NTM Long Mỹ: Triển vọng nuôi ba ba đực thương phẩm
Sau gần 2 năm thử nghiệm, đề tài “ Nuôi ba ba đực thương phẩm trong ao đất, giai đoạn 2014-2016″ do ông Huỳnh Thế Anh, Hạt Trưởng Hạt kiểm lâm liên huyện Long Mỹ – Vị Thanh, làm chủ nhiệm, bước đầu đã mang lại hiệu quả và có nhiều tiềm năng phát triển, nhân rộng sau này.
Bà Trần Thị Bông, ở ấp 4, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, bên hầm nuôi baba thương phẩm của gia đình.
So với một số loài động vật hoang dã khác như: cá sấu, trăn đất, rắn ri voi thì mô hình kinh tế nuôi ba ba đực thương phẩm đã đem về lợi nhuận khá cao, vì đầu ra và giá bán ổn định. Theo đó, trên thị trường các thương lái thu mua ba ba (loại I) có giá 330.000-350.000 đồng/kg, còn ba ba (loại II, III) có giá dao động khoảng 160.000-200.000 đồng/kg. Với mức giá hấp dẫn này, sau gần 18 tháng nuôi và xuất bán, có thể thu lãi về trên 70%.
Là người nuôi thành công, bà Trần Thị Bông, ở ấp 4, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, cho biết: “Nếu nuôi khéo, hiệu quả kinh tế mang lại hấp dẫn cao gấp mấy lần so với làm lúa, đặc biệt là mình không lo chuyện đầu ra. Bởi tới thời gian xuất bán, gọi điện thoại thì thương lái vào bắt nhanh lắm”. Được biết, trước đây gia đình bà Bông chủ yếu làm ruộng, nhưng năng suất lúa không cao. Vì vậy, đến năm 2007, bà mạnh dạn chuyển sang nuôi ba ba thương phẩm và dần dần nhân rộng quy mô nuôi. Hơn hết là năm 2014, với diện tích khoảng 4.000m2, gia đình bà thả nuôi 18.000 con ba ba giống. Đến nay, vừa xuất bán một đợt, thu về trên 300 triệu đồng. Hiện, còn khoảng 9.000 con ba ba thương phẩm chờ sẵn trong hầm, có thể xuất bán đợt tiếp theo trong dịp tết này.
Cũng theo bà Bông, sau những lần thất bại, rút tỉa kinh nghiệm, cũng như kết hợp với việc nuôi thử nghiệm 3 hầm ba ba, với diện tích mỗi hầm khoảng 1.000m2 (mật độ thả 5 con/m2). Đó là, 1 hầm toàn đực; 1 hầm cái, đực; 1 hầm toàn cái thì bà Bông cho rằng hầm toàn đực lớn nhanh, chi phí đầu tư thấp, ít bệnh, năng suất đạt cao hơn các hầm ba ba còn lại. Bởi, trong quá trình nuôi, bà Bông đều áp dụng kỹ thuật chăm sóc như nhau, vẫn cho ăn điều độ, canh và thay đổi nguồn nước để tránh gây ô nhiễm. Song, tối còn tranh thủ đi quan sát để hạn chế việc ba ba đi và cắn gây thương tích mà làm gia tăng rủi ro. So với ba ba đực, con ba ba cái lớn chậm vì do mang trứng. Từ đó, muốn nuôi hiệu quả, bà Bông luôn bỏ công phân đàn, tách cỡ để đảm bảo ba ba lớn đều, phát triển tốt.
“Mô hình kinh tế nuôi ba ba đực luôn mang lại hiệu quả cao, nhưng nuôi cũng cần lưu ý khi thời tiết trở lạnh thì nên để các vật giá thể xuống hầm cho ba ba leo lên sưởi ấm. Đồng thời, khẩu phần cho ba ba ăn cũng phải thuyên giảm, tránh tình trạng dư thừa thức ăn, phát sinh bệnh…”, bà Bông cho biết thêm.
Chính vì am hiểu tập tính và sinh trưởng của ba ba, tới đây, bà Bông còn dự định dùng những phần ao trống còn lại để nhân rộng quy mô nuôi, trong đó bà sẽ thiết kế thêm hầm nuôi ba ba bố mẹ để nhân giống ba ba con vừa đảm bảo nguồn con giống tại chỗ, vừa phục vụ người dân trong và ngoài huyện có nhu cầu nuôi.
Ông Huỳnh Thế Anh, Hạt Trưởng Hạt kiểm lâm liên huyện Long Mỹ – Vị Thanh, đánh giá: Ở địa phương, số hộ nuôi ba ba tương đối nhiều. Đồng thời, ba ba cũng là vật nuôi có giá bán và đầu ra khá ổn định. Ngoài ra, nếu nuôi ba ba toàn đực, tỷ lệ đạt hơn 30% so với việc nuôi lộn xộn, đặc biệt là rút thời gian nuôi rất nhiều. Từ đó, kéo theo chi phí đầu tư hạ thấp, tăng nguồn lợi nhuận. Chính bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, thời gian tới, tiếp tục khuyến khích nhân rộng mô hình và hỗ trợ kỹ thuật cho người dân yên tâm nuôi.
