NTM Gia Lai: “Trao cần câu không trao con cá”
Với mục tiêu thay đổi phương thức canh tác, nâng cao chuỗi giá trị cho cây cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững ( VnSAT) Gia Lai đã triển khai thực hiện các giải pháp quan trọng, giúp nông dân các huyện: Chư Prông, Ia Grai và Đak Đoa cùng các đơn vị tham gia tiếp cận, vận hành theo đúng mục đích đề ra.
Cũng như các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai từ nhiều năm nay. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng Ngân hàng Thế giới đã lựa chọn tài trợ cho tỉnh để thực hiện Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT). Dự án được thực hiện tại 26 xã, thị trấn ở 3 huyện: Ia Grai, Đak Đoa và Chư Prông.
Đây là những địa phương có diện tích cà phê lớn, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của cây cà phê, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất cà phê từ nhiều năm nay.
Thay đổi phương thức canh tác, nâng cao chuỗi giá trị cho cây cà phê là mục tiêu của dự án. Ảnh: Đức Thụy
Tuy nhiên, do canh tác theo lối truyền thống nên năng suất và sản lượng cà phê còn thấp, không ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, mục tiêu của dự án là nâng tầm giá trị của hạt cà phê thông qua chuỗi giá trị và phương pháp canh tác mới, giúp nông dân tiếp cận sản xuất để nâng cao giá trị trên thị trường quốc tế.
Theo Ban Quản lý Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) Gia Lai, việc triển khai thực hiện đến nay đều thuận lợi. Các hợp phần của Dự án đã triển khai xuống các xã, thị trấn hưởng lợi. Người dân bắt đầu tiếp cận phương thức sản xuất cà phê bền vững. Công tác tập huấn TOT (tiểu giáo viên) là đội ngũ giảng viên cho cơ sở để tham gia đào tạo cho nông dân trong vùng dự án cũng đã thực hiện tại các xã, trong đó tập trung đào tạo sản xuất, tái canh cà phê bền vững; hội thảo nhóm nông dân để thành lập tổ hợp tác.
Để công việc được thuận lợi, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã bắt tay cùng thực hiện. Trong đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật sản xuất và tái canh cà phê bền vững; lồng ghép phát triển cà phê vối bền vững với quy trình tái canh cà phê theo tinh thần Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31-5-2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Video đang HOT
Đồng thời dựa vào các mô hình tái canh bền vững để đào tạo thực tế tại vườn cà phê. Đặc biệt, Trung tâm sẽ tổ chức phân tích đất và chẩn đoán dinh dưỡng, giám sát chất lượng cây giống và chứng nhận vườn cây; tổ chức các lớp tập huấn đa dạng hóa cà phê, xác định mô hình đạt hiệu quả cao nhất để tuyên truyền nhân rộng.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật đánh giá nhu cầu đào tạo của người dân để điều chỉnh giảng dạy phù hợp; quản lý tình hình sâu bệnh hại trên cây cà phê trong vùng dự án.
Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tổ chức tập huấn sản xuất cây giống cà phê cho cán bộ dự án, các địa phương vùng dự án và những công nhân tham gia sản xuất, nhân giống tại vườn ươm; phối hợp với Viện Ea Kmat giám sát và quản lý chất lượng cây giống để Sở Nông nghiệp và PTNT chứng nhận vườn và giống cà phê đạt chuẩn. Chi cục Phát triển Nông thôn tổ chức hội thảo nông dân thành lập các tổ hợp tác, đồng thời nâng cao năng lực quản lý tổ chức hoạt động cho nông dân.
Ảnh: Đức Thụy
Có thể nói, Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) ra đời là cơ hội lớn để nông dân các địa phương tiếp tục có điều kiện tiếp cận sản xuất và tái canh cây cà phê theo hướng bền vững. Ông Nguyễn Xuân Vỵ-Phó Giám đốc Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) Gia Lai cho biết: Sau giai đoạn khởi động, hiện nay, Dự án đã thực hiện theo tiến độ chung và gặp nhiều thuận lợi.
