NTK Victoria Huyền Nguyễn Óng ả như lụa, gian nan như người ươm và dệt
NTK Victoria Huyền Nguyễn chia sẻ về tình yêu với lụa cổ truyền và tâm huyết xây dựng thương hiệu lụa bền vững.
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 6 về tổng số lượng sản xuất lụa tơ tằm trên thế giới, có bề dày hàng nghìn năm với truyền thống ươm tơ dệt lụa, tạo nên những chất liệu có bề mặt mềm mại, tinh tế, chất lượng tốt, thẩm mỹ cao. Tuy nhiên những năm gần đây tại thị trường nội địa, vì nhiều ly do khác nhau, chất liệu truyền thống này ngày càng bị mai một và lãng quên, sức tiêu thụ và thu nhập từ vải lụa tơ tằm thấp khiến rất nhiều nghệ nhân đã bỏ nghề dệt nhuộm để theo nghề khác mưu sinh. NTK Victoria Huyền Nguyễn nhìn nhận điều này như một cơ hội mới cho bản thân, một điều cần làm với nhiều người còn tình yêu và tâm huyết với lụa Việt.
Một trong những chuỗi sản xuất lụa tại các làng nghề.
NTK VICTORIA HUYỀN NGUYỄN – TÔI YÊU NHỮNG GÌ RẤT TỰ NHIÊN!
Tôi yêu thích những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên và mang tính bền vững. Sợi tơ tằm là chất liệu tôi rất ưu ái trong danh sách những sợi tự nhiên mà tôi quyết định sử dụng trong những BST thời trang của mình. Cảm giác mềm mại, bay bổng và sang trọng của lụa tơ tằm khiến tôi luôn bị mê hoặc khi chạm vào. Tôi đã đi đến các làng nghề dệt lụa tại Việt Nam để tham khảo và tìm hiểu sâu hơn về quy trình dệt lụa tại những nơi đó. Càng đi tôi càng được thấy nhiều điều thú vị, nghe nhiều câu chuyện về sợi tơ, nghề dệt, về những con người đã gắn bó rất nhiều năm với với khung máy ươm tơ, dệt lụa và nghe những khao khát giữ nghề truyền thống. Dần dần, tôi yêu hơn, đam mê hơn với chất liệu truyền thống đang bị mai một này và quyết tâm đóng góp sức nhỏ của mình để những khung dệt kia tiếp tục vang tiếng và dệt ra những tấm lụa óng ả mềm mại tại những làng lụa Việt Nam.
Đó chính là câu chuyện đằng sau thương hiệu lụa với toàn bộ chất liệu lụa tơ tằm được hợp tác sản xuất cùng các nghệ nhân dệt từ những cơ sở dệt truyền thống tại các làng nghề như làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội, làng lụa Nha Xá – Duy Tiên – Hà Nam, làng lụa Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình, làng tơ Cổ Chất – Trực Ninh – Nam Định và thành phố lụa Bảo Lộc – Lâm Đồng.
Video đang HOT
NTK Victoria Huyền Nguyễn bên trong xưởng dệt của mình.
SỰ “ÓNG Ả” KHÁC BIỆT
Do máy móc tại các làng nghề vẫn là những khung dệt được cải tiến từ cỗ máy truyền thống, bề mặt lụa sẽ không được hoàn hảo như quy trình dệt với máy móc hiện đại. Số lượng xuất cũng hạn chế. Một khung dệt bán tự động, với công suất làm việc 10 tiếng/ngày của một thợ dệt chỉ làm ra được 4 – 10 mét vải tơ tằm nguyên chất 100% sợi tơ tằm. Việc sản xuất ra tấm vải lụa tơ tằm là một quy trình rất kỳ công và vất vả qua nhiều công đoạn khác nhau để có thể tạo nên một tấm vải phù hợp với mục đích thiết kế sản phẩm.
NTK Victoria Huyền Nguyễn chia sẻ về tình yêu với lụa cổ truyền và tâm huyết xây dựng thương hiệu lụa bền vững.
