NTK Cao Minh Tiến biến bài dân ca Thái thành nhạc điện tử
Cao Minh Tiến biến bài dân ca của núi rừng Tây Bắc thành ca khúc nhạc điện tử, ma mị mang đầy sắc màu “thành phố” nhưng vẫn giữ nguyên nét tươi sáng, rộn ràng.
Video: MV “ Inh lả ơi” của Cao Minh Tiến
Sau MV đầu tay Trống cơm ra mắt nhân dịp Trung thu, NTK Cao Minh Tiến tiếp tục trình làng MV mới với bài hát Inh lả ơi, thuộc thể loại dân ca Thái.
Inh lả ơi vẫn được xem là một trong số những bài hát ngắn nhất trong kho tàng các bài hát Việt. Đây cũng là bài dân ca rất phổ biến và được rất nhiều nghệ sĩ thể hiện. Với âm sắc tươi sáng, rộn ràng, tràn đầy hơi thở vui tươi của núi rừng, Inh lả ơi luôn tạo nên xúc cảm tươi tắn cho người nghe.
Cao Minh Tiến cho hay, anh làm các MV không phải với mục đích lấn sang ca hát mà đơn giản chỉ để thỏa mãn sở thích, đam mê cá nhân đồng thời mong muốn góp chút sức nhỏ để phổ biến những ca khúc này theo cách riêng.
Cao Minh Tiến trong MV “Inh lả ơi”.
MV Inh lả ơi của Cao Minh Tiến được thực hiện hoàn toàn khác biệt. Về phần âm nhạc, Cao Minh Tiến biến bài dân ca của núi rừng Tây Bắc thành một ca khúc nhạc điện tử, ma mị mang đầy sắc màu “thành phố” mà vẫn giữ nguyên nét tươi sáng, rộn ràng.
Trong MV, Cao Minh Tiến hóa thành chàng trai bản “lạc” giữa một rừng mỹ nữ với váy áo rộn ràng, gợi cảm. Điều thú vị của MV Inh lả ơi là Cao Minh Tiến trình làng toàn bộ bộ sưu tập thời trang mới mang âm hưởng dân tộc qua sự thể hiện của các vũ công.
Cao Minh Tiến cho biết, một trong những lý do nữa để anh thực hiện MV Inh lả ơi là vì đây chính là bài hát tạo cảm xúc cho anh sáng tác bộ sưu tập mới này, và anh không muốn trình làng bộ sưu tập theo cách thông thường, mà thể hiện qua MV ca nhạc do mình làm ca sĩ.
Những thiết kế trong bộ sưu tập mới của Cao Minh Tiến mang màu sắc dân tộc đậm nét nhưng hết sức trẻ trung, tươi mới, hiện đại. Đó cũng là tinh thần mà Cao Minh Tiến muốn chuyển tải qua MV Inh lả ơi từ cách hát, âm nhạc đến hình ảnh.
Cao Minh Tiến giới thiệu các thiết kế của anh trong MV “Inh lả ơi”.
NTK Cao Minh Tiến được biết đến với nhiều khả năng khác ngoài công việc chuyên môn là thiết kế thời trang. Anh chụp hình, làm họa sĩ, sản xuất MV ca nhạc và gần đây là ca hát.
MỘC LAN
Theo VTC.vn
Thị trường khắc nghiệt với nghệ sĩ Indie
Hình thức âm nhạc Indie (độc lập) luôn mang lại sự mới lạ, cá tính đặc sắc của những nghệ sĩ tài năng nhưng không phải nghệ sĩ Indie nào cũng đứng được trong thị trường âm nhạc cạnh tranh như hiện nay
'Show của Đen' - live show đầu tiên trong sự nghiệp ca hát của ca sĩ Đen Vâu, sẽ diễn ra vào ngày 9-11 tại Nhà Thi đấu Quân khu 7 (TP HCM). Thông tin từ ca sĩ cho biết ngày 18-10, 'Show của Đen' đã hết vé chỉ sau 10 phút mở bán, với hơn 5.000 vé phát hành trên hệ thống phân phối vé trực tuyến Ticketbox. Có lẽ Đen Vâu là một trong những nghệ sĩ ít ỏi của giới Indie thành công khi bước ra thị trường âm nhạc mang tính đại chúng.