Bước đầu, Dự án đã nhận được sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Dự án tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và Ban Quản lý Dự án Trung ương. Bên cạnh đó, các địa phương cùng người dân được hưởng lợi từ dự án cũng tích cực tham gia các hoạt động của dự án…
Trong thời gian tới, Ban Quản lý Dự án cùng các đơn vị thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật tiếp tục đào tạo cho nông dân từ sản xuất chưa bền vững sang sản xuất bền vững nhằm thay đổi nhận thức của người trồng cà phê. Với quan điểm “Trao cần câu không trao con cá”, Dự án sẽ hình thành các tổ chức nông dân, đầu tư cơ sở hạ tầng, hướng dẫn nông dân sản xuất cà phê có chứng nhận 4C, UTZ…; tuyên truyền, phổ biến những giải pháp sản xuất cà phê trong điều kiện biến đổi khí hậu như trồng cây che bóng, chắn gió, kết hợp xây dựng các mô hình tưới nước tiết kiệm, đầu tư giống chất lượng cao, rải vụ…
Theo Nguyễn Diệp (Báo Gia Lai)
Trăn trở Nà Sâu
Dù là thôn của một thị trấn, nhưng Nà Sâu chỉ có 4/34 hộ không nghèo; 7/9 km đường từ trung tâm thị trấn đến thôn là đường đất; 100% các hộ trong thôn chưa có nhà kiên cố, chủ yếu nhà trình tường, nhà gỗ cũ kỹ, bán kiên cố, tạm bợ.
Trên con đường vẫn còn trơn trượt sau trận mưa đêm hôm trước, được sự dẫn đường của đồng chí Cháng Thị Mỷ, Bí thư Đảng ủy thị trấn Yên Minh (Yên Minh), chúng tôi đến thôn Nà Sâu - thôn vùng sâu, vùng xa và khó khăn nhất của thị trấn.
Lãnh đạo thị trấn Yên Minh kiểm tra tiến độ xây dựng nhà vệ sinh của người dân Nà Sâu từ sự hỗ trợ xây dựng NTM của tỉnh.
"Giá như không phải thị trấn"!
Nà Sâu cách trung tâm thị trấn khoảng 9 km thì có tới 7 km là đường đất. Khi trời mưa, người dân trong thôn muốn ra thị trấn hay cán bộ muốn đến thôn chỉ có cách duy nhất là... đi bộ. Việc này được các thầy, cô giáo cùng đi với chúng tôi trong chuyến công tác này khẳng định. Cô giáo Tẩn Thị Mẩy, trường Mầm non Hoa Hồng (thị trấn Yên Minh), thở dài: Nhiều khi sáng đi xe máy vào dạy học trò, chiều mưa phải bỏ xe lại rồi đi bộ ra. Sau bao nhiêu năm con đường cũng không được nâng cấp. Thôn thuộc thị trấn mà đi lại còn khó khăn hơn cả ở các xã.
Có lẽ cũng chính bởi khó khăn về giao thông nên sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân Nà Sâu chênh lệch rất lớn với những tổ dân phố và các thôn gần khu trung tâm thị trấn. 100% các hộ trong thôn sống bằng sản xuất nông nghiệp và dựa chủ yếu cây ngô, lúa và chăn nuôi. Vì thế, hiện nay trong tổng số 34 hộ dân của thôn, có tới 28 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo và chỉ có 4 hộ không nghèo. Đi một vòng quanh thôn, chúng tôi chỉ thấy duy nhất công trình nhà vệ sinh và lác đác một vài chuồng nuôi gia súc của người dân đang được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước là công trình kiên cố. Còn lại 100% các hộ chưa có nhà kiên cố, chưa láng bó nền nhà. Bí thư Chi bộ thôn, Lý Sén Phủ cho biết: Các hộ trong thôn và cả nhà tôi cũng rất muốn xây dựng nhà kiên cố và láng bó nền nhà. Nhưng để vận chuyển vật liệu vào thôn rất khó khăn và tiền cước vận chuyển cao. 1m3 bột đá ngoài thị trấn bán 300.000 đồng, sau khi chở vào đến thôn thì giá đã tăng lên đến gần 1 triệu. Vì vậy người dân chưa thể láng bó nền nhà và xây dựng nhà kiên cố được.
