NTC kêu gọi trợ giúp về vũ khí
Người đứng đầu NTC Abdul Jalil đã lên tiếng kêu gọi trợ giúp về vũ khí hạng nặng để đánh bại những thành lũy cuối cùng của ông Gaddafi.
Dù đang nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Libya nhưng việc khuất phục những căn cứ cuối cùng của ông Gaddafi vẫn là nhiệm vụ bất khả thi đối với NTC.
Những vũ khí trong tay NTC đều là những vũ khí thông thường như súng trường cá nhân, súng chống tăng, súng phòng không các loại, một vài dàn pháo phản lực bắn loạt, một số súng cối, ống phóng rocket tự chế. Họ thiếu những vũ khí cấp chiến dịch như pháo binh hạng nặng, lực lượng tăng thiết giáp.
Những cuộc không kích của NATO là lợi thế đáng kể của NTC, tuy nhiên những cuộc không kích này không thể hoàn toàn thay thế các chiến dịch quân sự trên mặt đất.
Trong khi đó, lực lượng ủng hộ ông Gaddafi vẫn sở hữu rất nhiều vũ khí hạng nặng cấp chiến dịch như pháo binh, tăng – thiết giáp, thậm chí là cả tên lửa hành trình đất đối đất. (>> chi tiết)
Lực lượng ủng hộ ông Gaddafi vẫn kháng cự một cách mạnh mẽ, giao tranh diễn ra rất ác liệt bên ngoài các căn cứ như Bani Walid, thành trì Sirte, Jufra và Sabha. NTC vẫn không tiến thêm được bước nào kể từ ngày hết hạn 10/9 cho tối hậu thư buộc những người trung thành với ông Gaddafi phải đầu hàng.
Video đang HOT
Với những vũ khí như thế này NTC đang chiến đấu rất khó khăn với quân đội chuyên nghiệp của ông Gaddafi Ảnh:AP
Trong khi đó những cuộc không kích liên tiếp của NATO vẫn chưa thể cải thiện được tình hình. Ông Abdul Jalil cho biết, có nhiều người ủng hộ ông Gaddafi đã chạy đến khu vực Sabha, phía Nam của sa mạc Shahara.
“Sẽ có một cuộc chiến khốc liệt nữa tại Sabha, tuy nhiên tại đây chúng tôi thiếu vũ khí để chiến đấu với họ, chúng tôi yêu cầu được trợ giúp về vũ khí để chiến đấu tại đây”, ông này nói.
Ông Abdul Jalil còn trao đổi thêm, ông Gaddafi đang sở hữu rất nhiều vàng, gần như là tất cả vàng của Libya, ông ta đã lên kế hoạch để tấn công vào các thành phố, các mỏ dầu và các nhà máy điện.
Ông Abdul Jalil đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với BBC kể từ khi ông có chuyến thăm tới Tripoli vào ngày 11/9, trong đó khẳng định, NTC sẽ không di chuyển toàn bộ chính quyền lâm thời đến Tripoli cho đến khi các căn cứ cuối cùng của ông Gaddafi bị tiêu diệt.
Trước đó, ông Abdul Jalil đã có cuộc hội đàm với đặc phái viên cao cấp của Mỹ về các vấn đề Trung Đông Jeffrey Feltman. Trong cuộc hội đàm, Washington đã cam kết hỗ trợ mạnh mẽ cho NTC, Mỹ sẽ mở lại đại sứ quán tại Tripoli trong thời gian sớm nhất.
“Chúng tôi khuyến khích sự kiểm soát về an ninh tại Libya được thực hiện bởi lực lượng cảnh sát”, ông Jeffrey Feltman đã cho biết như vậy trong cuộc hội đàm với NTC. Bên cạnh đó ông Jeffrey Feltman cũng đã thảo luận với NTC về việc kiểm soát các vũ khí thông thường như tên lửa vác vai, cùng với nguy cơ từ vũ khí sinh hóa học.
Trong khi đó, một kênh truyền hình thân tín với ông Gaddafi tại Syria đã phát sóng một đoạn tin nhắn của ông Gaddafi trong đó có đoạn “Khủng bố và hủy diệt được thực hiện bởi NATO bên trong Sirte là không thể tả được, và chưa có trận đánh nào như vậy trong cuộc chiến”.
Ông Gaddafi cho rằng, những gì mà NATO đang gây ra ở Sirte là “ tội ác chiến tranh” ông Gaddafi đã gửi một văn bản đến Liên Hợp Quốc kêu gọi ngăn chặn hành động của NATO.