Video đang HOT
“Người nuôi cần chú ý quan sát kỹ ao nuôi, đảm bảo môi trường nước phải đủ độ pH, tránh sốc nhiệt, nhất là trong quá trình cho ăn nên phối trộn thêm vitamin C để hỗ trợ thêm sức đề kháng cho ba ba khỏe, lớn nhanh”, ông Anh khuyến cáo.
Theo Chí Công (Báo Hậu Giang)
Săn thú trong... vườn quốc gia
Thú rừng ngày càng cạn kiệt, thợ săn giờ đây tấn công thẳng vào các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Tỉnh Đắk Lắk có 3 vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên với hệ động vật phong phú, đa dạng, nhiều loài quý hiếm có giá trị đặc biệt trong công tác bảo tồn, nghiên cứu. Tuy nhiên gần đây, các loài này đang bị tàn sát nghiêm trọng.
Giăng bẫy kín cả rừng
Hằng ngày, lực lượng bảo vệ rừng của VQG Chư Yang Sin (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) vào rừng để kiểm tra, tháo gỡ bẫy mà cánh thợ săn đã đặt. Chỉ từ đầu năm đến nay, đã tháo gỡ, thu giữ gần 2.000 bẫy thú, 17 khẩu súng săn. Trong năm 2015, đơn vị đã thu giữ hơn 1.300 bẫy thú các loại, 27 khẩu súng săn. "Với chừng đó dây bẫy giăng kín cả một góc rừng, nếu không kịp tháo gỡ thì động vật hoang dã không con nào sống sót được" - ông Lương Hữu Thạnh, Phó Giám đốc VQG Chư Yang Sin, nói.
Theo ông Thạnh, VQG Chư Yang Sin có đặc thù địa hình nối tiếp nhau bởi những dãy núi cao, việc đi lại khó khăn nên loại bẫy mà cánh thợ săn lựa chọn chủ yếu là bẫy dây bởi chế tạo đơn giản, giá rẻ, mỗi lần mang được số lượng nhiều. Loại bẫy này có khả năng tận diệt thú rừng ghê gớm, từ những con nhỏ chỉ bằng nắm tay cho đến những con lớn. Việc đặt bẫy dây cũng đơn giản, cánh thợ săn sẽ tìm những nơi có dấu vết đi lại rồi đặt bẫy rải khắp các tuyến đi này, thú rừng không may vướng phải thì bị treo ngược lên cây, chờ chết.
VQG Chư Mom Ray (tỉnh Kon Tum) là vườn di sản thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và còn được mệnh danh là rừng đặc hữu của Đông Dương. Với diện tích trên 56.600 ha, khu rừng có nhiều loài động vật bị đe dọa nguy cấp như voọc chà vá, gấu, hổ Đông Dương, chà vá chân nâu, voi châu Á, bò tót, bò xám... Theo lãnh đạo VQG này, mỗi ngày, lực lượng bảo vệ rừng tháo gỡ hàng ngàn chiếc bẫy. Trong đó có những chiếc bẫy dùng để bắt các loài động vật bị đe dọa nguy cấp như hổ, gấu, voọc chà vá.
Hiện nay, tại khu vực giáp ranh của các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên ở Đắk Lắk đều có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc vào sinh sống. Những người này không chỉ có bí quyết chế tạo nhiều loại bẫy thú mang tính sát thương cao mà còn có khả năng tự chế các loại súng như súng bắn đạn hoa cải, súng kíp. Mỗi lần bắn, các loại súng sẽ phát ra cùng lúc hàng chục viên bi nên hầu như chẳng loài thú nào thoát được.
Theo ông Lê Đắc Ý, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk), đầu tháng 11 vừa qua, lực lượng kiểm lâm đã bàn giao hàng chục khẩu súng tự chế thu giữ từ các đồng bào dân tộc thiểu số di cư tự do vào đây để săn bắn cho Công an huyện Ea Kar xử lý.
Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) đã tháo gỡ hàng ngàn bẫy rừng Ảnh: CAO NGUYÊN
Chế tài quá nhẹ!
Ông Lương Hữu Thạnh cho biết vùng đệm của VQG Chư Yang Sin có hàng chục ngàn hộ dân sinh sống. Đời sống của người dân còn khó khăn, thu nhập phụ thuộc nhiều vào rừng. "Trong khi đó, nhu cầu, giá thịt thú rừng trên thị trường tăng cao, chỉ cần săn được con thú cỡ vài ký mang trót lọt ra khỏi rừng bán rẻ cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng nên người dân lén lút vào rừng đặt bẫy, săn bắn. Vì thế, rất khó xử lý" - ông Thạnh nêu.
Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc VQG Chư Mom Ray, cho rằng để ngăn chặn từ xa việc săn bắn thú rừng, chỉ còn cách đến tận nhà người dân sống quanh VQG để vận động không tham gia săn bắt, kịp thời thông báo khi phát hiện có người lạ đến.