Trên quãng đường đến với Nà Sâu, Bí thư Đảng ủy thị trấn Yên Minh, Cháng Thị Mỷ nhiều lần nhắc đi nhắc lại với chúng tôi: "Giá như không phải là thị trấn, những thôn khó khăn của thị trấn nói chung, Nà Sâu nói riêng chắc chắn sẽ nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ Chương trình NTM và các chương trình khác để kiên cố hóa đường giao thông nông thôn... Bởi nguồn lực của thị trấn và ngay cả huyện cũng khó có thể hỗ trợ những thôn này bê tông hóa đường giao thông nông thôn, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc giao thông, giao thương với chiều dài tuyến đường lớn như vậy. Đây cũng là khó khăn lớn nhất đối với Nà Sâu".
Hy vọng từ chủ trương mới
Nắm được thiệt thòi của những thôn đặc biệt khó khăn thuộc các thị trấn trong việc xây dựng NTM khi Chương trình xây dựng NTM không được thực hiện tại các thị trấn. Vì vậy, được biết đầu năm 2015, tỉnh đã có chủ trương và hỗ trợ kinh phí cho 1 thôn ở thị trấn Yên Bình (Quang Bình) và 1 thôn ở thị trấn Yên Minh (Yên Minh) thực hiện thí điểm xây dựng NTM, Nà Sâu may mắn được chọn trong đợt hỗ trợ này.
Với số kinh phí hỗ trợ, 100% các hộ trong thôn sẽ được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh kiên cố và láng nền nhà; hỗ trợ bê tông hóa gần 2 km đường nội thôn; di rời 1 hộ ra khỏi nơi có nguy cơ sạt lở; xóa 3 nhà tạm. Đây thực sự là niềm vui lớn đối với người dân Nà Sâu. Anh Lý Seo Đành vui mừng: Nghe tin được hỗ trợ tiền để xây nhà vệ sinh, láng nền nhà và các công trình khác, tôi và các hộ dân trong thôn nhà nào cũng mừng. Sắp tới các con đến lớp học không phải đi đường đất nữa. Nhà cửa cũng sẽ sạch sẽ hơn...".
Bí thư Đảng ủy thị trấn cho biết: "Thị trấn có 17 thôn và 8 tổ dân phố. Trong đó có 7 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Với chủ trương mới mà tỉnh đang cho thí điểm ở Nà Sâu sẽ mang đến hy vọng cho người dân ở các thôn khó khăn này nếu được hỗ trợ xây dựng NTM, đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất trăn trở, nếu chỉ hỗ trợ xây dựng NTM trong nội thôn như ở Nà Sâu mà không hỗ trợ đồng bộ bê tông hóa tuyến đường từ trung tâm thị trấn đến thôn thì người dân Nà Sâu hay các thôn khác vẫn rất khó khăn trong việc giao thương, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng...".
Với những chia sẻ của Bí thư Đảng ủy thị trấn Yên Minh cũng như thực tế những khó khăn ở Nà Sâu, có thể thấy, việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các thôn đặc biệt khó khăn ở các thị trấn là rất cần thiết. Bởi thực tế rất nhiều thôn ở các thị trấn còn khó khăn hơn nhiều các thôn ở các xã đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, việc hỗ trợ những thôn này cũng cần sự đồng bộ, nhất là về đường giao thông nông thôn. Điều này cần nguồn lực lớn nên rất cần tỉnh và các huyện quan tâm hơn nữa. Bởi đây là nỗi trăn trở của rất nhiều thôn, xóm khó khăn của các thị trấn trên địa bàn tỉnh.Trên con đường vẫn còn trơn trượt sau trận mưa đêm hôm trước, được sự dẫn đường của đồng chí Cháng Thị Mỷ, Bí thư Đảng ủy thị trấn Yên Minh (Yên Minh), chúng tôi đến thôn Nà Sâu - thôn vùng sâu, vùng xa và khó khăn nhất của thị trấn.
Theo Duy Tuấn (Báo Hà Giang)
Trung ương "nợ" Long An 49 tỷ đồng tiền thưởng Với thành tích xây dựng nông thôn mới nằm trong tốp đầu cụm thi đua các tỉnh Tây Nam bộ, Long An được tặng Huân chương Lao động hạng nhất cùng số tiền thưởng 49 tỷ đồng. Tuy nhiên, Huân chương đã nhận từ 2015 nhưng tiền thì chưa có... Ngày 28.9, ông Lê Minh Đức - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Long...