BÀI TOÁN ĐẦU TƯ, DOANH THU VÀ CHẤT LƯỢNG
Lụa tơ tằm nguyên chất 100% sợi tơ tằm có giá thành cao, gấp 3 – 4 lần lụa tơ tằm pha sợi tổng hợp và gấp 10 lần so với lụa sợi polyester hay nylon. Chất liệu 100% sợi tơ tằm lại rất nhạy cảm, dễ nhàu, dễ xước trong quá trình sản xuất cũng như bảo quản. Đầu tư vào một thương hiệu sử dụng chất liệu là sợi lụa tơ tằm nguyên chất, cân đối được giá thành hợp ly luôn là thách thức lớn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang nỗ lực học hỏi và hoàn thiện dần để theo duổi và trở thành một thương hiệu thời trangphát triển bền vững. Chúng tôi muốn góp sức sáng tạo để lụa tơ tằm tự nhiên của Việt Nam có một tương lai khởi sắc trở lại, tạo cơ hội cho nghệ nhân trong các làng lụa truyền thống có thể tiếp tục cống hiến cho ngành ươm tơ dệt lụa.
Theo elle.vn
NTK Vân Trần trình làng bộ sưu tập thời trang mang đậm chất hoài cổ
Tham gia Tuần lễ Liên hoan Thời trang Thiếu nhi Hà Nội, NTK Vân Trần đã trình làng bộ sưu tập thời trang truyền thống mang tên "Quên lãng", gồm 20 bộ mẫu đa dạng kiểu cách.
Tuần lễ liên hoan Thời trang Thiếu nhi Hà Nội là một trong những sự kiện được công chúng mong đợi nhất trong những ngày cuối năm 2018. Dù thời tiết Hà Nội những ngày này rất lạnh nhưng gần 300 nhóc tỳ Hà Thành vẫn bất chấp thời tiết để mang tới cho công chúng thủ đô những phần trình diễn đầy ấn tượng.
Đây cũng là lần đầu tiên, NTK Vân Trần trình làng bộ sưu tập thời trang truyền thống của mình. "Quên lãng" là tên mà nhà mốt Hà Thành đặt cho bộ sưu tập đầu tay của mình.
Lý giải về tên gọi cho bộ sưu tập này, NTK Vân Trần cho biết: "Ngày nay, cuộc sống hiện đại và xã hội phát triển, mọi người cập nhật được rất nhiều xu hướng trên toàn thế giới từ công nghệ, máy móc và đến thời trang. Chính vì thế mọi người dần quên đi những gì thuộc về cổ truyền. Vốn là người đam mê những gì thuộc về truyền thống, bản sắc xưa nên Vân đã quyết định đặt tên cho bộ sưu tập của mình là Quên lãng".
"Nói là quên lãng nhưng mẫu thiết kế của Vân cũng chính là khơi gợi, nhớ về cội nguồn, truyền thống của người Việt xưa", NTK Vân Trần nói thêm.
NTK Vân Trần chia sẻ: "Vân thuộc thế hệ 8x nhưng mình lại rất yêu thích những gì truyền thống. Vân chọn thời điểm ra mắt vào thời gian này cũng là có lý do. Vân nghĩ không chỉ riêng Vân, mà còn nhiều người luôn yêu thích cái Tết ngày xưa. Mỗi dịp Tết, chúng ta thường có thói quen mặc áo dài diện Tết. Vậy nên Vân quyết định chọn ngày sát Tết để ra mắt bộ sưu tập của mình".
Bộ sưu tập "Quên lãng" của Vân Trần làm chủ yếu từ các lụa tơ tằm... hoạ tiết đều được các nghệ nhân thêu tay thủ công, tỷ mẩn.
Những người bạn trong làng giải trí như: NSƯT Công Lý và diễn viên Thanh Hương cũng đã có mặt để chúc mừng NTK Vân Trần.
Không giấu nổi xúc động trước những thiết kế ấn tượng của người bạn Vân Trần, diễn viên Thanh Hương còn chủ động lên sàn diễn tặng hoa cho nhà mốt.
Ảnh: Trương Gia Huy
Theo danviet.vn
NTK Vân Trần khơi gợi nỗi nhớ cội nguồn với 'Quên lãng' Với bộ sưu tập thời trang truyền thống mang tên 'Quên lãng', NTK Vân Trần muốn tìm về với những giá trị xưa của văn hóa Việt. NTK Vân Trần vừa trình làng bộ sưu tập thời trang truyền thống mang tên "Quên lãng", gồm 20 bộ mẫu đa dạng kiểu cách. Các thiết kế trong bộ sưu tập chủ yếu được làm...