và giành được cơ hội sống vốn rất ít ỏi. Các bác sĩ đã theo sát, chăm sóc từ 24 tuần thai, điều trị tích cực ngay sau khi chào đời và phẫu thuật tim cho bé khi bảy ngày tuổi. Sự chào đời của bé còn có sự phối hợp liên bệnh viện, với Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chia sẻ thuốc hiếm; bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên từ Viện tim TP HCM (cố vấn của Trung tâm Tim mạch bệnh viện Tâm Anh) làm phẫu thuật chính.
"Cho tới thời điểm này, chúng tôi ghi nhận mẹ và bé khỏe mạnh, ca mổ tim cũng thành công ngoài mong đợi. Sự chính xác trong siêu âm tim thai của chuyên gia tim mạch đã giúp bệnh viện tiên lượng và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để giữ bé suốt thai kỳ, đón bé chào đời an toàn, phẫu thuật vào thời điểm thích hợp nhất", bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi chia sẻ.
Bác sĩ chuyên khoa tim bẩm sinh Nguyễn Phạm Thùy Linh siêu âm tim cho con gái sản phụ Thiên Hương. Ảnh: Minh Thủy
Sau hai lần sảy thai, ở lần mang thai thứ ba chị Lê Trọng Thiên Hương bàng hoàng khi kết quả chẩn đoán ở tuần 17 phát hiện bất thường rất nặng ở tim thai: thông liên thất lớn, thiểu sản động mạch chủ. Sau rất nhiều lần khám và siêu âm kết hợp chọc ối ở nhiều bệnh viện và cơ sở y tế sản khoa khác nhau, đến tuần 24, chị Hương vẫn không nhận được bất kỳ hy vọng nào vì tình trạng thai nhi mang dị tật bẩm sinh thể nặng, phức tạp, vượt quá khả năng điều trị.
Hoang mang, tuyệt vọng, chị Thiên Hương đến Bệnh viện Tâm Anh và được các bác sĩ nhận định thai nhi thiểu sản nặng cung động mạch chủ và có lỗ thông liên thất lớn ở tim nhưng vẫn có cơ hội cứu sống.
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi tại ca mổ lấy thai cho thai phụ Thiên Hương, ngày 2/8. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Êkíp Sản khoa mời Trung tâm Tim mạch thực hiện siêu âm tim thai, tổ chức hội chẩn liên khoa Sản, Sơ sinh, Tim mạch và Phẫu thuật tim. Các chuyên gia tim mạch nhận định đây là một bệnh lý tim phức tạp, có nguy cơ đe dọa tử vong cho em bé ngay từ những giờ đầu sau sinh.
Thiểu sản cung động mạch chủ và thất phải hai đường ra là bệnh lý tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch. Thông thường, ống động mạch sẽ đóng vài giờ đến vài ngày sau sinh theo sinh lý. Còn với bệnh nhi này, nó cần phải mở để cháu bé có thể duy trì sự sống, chờ để phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn các dị tật tim.
Để mở ống động mạch cần một loại thuốc đặc trị là Prostaglandin E1, là một loại thuốc hiếm. Ở thời điểm chuẩn bị cho ca mổ, các bệnh viện ở Việt Nam đều khan hiếm loại thuốc này, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh - Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Tâm Anh TP HCM cho biết.
"Chúng tôi có gần 2 tháng để chuẩn bị, nhưng Covid-19 khiến giao thương ngừng trệ, quá trình xét duyệt nhập khẩu thuốc hiếm cũng rất khó khăn. Nhưng bệnh nhi không thể chờ vì thai phụ có thể sinh sớm hơn dự định bất cứ lúc nào. Do đó, chúng tôi bằng mọi cách phải có được thuốc cho bệnh nhi trước 10 đến 14 ngày mổ chủ động lấy thai", Thạc sĩ, dược sĩ Trần Đăng Trình - Trưởng khoa Dược Bệnh viện Tâm Anh TP HCM nói.
