NSƯT Xuân Bắc nói gì khi được đề nghị phong tặng danh hiệu NSND?
“Đạt danh hiệu không phải là đích đến cuối cùng trong đời làm nghệ thuật của tôi. Nếu như làm nghệ thuật để vinh danh, làm nghệ thuật để “săn” giải thưởng, đạt danh hiệu thì tôi nghĩ những người đó cần phải xem lại” đó là lời chia sẻ của NSƯT Xuân Bắc xung quanh việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.
Chiều ngày 2.4, NSND Anh Tú – Quyền Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam đã tiết lộ danh sách đề cử xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT của Nhà hát kịch Việt Nam gồm 12 nghệ sĩ, trong đó có các nghệ sĩ được xét tặng NSND là NSƯT Xuân Bắc, NSƯT Trung Anh…Ngay sau thông tin này, Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với NSƯT Xuân Bắc.
Thưa NSƯT Xuân Bắc, khi biết tên mình có trong danh sách đề nghị xét tặng NSND, anh cảm thấy thế nào?
- Tôi đã từng nói, nếu như làm nghệ thuật để vinh danh, làm nghệ thuật để “săn” giải thưởng, làm nghệ thuật để đạt danh hiệu thì những người đó cần phải xem lại. Nhưng làm nghệ thuật mà được mọi người đánh giá, được mọi người ghi nhận thì đó là một vinh hạnh, niềm tự hào của người nghệ sĩ.
NSƯT Xuân Bắc được đề nghị xét tặng danh hiệu NSND năm nay.
Lời đầu tiên tôi muốn nói, việc Bộ VHTTDL đưa ra quy trình, tiêu chí xét NSƯT, NSND rất hợp lý để đánh giá, vinh danh những người đã cống hiến vì nghệ thuật.
Thực sự mà nói, ở mỗi kỳ xét tặng như thế này tôi nghĩ sẽ luôn có những điều nói ra, nói vào. Có những lùm xùm này nọ, kia khác. Nhưng điều quan trọng đối với người nghệ sĩ đó là những tác phẩm của họ đã để lại cho xã hội là gì. Tác phẩm nào được công chúng ghi nhận, đánh giá như thế nào. Giá trị thực sự của những tác phẩm nghệ thuật mà người nghệ sĩ đem lại.
Tôi cho rằng tiêu chí xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT rất hay ở chỗ là ngoài những tiêu chí cứng như phải có là giải thưởng, huân, huy chương thì còn có hẳn hội đồng xét tặng. Hội đồng xét tặng sẽ luôn là những người rất công minh, công bằng để đánh giá khách quan nhất những nghệ sĩ được xét tặng.
Dù là ai được xét tặng NSND, tôi cũng đều chúc mừng. Cá nhân tôi cũng như nhiều đồng nghiệp khác cũng sẽ nghĩ, không phải làm nghệ thuật chỉ với mục đích để được vinh danh. Vì đối với những người nghệ sĩ đó, dù không được vinh danh nhưng họ vẫn đang làm nghệ thuật.
Nhiều nghệ sĩ đã từng trải qua quá trình xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nhưng đều bị trượt khiến họ có một tâm lý rất nản. Thậm chí họ còn cho rằng ở cấp xét tặng Hội đồng chuyên ngành có nhiều lùm xùm khiến họ không thiết tha trong việc được xét tặng nữa. Vậy bản thân anh, nghe những điều đó anh có nản?
- Tôi không biết những lùm xùm đó, tôi không thể nói gì. Tuy nhiên quan điểm của tôi rất rõ. Thứ nhất tôi không bao giờ cảm thấy nản, bởi đạt danh hiệu không phải là đích đến cuối cùng trong đời làm nghệ thuật của tôi. Cho dù tôi đạt hay không đạt danh hiệu NSND thì tôi sẽ vẫn hoạt động nghệ thuật, làm cho tới khi nào không làm được nữa mới thôi.
Video đang HOT
Nghệ sĩ ưu tú Xuân Bắc cùng các nghệ sĩ Nhà hát kịch diễn vở kịch “Bệnh sĩ” của tác giả Lưu Quang Vũ
Nhưng tôi nghĩ, một danh sách mà tất cả các nghệ sĩ, người dân, những khán giả hâm mộ nghệ sĩ đó đều có một mong muốn: Hội đồng xét tặng làm việc một cách công minh, nghiêm túc, công bằng để đưa ra những chính xác nhất. Thậm chí 100 hồ sơ chỉ cần một người đạt được danh hiệu cũng được. Nhưng người nghệ sĩ duy nhất đó phải là người được mọi người công nhận, rằng quá xứng đáng. Anh em, bạn bè, yêu mến, khán giả ủng hộ. Bạn bè quốc tế biết đến, hoạt động xã hội tưng bừng…
Tuy nhiên tôi cũng xin được nói bên lề việc này một chút. (Cười).
