NTM Đăk Lăk: Thành công khi vai trò chủ thể của người dân phát huy
Để Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 – 2018 đạt được những kết quả to lớn, Đăk Lăk đã tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đặc biệt là vận động người dân tích cực tham với vai trò chủ thể.
Hiệu quả từ huy động sức dân
Trong giai đoạn 2016 – 2018, tỉnh Đăk Lăk đã tổ chức phát động phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM với những mục đích, yêu cầu, nội dung, tiêu chuẩn, đối tượng cụ thể. Phong trào thi đua được phát động rộng khắp ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã.
Tại nhiều địa phương ở Đăk Lăk, người dân hiến đất, đóng góp tiền và ngày công làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: P.V
Video đang HOT
Theo ông Vũ Văn Đông – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Đăk Lăk, trong giai đoạn 2016 – 2018, tỉnh tiếp tục triển khai 6 dự án nông thôn miền nui. Các dự án chủ yếu tập trung chuyển giao cac tiến bộ kỹ thuật vào các vùng kho khăn, vung đồng bào dân tộc thiểu số trên địa ban kho khăn như: Dự án vỗ béo bò thịt tại huyện Krông Bông; trồng và sơ chế cây đương quy Nhật Bản và cây đinh lăng; hơn 200 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị…
Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức, triển khai đề tài nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng xã NTM ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đăk Lăk, từ đó đề xuất những chính sách đặc thù cho việc xây dựng xã NTM tại các xã này theo hướng nhanh, bền vững.
Bên cạnh việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, các địa phương trong tỉnh cũng tăng cường vận động người dân đóng góp tiền mặt, ngày công, hiến đất để chung sức xây dựng NTM. Trong gần 3 năm qua, địa phương đã vận động khoảng 780 tỷ đồng, trên 470.000m2 đất, hơn 100.000 ngày công lao động… để xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu ở nông thôn như đường giao thông, kênh mương nội đồng, sân thể thao, nhà văn hóa…
Đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn ở Đăk Lăk. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn. Vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất.
Người dân phải là chủ thể
Đến năm 2020, tỉnh Đăk Lăk sẽ phấn đấu có trên 40% số xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia NTM; có từ 1 – 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiêm vụ xây dựng NTM; không còn xã dưới 5 tiêu chí (bình quân đạt 14,38 tiêu chí/xã). Đồng thời, tỉnh phấn đấu cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã…
Nhằm đạt được mục tiêu trên, Đăk Lăk xác định việc xây dựng NTM thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, xây dựng NTM phải gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương…
Cũng theo ông Vũ Văn Đông, địa phương cần phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân, làm sao để dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình.
Theo Danviet
NTM Lâm Đồng: Hướng đến đạt chuẩn về nông nghiệp công nghệ cao
Trong các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Lâm Đồng luôn xác định ưu tiên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, huyện Đơn Dương (huyện NTM đầu tiên của Tây Nguyên) đang phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh.
Ông Nguyễn Đình Khoát - Phó Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh Lâm Đồng, cho biết: "Ngoài Đơn Dương, huyện Đức Trọng cũng đã có 14/14 xã đạt đầy đủ các tiêu chí NTM, đang chờ xét duyệt và công nhận đạt chuẩn NTM. Cũng trong năm 2019, Lâm Đồng đặt mục tiêu có 12 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 99/116 xã".
Người dân huyện Đơn Dương được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Ảnh: V.L
Cũng theo ông Khoát, trong các nhiệm vụ xây dựng NTM, lãnh đạo địa phương rất quan tâm đến phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Do vậy, tỉnh đã có những chính sách ưu đãi đối với phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao... Tính đến nay, Lâm Đồng đã có trên 54.000ha sản xuất theo hướng công nghệ cao, chiếm 19,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất bình quân đạt 169 triệu đồng/ha.
Văn phòng điều phối NTM tỉnh đang giúp đỡ để huyện Đơn Dương hoàn tất đề án "Xây dựng huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh giai đoạn 2018 - 2025". Ông Khoát nhận định: "Đây là huyện đầu tiên của tỉnh thực hiện thí điểm nên vừa làm, vừa sửa, sao cho sát với thực tế tại địa phương để đảm bảo quá trình xây dựng luôn suôn sẻ, phù hợp với tiềm lực của huyện. Với tiền đề là huyện NTM đầu tiên của Tây Nguyên thì việc xây dựng và thực hiện đề án này sẽ có những lợi thế nhất định, sẽ thành công trong tương lai không xa".
Bên cạnh đó, các công trình hạ tầng thiết yếu tiếp tục được ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng, hoàn thành các tiêu chí NTM theo kế hoạch. Riêng trong năm 2018 đã đầu tư xây dựng, nâng cấp 192 công trình (185km) đường giao thông nông thôn, 36 công trình thủy lợi, nước sạch; 3 nhà văn hóa xã; 19 nhà văn hóa thôn; 41 trường học các cấp và nhiều công trình phúc lợi. Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn tỉnh đã đạt 82,6%, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chỉ còn 19,7%...
Theo Danviet
Bỏ nông nghiệp lạc hậu sang trồng rau công nghệ cao, xã nghèo khấm khá Cuối năm 2018, xã Đạ Quyn (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã cán đích nông thôn mới. Kết quả đó là nhờ có sự vận động người dân chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Là một xã mới thành lập từ năm 2009, với nhiều khó khăn, phần lớn là người dân tộc...