NSƯT Trung Anh: ‘Tôi nhận phim này vì máu thì làm thôi!’
Nổi tiếng với gương mặt khắc khổ, đóng những vai hiền lành, cơ cực, nhưng lần trở lại màn ảnh rộng này, Trung Anh sẽ vào vai một ông lão ngoài 70 tuổi rất cực đoan.
- Đã 5 năm không xuất hiện trên màn ảnh rộng kể từ hồi làm phim “Nhìn ra biển cả” (2009), vậy cơ duyên nào đưa anh đến với vai ông Thập – già làng trong “ Những đứa con của làng”?
- Đạo diễn Nguyễn Đức Việt gọi điện bảo có một vai hợp với tôi và hẹn gặp. Trước đó, chúng tôi chỉ biết nhau còn chưa làm việc chung bao giờ, gặp rồi mới biết, cả hai bằng tuổi nhau. Việt đưa tôi kịch bản, đọc một lèo là tôi đã thấy rất thích nhân vật này.
Ông Thập – già làng là nhân vật chính xuyên suốt phim. Trong đầu ông lúc nào cũng nghĩ về cuộc thảm sát năm xưa khi ngụy quân đã giết chết hơn nửa làng và ông luôn nghĩ nỗi đau này là do lỗi của ông. Bởi khi đó, ông là chỉ huy du kích, bọn địch giết dân làng là để truy lùng du kích. Đã hơn 20 năm khi đất nước hoàn toàn thống nhất, giờ là trưởng làng nhưng những hận thù trong lòng ông vẫn không nguôi ngoai và ông cũng không cho dân làng quên nó. Mặc dù tên xã trưởng – người dẫn lính ngụy về đánh sập cầu rồi giết hơn nửa làng trên khúc sông năm ấy đã chết từ lâu nhưng ông Thập vẫn không tha thứ.
Tôi rất thích vai diễn này vì nhân vật cực đoan đến tận cùng và có nhiều đất để khai thác.
Trung Anh trong Những đứa con của làng.
- Nhiều người cho rằng ở tuổi của anh, cơ hội nhận được vai chính trong phim điện ảnh là rất ít. Anh thấy mình có may mắn không?
- Phải nói rằng, mấy năm nay phía Bắc không có nhiều phim điện ảnh bằng trong Nam. Hơn nữa, để tìm được một nhân vật có nhiều đất diễn lại càng hiếm. Vì vậy, có thể xem đây là một sự may mắn đối với tôi. Bởi phần lớn, hiện nay các vai chính trong phim điện ảnh chỉ dành cho hai lứa tuổi: một là trẻ hẳn, hai là lứa tuổi trung niên, tầm 40 tuổi. Còn nhân vật chính trong Những đứa con của làng lại là một ông lão 75 tuổi. Tôi có hỏi Việt tại sao lại chọn tôi thì Việt bảo, thực ra có thể chọn những diễn viên cùng độ tuổi với nhân vật để không phải hóa trang nhiều nhưng cái đạo diễn cần là người diễn viên đó phải hợp với nhân vật, thậm chí còn làm thế nào cho nhân vật đó quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn.
- Chuẩn bị cho một vai diễn cách xa mình về mặt tuổi tác, cộng với việc làm phim này chắc sẽ khó tránh khỏi những vất vả về bối cảnh, thời tiết, sinh hoạt. Vậy anh đã lên kế hoạch bắt đầu thế nào?
- Tôi có đề nghị với Việt hai việc. Thứ nhất là khi biết phim quay ở Quảng Trị, tôi có đề nghị được vào trước một tuần để thâm nhập thực tế. Thứ hai là đề nghị phải tìm một người hóa trang thật cẩn thận cho tôi, làm sao để tôi không bị chi phối bởi những thứ râu giả, tóc giả. Để định trang cho nhân vật ông Thập cũng mất khá nhiều buổi, thực ra tôi cũng chưa hài lòng lắm nhưng tạm chấp nhận.
Tôi muốn có hình ảnh của một ông già tóc dài hơi phiêu phiêu, bởi ông ta không phải là một ông già bình thường. Tìm một bộ tóc giả muối tiêu dài không hề dễ nhưng cuối cùng tổ hóa trang cũng tìm được một bộ của Hàn Quốc. Tuy nhiên, bộ tóc giả này không phải để dùng hóa trang cho phim điện ảnh vì không có keo dán làm liền trên trán. Trước đó, tôi vẫn có suy nghĩ rằng nên để cho ông Thập luôn luôn thắt một chiếc khăn trên đầu như một chiếc khăn tang để đời sau vụ thảm sát năm xưa. Tôi có trao đổi với Việt chi tiết đó và chiếc khăn cũng có tác dụng che đi phần riềm của bộ tóc giả mà không cần đến keo dán.