Tôi cực lực phản đối với những cá nhân, tập thể nếu đoạt giải thì nói Ban giám khảo rất công minh, công bằng. Nếu không đoạt giải thì nói Ban giám khảo vớ vẩn, lung tung. Nếu đoạt giải thì nói họ chấm đúng, chấm chuẩn, mình hoàn toàn xứng đáng, còn không đạt giải thì nói họ chấm sai, họ không xứng đáng làm thành viên ban giám khảo. Tôi cho rằng việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT những cá nhân khi được xét tặng cũng không nên nghĩ như vậy.
Vừa qua danh sách xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT của Nhà hát kịch Hà Nội được Sở VHTT Hà Nội thông tin trên các phương tiện truyền thông, trong đó nghệ sĩ Công Lý, nghệ sĩ Trần Hạnh đều có tên trong danh sách xét tặng NSND. Tuy nhiên nhiều khán giả bất ngờ vì nghệ sĩ Công Lý quá trẻ còn nghệ sĩ Trần Hạnh lại quá già. Đồng thời việc dùng từ “đặc cách” với nghệ sĩ Trần Hạnh là không đúng. Bản thân nghệ sĩ Trần Hạnh cũng chia sẻ, dùng từ đặc cách, dường như là dùng cho người có tội đồ nào đó. Anh nghĩ như thế nào về chuyện này?
- Tôi nghĩ đây chỉ là vấn đề câu chữ, tôi sẽ không bàn tới vấn đề câu chữ này. Quan điểm của tôi đã bày tỏ ở trên nên tôi sẽ không bàn sâu tới bất kỳ trường hợp cá nhân, nghệ sĩ nào. Tôi vẫn có quan điểm về Hội đồng xét duyệt, về con đường làm nghệ thuật, về kim chỉ nam để làm nghệ thuật. Tôi không biết tôi sau này thế nào, nhưng tôi tin rằng, với con người, với suy nghĩ, triết lý cuộc sống của tôi bây giờ sẽ không thay đổi.
Tôi mong rằng, những ai đạt danh hiệu NSND thì hãy xứng đáng với danh hiệu đó. Hãy tiếp tục cống hiến, hãy tiếp tục bằng tài năng, sức lực, trí tuệ đem đến những tác ph ẩm thực sự hay, có ích cho xã hội. Tôi cũng mong rằng, những anh em, đồng nghiệp những ai mà chưa đạt được danh hiệu NSND, NSƯT thì vẫn tiếp tục bằng niềm say mê, bằng trình độ, nhận thức xã hội của mình đem lại những tác phẩm hay, hữu ích cho con người. Đấy chính là những vinh danh xứng đáng nhất, tôi nghĩ vậy.
Anh nghĩ sao, khi năm nay, việc xét tặng danh hiệu có vẻ thoáng, dễ chịu hơn mọi năm ngay từ vòng cấp cơ sở?
- Thực ra trong Hội đồng Nhà hát tôi còn không được dự, nữa là nhà hát khác, cho nên tôi không biết là “thoáng” ở đâu. Nếu đứng ở vị trí nhà hát của tôi mà đánh giá các nhà hát khác, thì có chăng là chủ quan quá không?
Xin cám ơn anh!
Theo Danviet
Sóng gió ở Nhà hát Kịch Việt Nam
Tư năm 2009 tơi nay, vì nhiều lý do, môi lân Nha hat Kich Viêt Nam thay giam đôc lai khiên dư luân ồn ào.
Khác với Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà hát kịch Hà Nội, "anh cả đỏ" của sân khấu miền Bắc là Nhà hát Kịch Việt Nam mang trong mình một lịch sử thăng trầm hiếm có.
Nhà hát Kịch Việt Nam từng được ví là sân khấu số một về chính kịch của miền Bắc, ở đó, thời hoàng kim, luôn sáng đèn với những vở kinh điển.
Bước vào những năm 2000, Nhà hát dần mất đi vị thế. Sân khấu ngày càng vắng khách. Kịch mục thưa dần. Sau tấm màn nhung, các nghệ sĩ đổ đi tìm nhiều ngả sống để mưu sinh. Sân khấu gần như bị bỏ quên giữa đời sống ồn ào.
Bị buộc rời ghế Giám đốc Nhà hát khiến NSND Anh Dũng suy sụp, sống lặng lẽ tới cuối đời.
Năm 2008, giám đốc nhà hát lúc bấy giờ là NSND Anh Dũng buộc phải thôi chức vì lý do chưa có bằng đại học. Lý do này được nhiều người cho rằng chỉ là một cái cớ để che đậy một cuộc chiến phe cánh. Nghệ sỹ thời ấy không mấy người có bằng đại học. Từ giã sân khấu, NSND Anh Dũng đã mang theo rất nhiều u uất, cay đắng, cho đến tận cuối đời.
Ngày 1/7/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định bổ nhiệm NSND Lê Hùng làm giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Lúc đó, NSND Lê Hùng đang làm giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ.
NSND Lê Hùng là người đầu tiên cùng lúc đảm nhận chức giám đốc của hai nhà hát: nhà hát Tuổi trẻ và nhà hát Kịch Việt Nam.
