NTC đối mặt tội ác chiến tranh vì ‘hành quyết’ Gaddafi
Quân đội phe nổi dậy Libya đang bị cáo buộc phạm tội hành quyết Đại tá Gaddafi và con trai Mutassim một cách tàn nhẫn, có thể quy là tội ác chiến tranh. Liên Hợp Quốc đang thúc giục điều tra minh bạch cái chết của cha con Gaddafi.
Gaddafi vẫn còn sống sau khi bị bắt.
Tội ác chiến tranh
Các nhóm nhân quyền và bà Safia, vợ Gaddafi cũng kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về cái chết của nhà cựu lãnh đạo Libya. Nhiều câu chuyện khác nhau đã được kể về cái chết của đại tá Gaddafi, người từng được ví là “vua của các vị vua Arab”, với điểm chung duy nhất: Ông vẫn còn sống khi bị các tay súng Hội đồng dân tộc chuyển tiếp NTC bắt giữ.
Những đoạn phim quay bằng điện thoại di động hoặc những bức ảnh chụp được đều chứng tỏ Gaddafi và con trai bị thương khá nặng khi bị bắt giữ hôm 20.10, trước khi bị chết vì nhiều vết thương do đạn bắn.
Video đang HOT
Trong khi ở Libya, cái chết của Gaddafi khiến người dân hân hoan mừng chiến thắng, thì giới lãnh đạo lâm thời nước này đã được cảnh báo, việc hành quyết chớp nhoáng cha con Gaddafi sẽ không được cộng đồng quốc tế dung thứ.
Rupert Colville, người phát ngôn Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết, hiện chưa rõ đại tá Gaddafi chết như thế nào và cần thiết phải có một cuộc điều tra.
Mô tả cảnh quay những giờ phút cuối cùng của Gaddafi là “nhiễu loạn và đáng lo ngại”, ông Colville khẳng định rằng nhà cựu lãnh đạo đã bị hành quyết. “Nếu đúng thế, điều đó là tội ác và chúng ta sẽ phải xem xét giải quyết như thế nào. Theo luật quốc tế, việc hành quyết nhanh chóng rõ ràng là bất hợp pháp”.
Theo ông Colville, các tay súng NTC có thể phải đối mặt với cáo buộc tội ác chiến tranh. “Giết hại một ai đó mà không xem xét đến trình tự pháp lý, ngay cả ở những nước chấp nhận bản án tử hình, cũng nằm ngoài các quy định của pháp luật”.
Diễn biến bắt Gaddafi.
Điều tra
Liên Hợp Quốc, Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập, vô tư về diễn biến cái chết của Gaddafi. Trong khi đó, kênh truyền hình Syria đưa tin, bà Safia, vợ Gaddafi yêu cầu Liên Hợp Quốc điều tra cái chết của chồng và con trai bà.
Thủ tướng Anh David Cameron lại cho rằng, chính Libya chứ không phải Liên Hợp Quốc phải tiến hành điều tra. Người phát ngôn của Thủ tướng cho hay, đó là việc của NTC.
Một số đoạn băng video quay được cảnh Gaddafi sau khi bị bắt ở gần Sirte, cho thấy ông ta còn đi lại và nói chuyện với những người bắt giữ. Tuy nhiên sau đó, thi thể Gaddafi trong những bức ảnh chụp được có một vết đạn ở thái dương bên trái cùng vết đạn ở bụng và ngực.
Ông Mahmoud Jibril, thủ tướng lâm thời Libya thừa nhận Gaddafi hầu như không bị thương khi bị bắt. “Khi chuyển ông ta lên xe tải, ông ta không có vết thương nào. Nhưng khi xe bắt đầu chuyển bánh, ông ta bị trúng đạn và bị thương ở đầu. Sau đó, Gaddafi được xe cứu thương đưa tới Misrata nhưng chết vì vết thương quá nặng”.
Bộ trưởng Thông tin Mahmoud Shammam cho rằng, viên đạn bắn trúng Gaddafi có thể từ những tay súng cách mạng hoặc của chính những người trung thành với Gaddafi. Nhưng một thành viên của NTC thừa nhận Gaddafi bị đánh đập dã man, sau đó bị giết. “Đây là chiến tranh mà” – người giấu tên này nói.
Theo Lao Động
NTC kêu gọi trợ giúp về vũ khí
Người đứng đầu NTC Abdul Jalil đã lên tiếng kêu gọi trợ giúp về vũ khí hạng nặng để đánh bại những thành lũy cuối cùng của ông Gaddafi.
Dù đang nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Libya nhưng việc khuất phục những căn cứ cuối cùng của ông Gaddafi vẫn là nhiệm vụ bất khả thi đối với NTC.