Đến thời điểm hiện tại, ít nhất 36 thành viên trong nội các của ông Gaddafi, bao gồm cả những người thân và tướng lĩnh đã bỏ chạy sang Niger, Algeria kể từ khi Tripoli bị thất thủ.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dự định sẽ có chuyến thăm đến Tripoli vào hôm nay 15/9, nhằm tái khẳng định sự ủng hộ của phương Tây đối với quá trình tái thiết Libya của NTC. Tag: Chiến sự Libya – NATO
Theo Báo Đất Việt
Phương Tây giành phần dầu mỏ ở Libya
Mặc dù cuộc chiến ở Libya chưa thực sự kết thúc nhưng các nước phương Tây đang tìm cách giành phần dầu mỏ ở đất nước Bắc Phi này.
Một nhà máy sản xuất dầu lửa của Libya
Có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là một trong những nước sản xuất dầu mỏ lớn của thế giới, Libya đang trở thành một "chiến trường" lớn của các nước tham chiến và hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở quốc gia này. Người ta chú ý một tình tiết liên quan khi phe nổi dậy tiến vào thủ đô Tripoli thì chứng khoán dầu khí của châu Âu và Mỹ tăng vọt. Thị trường dầu mỏ hạ nhiệt trước viễn cảnh các van dầu của Libya được mở trở lại để cung cấp thêm 1,6 triệu thùng mỗi ngày cho thế giới. Libya đứng thứ 17 trong số các nước sản xuất dầu mỏ và là nguồn cung cấp lớn thứ ba của châu Phi.
Cho đến tháng 2-2011, nghĩa là trước khi cuộc chiến tranh ở Libya nổ ra, ngành công nghiệp dầu mỏ Libya được khoảng một chục tập đoàn đa quốc gia khai thác với sự hợp tác và chỉ huy của đại tá Gaddafi qua trung gian của công ty mẹ là Tập đoàn dầu lửa quốc gia.
Trong khi Libya chưa im tiếng súng, các tập đoàn dầu khí quốc tế - từ ENI của Italia đến BP của Anh, Total của Pháp, ExxonMobil của Mỹ, Qatar Oil của Qatar đã gửi các chuyên gia tới hiện trường như để nhắc nhở Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) về "công lao" của NATO trong vai trò lật đổ chế độ Gaddafi cũng như vai trò của các "đại gia" dầu lửa trong giai đoạn "hậu Gaddafi". Những phi vụ làm ăn hàng tỉ USD sẽ được chia chác. Ngay cả Gaddafi cũng muốn giành lại những mục tiêu quan trọng đã bị chiếm, trong đó có các cơ sở sản xuất dầu mỏ. Hôm 11-9 vừa qua, lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã tấn công nhà máy sản xuất dầu và khí đốt Ras Lanuf làm 15 lính gác thiệt mạng và hai người bị thương.
Một cuộc chạy đua quyết liệt đã được khởi động giữa các tập đoàn quốc tế của Anh, Pháp, Mỹ và nhiều nước khác. Cuộc đua càng kịch tính hơn sau khi NTC tuyên bố ưu tiên các quốc gia đã tham gia "tích cực" trong cuộc chiến. Nga và Trung Quốc cũng không muốn mất lợi ích ở Libya. Nga có hai tập đoàn dầu lửa khai thác ở Libya. Riêng Trung Quốc hút tới 11% dầu của Libya và là nước đã bị phương Tây cho là cung cấp vũ khí cho chế độ Gaddafi cho đến những ngày cuối cùng còn kiểm soát Tripoli, nhưng lại vội vã công nhận NTC trong những ngày các nhà lãnh đạo NTC mới chuyển về Tripoli.
Trong số các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Libya, Mỹ vẫn đóng vai trò hàng đầu tuy có tạm ngưng các cuộc không kích một thời gian như là chiến thuật xoa dịu dư luận trong nước. Tiếp đó là Pháp, đây chính là nước hăng hái nhất trong việc hậu thuẫn lực lượng nổi dậy lật đổ ông Gaddafi. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp công khai nói rằng, Pháp can thiệp Libya là để "đầu tư cho tương lai". NTC mới đây nhận được cam kết tăng cường tài chính từ các "nhà giàu" với khoản hỗ trợ lên tới 15 tỉ USD.
Chiến trường và dầu mỏ Libya vẫn nóng!
Theo CATP
Phe Gaddafi tuyên bố tập hợp quân đội chờ phản kích Hôm nay (14/9), Moussa Ibrahim - phát ngôn viên của Gaddafi - nói với phóng viên Reuters qua điện thoại: "Nhà lãnh đạo Gaddafi vẫn rất khỏe mạnh, ông đang ở Libya". Ibrahim đồng thời nhấn mạnh: "Cuộc chiến sẽ kết thúc lâu hơn so với tưởng tượng của các nước trên thế giới. Chúng tôi vẫn rất mạnh, quân đội của chúng...