Vào thời điểm đó, nhiều người cho rằng trong tình cảnh các nhà hát tồn tại như những "bóng ma" chỉ có NSND Lê Hùng đủ khả năng và uy tín để vực dậy tinh thần các nghệ sĩ, chèo lái con thuyền.
Nhưng việc NSND Lê Hùng cùng lúc đứng đầu hai nhà hát lớn gây nhiều bàn tán, có những ý kiến không đồng tình từ các nghệ sĩ nổi tiếng. Nhiều người cho rằng kiêm nhiệm hai nhà hát có khối công việc lớn, bản thân NSND Lê Hùng còn là một đạo diễn.
Hơn nữa, chức năng, nhiệm vụ của hai nhà hát khác nhau. Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị dàn dựng những tác phẩm chính kịch kinh điển của Việt Nam và thế giới, còn Nhà hát Tuổi Trẻ đa dạng các loại hình nghệ thuật sân khấu, trong đó điểm mạnh là hài kịch.
Vào thời điểm đó, NSND Lê Hùng nói ông làm giám đốc hai nhà hát chỉ là tạm thời, do quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ghi rõ, khi nào Nhà hát Tuổi Trẻ có giám đốc mới thì bàn giao.
Bên cạnh việc cùng lúc đảm đương hai nhà hát, Lê Hùng còn vấp phải những phản đối khi đưa ra đề án sáp nhập hai nhà hát: Nhà hát Kịch Việt Nam và Nhà hát Tuổi Trẻ làm một, để thành lập một trung tâm kịch nghệ quốc gia.
Tới tháng 5/2012, NSND Lan Hương - Trưởng đoàn Kịch Hình thể Nhà hát Tuổi Trẻ - đã viết đơn gửi Bộ VHTTDL phản đối đề án sáp nhập 2 nhà hát. Việc phản đối của NSND Lan Hương đã gây nên cuộc cãi vã đầy cay đắng giữa các nghệ sĩ. Đề án sáp nhập của NSND Lê Hùng cuối cùng sụp đổ, theo cách NSND Lan Hương trả lời báo chí: "NSND Lê Hùng giống như vị hoàng đế cởi truồng".
Ngày 1/10/2012, NSND Lê Hùng nghỉ hưu. Trước đó, khi biết Giám đốc sắp đến tuổi hưu, một số diễn viên tâm huyết của Nhà hát đã chủ động viết đơn gửi lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất xin một trong hai Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ (ông Trương Nhuận và ông Nguyễn Thế Vinh) về làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, vì cả hai đều giỏi quản lý.
Tháng 10/2012, ông Nguyễn Thế Vinh được điều chuyển làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam thay cho NSND Lê Hùng mới về hưu.
Sau 5 năm làm giám đốc, gánh vác những rắc rối để lại từ nhà hát kịch Việt Nam, ông Nguyễn Thế Vinh nhận quyết định nghỉ hưu ngày 13/9/2017.
Như một sự ngẫu nhiên, ngày 11/9 câu chuyện ồn ào quanh những lời tố cáo của bà Nguyễn Hồng Nhung - vợ NSƯT Xuân Bắc bỗng đẩy 2 phó giám đốc nhà hát vào thế khó. Và một cuộc ồn ào mới lại bắt đầu.
NSƯT Xuân Bắc (áo kẻ) và NSND Anh Tú (thứ tư từ phải qua) chụp ảnh trong buổi Giám đốc Thế Vinh (thứ 6 từ trái qua) nhận quyết định nghỉ hưu.
Bà Nguyễn Hồng Nhung - vợ nghệ sĩ Xuân Bắc livestream tố NSND Anh Tú chèn ép mình trong việc tham gia hội đồng chấm thi, trong khi Anh Tú chỉ là giảng viên thỉnh giảng. NSND Anh Tú tỏ ra bất ngờ và chia sẻ quan hệ giữa anh với vợ chồng Xuân Bắc vẫn tốt đẹp.
Sóng gió của cuộc mẫu thuẫn vô tình đẩy nhà hát Kịch Việt Nam vào một câu chuyện mới. Liên quan đến chức giám đốc mới của nhà hát, đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết việc bổ nhiệm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam phải theo đúng quy trình và theo nguyện vọng của nghệ sĩ nhà hát.
Theo đó, Bộ sẽ cử người xuống Nhà hát để lấy ý kiến của cơ sở. Việc bổ nhiệm sẽ theo nguyện vọng của các nghệ sĩ nhà hát, theo sự ủng hộ của cơ sở bầu lên.
Theo Zing
NSND Anh Tú và NSƯT Xuân Bắc là ứng viên Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam Dù chưa có thông tin chính thức nhưng NSND Anh Tú và NSƯT Xuân Bắc được xem là hai ứng viên của chức Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, sau khi ông Nguyễn Thế Vinh về hưu vào ngày 1/11. Chia sẻ với phóng viên, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - ông Nguyễn Thế Vinh cho biết mình đã nhận...