Những vũ khí trong tay NTC đều là những vũ khí thông thường như súng trường cá nhân, súng chống tăng, súng phòng không các loại, một vài dàn pháo phản lực bắn loạt, một số súng cối, ống phóng rocket tự chế. Họ thiếu những vũ khí cấp chiến dịch như pháo binh hạng nặng, lực lượng tăng thiết giáp.
Những cuộc không kích của NATO là lợi thế đáng kể của NTC, tuy nhiên những cuộc không kích này không thể hoàn toàn thay thế các chiến dịch quân sự trên mặt đất.
Trong khi đó, lực lượng ủng hộ ông Gaddafi vẫn sở hữu rất nhiều vũ khí hạng nặng cấp chiến dịch như pháo binh, tăng - thiết giáp, thậm chí là cả tên lửa hành trình đất đối đất. (>> chi tiết)
Lực lượng ủng hộ ông Gaddafi vẫn kháng cự một cách mạnh mẽ, giao tranh diễn ra rất ác liệt bên ngoài các căn cứ như Bani Walid, thành trì Sirte, Jufra và Sabha. NTC vẫn không tiến thêm được bước nào kể từ ngày hết hạn 10/9 cho tối hậu thư buộc những người trung thành với ông Gaddafi phải đầu hàng.
Với những vũ khí như thế này NTC đang chiến đấu rất khó khăn với quân đội chuyên nghiệp của ông Gaddafi Ảnh:AP
"Sẽ có một cuộc chiến khốc liệt nữa tại Sabha, tuy nhiên tại đây chúng tôi thiếu vũ khí để chiến đấu với họ, chúng tôi yêu cầu được trợ giúp về vũ khí để chiến đấu tại đây", ông này nói.
Ông Abdul Jalil còn trao đổi thêm, ông Gaddafi đang sở hữu rất nhiều vàng, gần như là tất cả vàng của Libya, ông ta đã lên kế hoạch để tấn công vào các thành phố, các mỏ dầu và các nhà máy điện.
Ông Abdul Jalil đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với BBC kể từ khi ông có chuyến thăm tới Tripoli vào ngày 11/9, trong đó khẳng định, NTC sẽ không di chuyển toàn bộ chính quyền lâm thời đến Tripoli cho đến khi các căn cứ cuối cùng của ông Gaddafi bị tiêu diệt.
Trước đó, ông Abdul Jalil đã có cuộc hội đàm với đặc phái viên cao cấp của Mỹ về các vấn đề Trung Đông Jeffrey Feltman. Trong cuộc hội đàm, Washington đã cam kết hỗ trợ mạnh mẽ cho NTC, Mỹ sẽ mở lại đại sứ quán tại Tripoli trong thời gian sớm nhất.
"Chúng tôi khuyến khích sự kiểm soát về an ninh tại Libya được thực hiện bởi lực lượng cảnh sát", ông Jeffrey Feltman đã cho biết như vậy trong cuộc hội đàm với NTC. Bên cạnh đó ông Jeffrey Feltman cũng đã thảo luận với NTC về việc kiểm soát các vũ khí thông thường như tên lửa vác vai, cùng với nguy cơ từ vũ khí sinh hóa học.
Trong khi đó, một kênh truyền hình thân tín với ông Gaddafi tại Syria đã phát sóng một đoạn tin nhắn của ông Gaddafi trong đó có đoạn "Khủng bố và hủy diệt được thực hiện bởi NATO bên trong Sirte là không thể tả được, và chưa có trận đánh nào như vậy trong cuộc chiến".
Ông Gaddafi cho rằng, những gì mà NATO đang gây ra ở Sirte là "tội ác chiến tranh" ông Gaddafi đã gửi một văn bản đến Liên Hợp Quốc kêu gọi ngăn chặn hành động của NATO.
Đến thời điểm hiện tại, ít nhất 36 thành viên trong nội các của ông Gaddafi, bao gồm cả những người thân và tướng lĩnh đã bỏ chạy sang Niger, Algeria kể từ khi Tripoli bị thất thủ.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dự định sẽ có chuyến thăm đến Tripoli vào hôm nay 15/9, nhằm tái khẳng định sự ủng hộ của phương Tây đối với quá trình tái thiết Libya của NTC. Tag: Chiến sự Libya - NATO
Theo Báo Đất Việt
Libya được gì khi mất Gaddafi? Ngày 20/10, Chủ tịch Ủy ban Điều hành Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) Mahmud Jibril tuyên bố Gaddafi đã chết. Sự kiện này đánh dấu vận mệnh chính trị của Gaddafi và gia tộc chấm dứt, cũng đánh dấu tình hình Libya bước vào một giai đoạn mới. Theo giới phân tích, cái chết của Gaddafi có ảnh hưởng mang tính...