Còn theo ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc VQG Yók Đôn (tỉnh Đắk Lắk), mỗi ngày có hàng ngàn người dân ra vào VQG này. Không ít trong số đó vào rừng để khai thác, săn bắn thú rừng. Tuy nhiên, không dễ phát hiện, xử lý khi phần lớn họ chỉ mang những sợi dây cáp nhỏ vào rừng rồi mới tìm cây chế tạo bẫy thú.
"Chế tài xử lý cũng rất nhẹ, không đủ sức răn đe. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng thú rừng rất lớn, giá cao nên người dân bất chấp mà vi phạm pháp luật" - ông Tùng nói. Cũng theo ông Tùng, để giải quyết được tình trạng săn bắn động vật rừng, nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế đối với người dân ở những khu vực gần rừng, từng bước giúp họ nâng cao hiểu biết về pháp luật.
Trong khi đó, qua rà soát 200 bản án xử lý các vụ việc vi phạm nghiêm trọng về động vật hoang dã giai đoạn 2010-2016, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết ngay cả đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán rùa biển lớn nhất Việt Nam với số lượng hơn 10 tấn rùa biển, sau 2 năm bị phát hiện và bắt giữ vẫn chưa khởi tố. Kết quả rà soát các bản án hình sự trong 6 năm qua cũng cho thấy hầu hết các đối tượng chỉ bị xử tù treo hoặc cải tạo không giam giữ. "Các đối tượng vi phạm cần bị xử lý nghiêm khắc theo các quy định này bởi có như vậy thì mới có tính răn đe và góp phần giảm thiểu, ngăn chặn những hành vi vi phạm khác trong tương lai" - ENV khuyến cáo.
Tuyên chiến vì động vật hoang dã
Tại hội nghị quốc tế về chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật được tổ chức ở Hà Nội trong 2 ngày 17 và 18-11, đại diện 47 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế đã thông qua Tuyên bố Hà Nội nhằm nỗ lực hơn nữa trong việc chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật. Ngoài thực hiện các tuyên bố chung, Việt Nam cũng cam kết từ năm 2017 sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về bảo vệ động vật hoang dã, tập trung vào những loài bị đe dọa, đi đôi với việc giám sát chặt chẽ để tiến tới xóa bỏ các thị trường tiêu thụ.
Trước hội nghị này, hôm 12-11, Việt Nam đã có những động thái mạnh mẽ như tiêu hủy 2.183 kg ngà voi, 70,4 kg sừng tê giác là tang vật của các vụ buôn bán trái pháp luật. Theo bà Hà Thị Tuyết Nga, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Từ năm 2011 đến nay, các lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ, tịch thu hơn 35 tấn ngà voi, 370 kg sừng tê giác cùng nhiều mẫu vật san hô đen, rùa sống, rắn ráo, xương hổ, vỏ trai tai tượng... Chỉ riêng trong tháng 10-2016, các cơ quan chức năng đã bắt giữ 4 vụ buôn bán vận chuyển ngà voi có khối lượng từ 500 kg trở lên.
Tiến sĩ Colman O'Criodain, quản lý Chương trình Chính sách động - thực vật hoang dã của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), cho rằng là tâm điểm của đường dây buôn bán trái phép động - thực vật hoang dã, Việt Nam cần cam kết thực hiện kế hoạch cụ thể và hiệu quả thực tế, đặc biệt thay đổi khung pháp lý và đóng cửa trang trại nuôi nhốt hổ.
Theo đánh giá của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ, hoạt động săn bắt và buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã có giá trị ước tính 20 tỉ USD mỗi năm. Các chuyên gia dự đoán tê giác, voi và hổ sẽ biến mất trong một thập kỷ tới.
Làm thịt mèo rừng, khoe trên Facebook
Nam thanh niên "tự sướng" với xác mèo rừng quý hiếm Ảnh: facebook Sáng 19-11, tài khoản Facebook Bi Kyo đăng tải nhiều hình ảnh về một con mèo rừng đã chết, miệng trào máu. Một nam thanh niên ở trần, cầm con mèo trên tay chụp hình "tự sướng". Trong số các bức ảnh được đăng tải có tấm ảnh nam thanh niên đang mổ ruột làm thịt con mèo rừng hết sức phản cảm. Theo tìm hiểu của phóng viên, nam thanh niên trong ảnh ngụ ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Cùng ngày, ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, cho biết sẽ kiểm tra, xác minh thông tin để có hình thức xử lý. Được biết, mèo rừng là động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trước đó, tháng 10-2015, UBND xã Duy Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã xử phạt hành chính 4 người với số tiền 1,5 triệu đồng/người vì đã đánh chết 2 con chồn rồi chụp ảnh khoe khoang trên Facebook. Q.Vinh
Theo Cao Nguyên - Hoàng Thanh - Dương Ngọc (Người lao động)
Ngư dân Quảng Nam bắt được đồi mồi quý hiếm Hai ngư dân đánh bắt trên biển phát hiện loại rùa biển quý hiếm mắc lưới đã đưa vào bờ và báo cơ lực lượng cứu hộ giải cứu. 10h ngày 16/11, cơ quan cứu hộ và người dân xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, (Quảng Nam) đã thả một cá thể rùa (đồi mồi) về môi trường biển. Cá thể rùa quý...