Video đang HOT
Vai diễn ông Thập hơn tôi ngoài đời khoảng 25 tuổi. Thực ra với những vai diễn già tôi cũng đã từng thể hiện bên sân khấu rồi nên trong phim này, ngay từ đầu, tôi đã quyết định bỏ qua tạo hình vốn quen thuộc trên màn ảnh, tức là già thì phải lụ khụ, phải còng lưng… Ở đây, tôi chọn cách diễn tâm lý của người già như thế nào trước những ứng xử và các mối quan hệ trong cuộc sống thì họ sẽ xử lý theo cách của họ ra sao. Bỏ qua phần tạo hình của nhân vật nên chính vì thế tôi đề nghị khâu hóa trang, phục trang làm sao phải tốt nhất để khi diễn tôi có thể quên đi hình thức mà tập trung khai thác diễn biến tâm lý và chiều sâu nội tâm của nhân vật. Tôi muốn hình thức nhân vật này cho dù là 75 hoặc 80 tuổi đi chăng nữa thì vẫn là một ông già quắc thước và có uy với dân làng.
- Có điều gì gây áp lực cho anh ở vai diễn này không vì đây là lần đánh dấu sự trở lại màn ảnh lớn sau 5 năm vắng bóng?
- Thực ra khi nhận bất kỳ một vai diễn nào, kể cả phim truyền hình, tôi cũng muốn phải có áp lực, tất nhiên áp lực nhiều hay ít là tùy từng phim. Tôi cho rằng vai khó lại là những vai dễ bởi khi đó mình càng phải đầu tư nhiều vào vai diễn. Còn những vai dễ mới là khó, vì nhiều khi chủ quan thấy chẳng có gì phải suy nghĩ, ít đất diễn nên chẳng có gì để diễn. Vì vậy, ở tuổi tôi cơ hội có được một vai chính trong phim điện ảnh cũng là áp lực để mình cố gắng không thể làm kém đi được. Tất nhiên, kết quả cuối cùng thế nào cũng phải chờ đến ngày bộ phim công chiếu.
Tôi rất thích làm việc với ê-kíp làm phim này vì hiếm có phim nào tôi được thoải mái tư duy, sáng tạo như vậy. Tôi và Nguyễn Đức Việt tuy lần đầu hợp tác nhưng khá ăn ý. Việt rất tôn trọng diễn viên và trong quá trình thực hiện, bàn bạc các cảnh quay, chúng tôi thường tìm được tiếng nói chung. Đó chính là yếu tố kích thích mình làm việc hiệu quả hơn.
- Trong suốt quá trình quay phim có điều gì để lại dấu ấn với anh?
- Thời gian đó, tôi hoàn toàn thay đổi cách sống hàng ngày. Tôi tập trung thời gian tối đa để suy nghĩ về nhân vật, kể cả những lúc nghỉ ngơi, ăn uống, đi lại luôn giữ tác phong của ông Thập 75 tuổi. Tôi vốn dĩ không béo nhưng vẫn thích nhân vật phải trông phải khắc khổ, gầy nhỏ nên tôi ăn uống rất chừng mực, cố gắng giảm thêm 2 kg. Đêm nào đoàn cũng phục vụ ăn đêm nhưng tôi không bao giờ ăn, bia rượu cũng không uống trong suốt thời gian quay. Đôi lúc cũng thấy hơi bất lịch sự vì mọi người cứ mời đi ăn uống là tôi từ chối thẳng và cũng chẳng nói lý do gì. Họ nghĩ gì cũng mặc và đến khi họp đoàn tôi mới giải thích.
- Anh đặt mục tiêu gì với sự trở lại lần này?
- Ồ, không! Tôi nhận phim vì thích vai diễn này, máu thì làm thôi và cố gắng làm đến nơi đến chốn vì bây giờ tìm được vai diễn ưa thích thì khó lắm!
- Hẳn đây là vai diễn anh tâm đắc?
- Có lẽ vậy.
- Anh có phải là người khó tính trong việc chọn kịch bản?
- Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều người đã hỏi tôi. Về phim truyền hình thì tôi cũng không khó tính vì đó còn là cuộc sống “cơm áo gạo tiền”. Ngoại trừ những vai phải từ chối thẳng thì không nói, còn những vai tuy không có gì mới nhưng vẫn ở mức chấp nhận được thì tôi vẫn nhận. Riêng với phim điện ảnh thì ít ra vai diễn phải có chất, đôi khi nhân vật không có nhiều đất diễn nhưng đó chính là điều kiện thách đố mình.
- Vì cuộc sống “cơm áo gạo tiền” mà nhiều nghệ sĩ đã chuyển hướng kinh doanh theo kiểu “chân trong chân ngoài” và không ít người đã thành công. Đã bao giờ anh từng nghĩ tới điều này hoặc kiếm một việc nào đó làm thêm chưa?