Cuối cùng, được sự ủng hộ của các bác sĩ, dược sĩ của các bệnh viện trên cả nước, trước cuộc mổ lấy thai 10 ngày, khoa Dược đã có đủ thuốc nhờ bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM chia sẻ ống thuốc duy nhất còn lại, bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) gửi 10 ống thuốc.
Tiến sĩ, bác sĩ Cam Ngọc Phượng - Giám đốc Trung tâm Sơ sinh Bệnh viện Tâm Anh hồi sức cho bệnh nhi tim bẩm sinh sau khi ra khỏi bụng mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 2/8, thai phụ nhập viện sau khi làm các xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cần thiết, chuẩn bị cho ca mổ phức tạp. Êkíp Sản khoa, Sơ sinh và Tim mạch cùng có mặt tại phòng mổ sẵn sàng đón em bé.
Tại Trung tâm Sơ sinh, bên cạnh việc duy trì sự sống cho bé, các bác sĩ cũng được chuẩn bị các điều kiện "tiền phẫu", sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật khi bé chỉ 7 ngày tuổi.
Với các dị tật tim bẩm sinh nặng và phức tạp, bé có thể tử vong ngay khi chào đời. Do đó việc hồi sức sau sinh đóng vai trò quan trọng. "Chúng tôi hồi sức tại phòng mổ, đảm bảo ổn định thân nhiệt, hô hấp, chuyển ngay bệnh nhi đến khoa Hồi sức sơ sinh, siêu âm tim ngay trên giường hồi sức, theo dõi độ bão hoà oxy liên tục, truyền PGE1 liên tục giữ ống động mạch mở, tránh tuyệt đối nhiễm trùng sơ sinh và đảm bảo dinh dưỡng cho bé đủ năng lượng cần thiết", Tiến sĩ, bác sĩ Cam Ngọc Phượng cho biết.
Em bé hồng hào khỏe mạnh khi được chăm sóc tại Trung tâm Sơ sinh, chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật tim khi mới bảy ngày tuổi. Ảnh: Tuấn Lanh
Ngày 10/8, bé được phẫu thuật tim. Sau ca mổ kéo dài gần 5 giờ đồng hồ, bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên chia sẻ cảm giác hạnh phúc dù từng phẫu thuật cho hàng chục nghìn bệnh nhi: "Giữa những ngày dịch bệnh Covid-19 cao điểm, với tình trạng bệnh lý phức tạp của em bé con một gia đình hiếm muộn, chúng tôi không được phép sai sót dù là nhỏ nhất".
Ca phẫu thuật thành công ngoài mong đợi. Để lớn lên khỏe mạnh, bé sẽ còn cần được theo dõi và chăm sóc trong thời gian tới. Anh Duy Quang - ba của bệnh nhi chia sẻ niềm xúc động và tri ân khi con gái được các bác sĩ cứu sống và bệnh viện hỗ trợ viện phí.
Bác sĩ Mỹ Nhi khuyến cáo, dù giữa dịch bệnh Covid-19, thai phụ không nên trì hoãn hay bỏ qua các mốc khám thai quan trọng trong các tam cá nguyệt của thai kỳ vì có thể bỏ qua cơ hội phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thiết bị hiện đại và kinh nghiệm của các chuyên gia có thể phát hiện nhiều bệnh lý, bất thường ở thai nhi rất sớm, từ đó có hướng xử trí kịp thời ngay khi còn trong bụng mẹ hoặc khi vừa mới chào đời.
Không có trường hợp "bác sĩ Khoa" rút ống thở của mẹ cứu sản phụ "gây bão" trong đêm 7/8 Sự thật về câu chuyện "gây bão" dư luận trong đêm 7/8, rạng sáng 8/8 đã được phơi bày. Hơn 12 tiếng sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, câu chuyện về một người bác sĩ đã chính tay rút máy thở của mẹ nhường cho sản phụ mang thai đôi đã có cả lời giải đáp thực hư. Câu trả...