NTK Vũ Thảo Giang kết hợp áo dài với ngọc trai
NTK Vũ Thảo Giang gửi tâm tình của mình trong từng thiết kế áo dài để vẽ nên một Hà Nội như viên ngọc quý với thời gian.
Với “Minh châu Hà Thành” tại Lễ hội Áo dài & Du lịch Hà Nội 2023, NTK Vũ Thảo Giang đã chiến thắng chính mình khi cho ra mắt một bộ sưu tập độc đáo khác lạ so với những thiết kế trước đó.
Họa tiết trên những tà áo là hình ảnh quen thuộc của Thăng Long Hà Thành cùng những bức tranh dân gian.
NTK Vũ Thảo Giang đã đưa khán giả ngược dòng thời gian trở về từ những năm 1950 đến cuối thế kỷ XX để tìm lại vẻ đẹp của thiếu nữ Hà Thành xưa. Lấy cảm hứng từ những mẫu áo dài do họa sĩ Lê Phổ cải tiến, kết hợp với áo tứ thân thành kiểu áo dài mới.
BST là sự kết hợp hài hòa hình ảnh là thiếu nữ kiêu sa với trang phục áo dài, là thước đo vẻ đẹp của người phụ nữ đất Việt một thời.
BST cũng kết hợp cùng những chuỗi trang sức ngọc trai, vòng kiềng vàng để tái hiện lại câu chuyện về đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Hà Thành.
Ngoài ra, BST cũng gây ấn tượng khi sử dụng nhiều chất liệu cao cấp như lụa nhung, lụa satin, lụa tơ óng… mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc.
Video đang HOT
Thông qua BST này, NTK Vũ Thảo Giang muốn tôn vinh hình ảnh phụ nữ Việt cũng giống như những viên “Minh Châu – trân bảo quý giá”.
Mãn nhãn với màn trình diễn gần 600 bộ áo dài ở phố biển Nha Trang
Đông đảo người dân và du khách tại phố biển Nha Trang đã được chiêm ngưỡng những bộ áo dài đẹp mắt, lộng lẫy với màn trình diễn mang lại nhiều cảm xúc.
Tối 31/5, tại Tp.Nha Trang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa tổ chức chương trình Lễ hội áo dài năm 2023 với chủ đề "Nha Trang biển gọi". Đây là hoạt động hưởng ứng Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023.
Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Quỳnh Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa cho biết áo dài truyền thống của Việt Nam là thương hiệu độc nhất, ấn tượng. Áo dài đã góp phần quan trọng vào các hoạt động quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới.
Cùng với sự phát triển không ngừng của cuộc sống, áo dài đang có cuộc hòa nhập đầy ấn tượng từ trang phục chỉ mặc trong lễ, Tết và giờ đây áo dài trở thành đời thường, có tính ứng dụng cao, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh cá nhân.
Bà Nguyễn Quỳnh Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phát biểu khai mạc chương trình.
"Áo dài có thể tôn lên vẻ đẹp của bất kỳ ai yêu quý và trân trọng áo dài. Đó chính là thông điệp mà ban tổ chức lễ hội áo dài muốn gửi đến tất cả mọi người, đặc biệt là du khách nước ngoài đến tham dự các hoạt động trong dịp Festival Biển, để biết thêm nét đặc sắc, bức tranh muôn màu muôn vẻ khi mọi người khoác lên mình chiếc áo dài", bà Nga nói.
Xuyên suốt chương trình, người dân và du khách được chiêm ngưỡng các tiết mục trình diễn gần 600 bộ áo dài với nhiều chủ đề như trang phục truyền thống (áo tứ thân - mớ ba, mớ bảy), áo dài xưa; trang phục áo dài dân tộc; áo dài cưới; áo dài đuôi; thời trang áo dài hiện đại...
Hơn 250 người mẫu, phụ nữ đến từ các cơ sở hội Liên hiệp Phụ nữ, sinh viên... đã tham gia trình diễn các bộ sưu tập áo dài. Chương trình còn có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ, các lực lượng quân đội.
Lễ hội áo dài nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách tại Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Các người mẫu trong trang phục áo dài cờ đỏ sao vàng và chiếc nón lá trình diễn tại lễ hội.