Đến rồi đi
Khoảng 2 năm trở lại đây, làng nhạc Việt chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ của giới underground, vốn 'ẩn mình' trong bóng tối nay trỗi dậy và đang trở thành xu hướng, kéo theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt gương mặt nghệ sĩ lạ, phần nhiều trong số họ là tay ngang trong cuộc chơi âm nhạc.
Những hiện tượng âm nhạc tay ngang từ giới underground gây bão trên thị trường nhạc Việt với không ít bản hit (ca khúc ăn khách) rồi 'biến mất' sau đó cũng không hiếm.
Nguyễn Trọng Tài trình diễn 'Hongkong1' tại lễ trao giải We choice Ảnh: WE CHOICE AWARDS
Khi còn là ca sĩ underground, họ không bị áp lực với việc phải ra nhạc thường xuyên nhưng khi là ca sĩ đại chúng, họ cần giải được bài toán tương lai âm nhạc của chính mình để tồn tại trong vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Vì thế, nhiều giọng ca trong số họ đã 'gãy'.
Nguyễn Trọng Tài với 'Hongkong1' làm nên hiện tượng trên thị trường âm nhạc thời gian qua, chinh phục hoàn toàn người yêu nhạc. Dù quanh ca khúc vẫn còn những ý kiến trái chiều gây tranh cãi nhưng giai điệu mới mẻ, chất nhạc và lối xử lý độc đáo của 'Hongkong1' vẫn khiến nó trở thành lối đi mới cho chàng sinh viên 22 tuổi này. Nhưng, sản phẩm tiếp sau 'Hongkong1' của Nguyễn Trọng Tài lại không đủ sức hút công chúng. Từ đó đến nay, Nguyễn Trọng Tài mất hút.
Tương tự, Xesi với 'Túy âm' từng 'làm mưa làm gió' bởi giai điệu huyền ảo, ma mị cho đến giờ vẫn được coi là một trong những sản phẩm thành công nhất của giới underground. 'Túy âm' được viết bởi Xesi, một nữ sinh THPT và chính sự non nớt, thiếu sót của cô gái trẻ khi sáng tác ca khúc này đã trở thành nét tươi mới chinh phục người nghe. Thừa thắng xông lên, Xesi ra mắt ca khúc thứ 2, 'Vô tình' (kết hợp cùng HOAPROX). Nhưng, ca khúc này bị người nghe đánh giá là 'bình mới r-ượu cũ', không có đột phá nên chưa thể gây bão như 'Túy âm' năm nào. Điều này khiến Xesi cũng biến mất trong đời sống âm nhạc thời gian này.
Hay như HuyR, giọng ca được chú ý với bản 'Cô gái M52', sau thành công lớn với bản hit đầu tiên, nghệ sĩ này dần mờ nhạt với những sản phẩm tiếp theo là 'Yêu anh em nhé' hay 'Đây là bài nhạc Tết'. Hai sản phẩm này không tạo được tiếng vang như bản hit đầu tay...
Ở thế giới underground, khi mọi sáng tạo đều không có giới hạn thì ở mainstream (âm nhạc đại chúng) tính 'chuẩn mực' ít nhiều chi phối đến sự sáng tạo của nghệ sĩ. Đó là lý do các hiện tượng mạng không thể theo kịp guồng quay tàn khốc của showbiz.
Vẫn còn đó những cái tên đình đám
Mừng live show đầu tay cháy vé, Đen Vâu tung sản phẩm tiếp theo với hình tượng của Sherlock Holmes, nhân vật thám tử hư cấu lừng danh trong tác phẩm của nhà văn Arthur Conan Doyle. Được biết, ý tưởng thực hiện MV lần này và quyết định hóa thân vào nhân vật Sherlock Holmes đều đến từ Đen Vâu.
Nam rapper cho biết anh vốn là một 'fan cứng' của Sherlock Holmes, luôn mơ ước được một lần đắm mình trong câu chuyện kịch tính ấy. Hơn thế, sau những sản phẩm âm nhạc với phần hình ảnh đơn giản, đậm chất underground, Đen Vâu cũng muốn mang đến trải nghiệm mới mẻ, lạ mắt hơn cho người hâm mộ khi thưởng thức sản phẩm âm nhạc của mình. Tuy nhiên, ca khúc lần này vẫn bảo đảm đúng chất Đen Vâu với phần lời ca và giai điệu phóng khoáng, trải nghiệm âm nhạc dành cho giới Indie/underground.
Đen Vâu không phải là trường hợp nghệ sĩ bước ra từ giới underground duy nhất gặt hái thành công thời gian gần đây ở thị trường nhạc Việt. Chỉ hơn nửa năm, cặp đôi Jack và K-ICM đã trở thành cái tên bảo chứng cho nhiều chương trình biểu diễn với những ca khúc hít: 'Hồng nhan' - 'Bạc phận' - 'Sóng gió' và gần đây là 'Em gì ơi?'. Âm nhạc của Jack và K-ICM được giới trẻ hiện nay yêu thích bởi sự mộc mạc và gần gũi. Một người chơi đàn, một người hát, âm nhạc của họ mang chút âm hưởng xưa, dễ nghe, dễ ngấm. Nếu K-ICM say sưa với âm thanh của các nhạc cụ dân tộc thì Jack có giọng hát đặc biệt luyến láy đậm chất dân ca.
Từ điểm chung trong sở thích âm nhạc, cả Jack lẫn K-ICM cùng nhau mơ về ngày có thể góp phần đưa âm nhạc Việt Nam ra thế giới. Họ chọn phương thức kết hợp âm hưởng của nhạc cụ dân tộc với chất hiện đại trong nhạc điện tử (EDM), cùng với sáng tác của mình và được thể hiện bằng giọng hát ngọt ngào của chính họ để tạo ra nhiều sản phẩm ăn khách.
Hương Ly được mệnh danh là 'thánh cover', vì có những ca khúc cô cover được công chúng yêu thích hơn cả bài hát gốc. Đó là lý do Hương Ly có những show diễn riêng ở các tụ điểm tổ chức biểu diễn dù chỉ cover ca khúc của ca sĩ khác. Mới đây, Hương Ly phát hành ca khúc mới 'Thề nguyện', đây là ca khúc thứ 2, sau 'Yêu ai để không phải khóc', phần nào khẳng định Hương Ly đang nắm bắt tốt thời vận của mình.
Dù cả hai ca khúc của Hương Ly chưa có nhiều sự khác biệt với sở trường âm nhạc của cô nhưng cũng đủ để tạo nên một Hương Ly khác biệt trên thị trường âm nhạc. Quan trọng là nó mang đậm dấu ấn của Hương Ly trên con đường âm nhạc của mình chứ không phải kiểu thấy ca khúc nào ăn khách là cover như trước nay.
Theo Thùy Trang/Nld.com.vn
Lắng đọng những ca khúc hát về Hà Nội của Mai Diệu Ly Ca khúc này là "Hà Nội của tôi" (sáng tác Tiến Minh) mới được sáng tác gần đây, và "Nhớ về Hà Nội" (sáng tác Hoàng Hiệp) có thể xem là ca khúc đi cùng năm tháng, đồng thời cũng là ca khúc kinh điển của dòng nhạc đương đại những năm cuối thế kỷ XX về Hà Nội đã được hòa quyện...