Lễ hội nhằm tôn vinh vẻ đẹp của chiếc áo dài truyền thống Việt Nam thông qua các hoạt động văn hóa tinh thần phong phú, hấp dẫn, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hình ảnh quen thuộc của những người phụ nữ Kinh bắc xưa trong những chiếc áo tứ thân cùng với dải yếm đào và chiếc nón quai thao. Xuất hiện tại Việt Nam vào nửa đầu của thế kỷ 20. Đúng như tên gọi, áo tứ thân gồm hai mảnh phía sau may lại giữa sống lưng, mép nơi hai thân áo được giấu vào phía trong, hai thân trước được buộc lại với nhau để thõng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không cần cài khuy khi mặc. Đi cùng với chiếc áo tứ thân phải có chiếc yếm, khăn mỏ quạ, nóng quai thao. Áo tứ thân không chỉ là một trang phục truyền thống đẹp của các cô gái ngày xưa mà còn mang theo những ý nghĩa rất sâu sắc và đặc biệt.
Áo dài có tính ứng dụng cao, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh cá nhân...
Người dân và du khách ngắm nhìn những bộ trang phục truyền thống được trình diễn tại lễ hội.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong đời sống của phụ nữ Việt Nam, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó và giàu tình yêu thương. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình lịch sử của dân tộc, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Không chỉ là trang phục truyền thống, áo dài còn thể hiện những giá trị tốt đẹp về đạo đức, thẩm mỹ và là một di sản quý báu.
Chiếc áo dài Việt Nam luôn tạo nên sự hấp dẫn lớn, gắn với đời sống người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hệ.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, duyên dáng trong tà áo dài.
Tà áo dài xuất hiện ở mọi dịp lễ, Tết, ngày hội và càng không thể thiếu trong các lễ cưới. Không chỉ đem đến cho cô dâu, chú rể vẻ đẹp thanh lịch trong ngày vui trọng đại, còn thể hiện sự biết ơn, nhớ về cội nguồn của người con đất Việt.
Đám cưới hiện đại của người Việt Nam đã có nhiều cách tân song vẫn giữ được nét truyền thống. Biểu trưng trong đám cưới hiện đại vẫn là lá trầu quả cau, và màu đỏ vẫn là màu chủ đạo trong đám cưới hiện đại, nhất là ngày lễ ăn hỏi.
Chất liệu làm áo dài đa dạng gồm gấm tơ tằm, lụa nhung, ren Pháp, voan tơ... giúp các nàng dâu có nhiều sự chọn lựa cho ngày hỷ sự. Những tấm áo lụa truyền thống có họa tiết đôi chim uyên ương, hoa cỏ mùa hạ... giúp cô dâu 'sống trọn' với xúc cảm tình yêu. Hay những họa tiết thêu dọc thân tạo nên vẻ đẹp riêng. Sự dịu dàng, những chi tiết thêu hoa trên áo dài giúp cô dâu để lại ấn tượng với người xung quanh bởi vẻ kiều diễm.
Chương trình còn có sự tham gia trình diễn của các em nhỏ.
Áo dài luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thiết kế, họa sĩ. Vẫn giữ nguyên kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài xưa, họ đưa thêm vào đó nhiều chất liệu mới, thổi hồn vào đó vẻ đẹp hiện đại được chắt lọc như thêu, vẽ, điểm xuyết các họa tiết, hoa văn từ trang phục của các dân tộc Việt Nam, với trống đồng ngọc lũ, hoa sen... tạo nên một vẻ đẹp cho áo dài Việt Nam.
Lễ hội áo dài thu hút sự quan tâm của người dân và du khách.
Bộ sưu tập áo dài dát vàng 'Suối nguồn' gây ấn tượng với bạn bè quốc tế 'Suối nguồn' là bộ sưu tập áo dài của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam, được trình diễn tại Lễ hội áo dài TP.HCM đã gây ấn tượng với bạn bè quốc tế bởi sự kỳ công, ý tưởng thiết kế và các chất liệu mới hội nhập quốc tế. Tái hiện nghệ thuật Mosaic, gần 300 người làm, mỗi thiết kế để hoàn...