- Thú thực là tôi rất kém trong chuyện kinh doanh. Thậm chí nói vui nếu bây giờ Nhà hát giải tán, không có việc làm thì tôi cũng không biết phải làm gì nữa. Năm 1993, cuộc sống rất khó khăn, anh trai tôi bảo nếu tôi kinh doanh thì sẽ cho vốn. Lúc đó, ở Nhà hát có mấy người bạn cũng đang mở shop quần áo và tôi nghĩ chắc không khó nên cũng tập tọe làm kinh doanh, nhưng chưa được một năm, tôi phải dẹp cửa hàng. Cuối cùng, tôi rút ra một điều với bản thân chỉ tập trung làm tốt một việc đã là giỏi. Từ đó trở đi, tôi cạch với kinh doanh luôn và chỉ tập trung vào chuyên môn.
- Những đồng nghiệp cùng thời của anh đều lần lượt thử sức trong vai trò đạo diễn, còn anh thì sao?
- Ý định đi học đạo diễn sân khấu của tôi cũng có từ lâu. Nhưng có hai vấn đề, thứ nhất là tôi lập gia đình muộn, con nhỏ và cuộc sống quá khó khăn để dứt ra đi học. Thứ hai là cũng tại mình không quyết tâm, cứ lần lữa mãi, cho đến khi dứt ra được (nhờ vợ động viên) thì mãi đến năm 48 tuổi mới đi học đạo diễn điện ảnh vì năm đó không tuyển đạo diễn sân khấu.
- Trước đây có vẻ anh không mấy mặn mà với báo chí? Phải chăng vì anh sống khép kín hay hay còn lý do nào khác?
- Bản thân tôi vốn sống khép mình và vẫn biết như thế sẽ không thuận lợi cho nghề nghiệp nhưng tôi không thích thay đổi. Nhiều người vẫn bảo gặp tôi khó khăn, trông mặt lúc nào cũng khinh khỉnh nhưng không phải. Tính tôi không thích giao du rộng, khi không có chuyện gì để nói thì tôi cũng không nói. Còn nếu nói chuyện với ai mà thấy thoải mái thì tôi cũng nói rất nhiều.
Theo Kim Anh/ Thế Giới Điện Ảnh
10 con tin Trung Quốc được phiến quân thả tại Cameroon
(Dân trí) - 10 con tin Trung Quốc và 17 con tin địa phương đã được thả ở Cameroon sau khi bị nhóm phiến quân Hồi giáo Boko Haran bắt cóc mấy tháng trước.
Vợ của Phó Thủ tướng Cameroon nằm trong số những người bị bắt cóc được thả.
Thông tin được Tổng thống Cameroon Paul Biya ra tuyên bố trên đài phát thanh quốc gia. "27 con tin bị bắt cóc ngày 16/5 ở Waza và ngày 27/7 ở Kolofata đã được thả vào tối nay", ông cho biết.
10 công dân Trung Quốc và các con tin khác, trong đó có cả vợ của phó thủ tướng Cameroon, vẫn "an toàn".
Tuy nhiên, không có thông tin thêm về việc các con tin được thả như thế nào. Cũng không rõ có phải trả tiền chuộc cho các con tin hay không.
Hồi tháng 6 giới chức trách Cameroon cho biết 6 người đã bị bắt trong vụ bắt cóc các con tin Trung Quốc. Những người này bị bắt cóc vào tháng 5 ở một công trường tại Waza, gần biên giới Nigeria sau một vụ tấn công làm 1 binh sỹ Cameroon thiệt mạng.
Trong khi đó vụ bắt cóc hồi tháng 7 được thực hiện sau 2 cuộc tấn công liên tiếp, được cho là do Boko Haram tiến hành, khiến ít nhất 15 người chết.
Cameroon chia sẻ biên giới dài hơn 2.000km với Nigeria, nơi nhóm Boko Haram đang tiến hành một cuộc nổi dậy đẫm máu từ năm 2009.
Nhóm này không nhận trách nhiệm cho vụ bắt cóc, nhưng đã tham gia vào các vụ bắt cóc khác trong đó có vụ bắt cóc 200 bé gái ở một trường học gây chấn động quốc tế thời gian qua.
Boko Haram đã tăng cường thâm nhập vào Cameroon, khiến chính phủ nước này phải củng cố quân đội, như triển khai chiến đấu cơ tới miền bắc. Hôm 10/7, Cameroon, Chad, Niger và Nigeria đã nhất trí triển khai 700 binh sỹ để tấn công nhóm này.
Khoảng 10.000 người đã thiệt mạng kể từ khi Boko Haram tiến hành cuộc nổi dậy ở Nigeria 5 năm trước.
Trung Anh
Theo AFP
Video người phụ nữ Mỹ lên kế hoạch chết gây bão Một phụ nữ mới cưới người Mỹ bị ung thư giai đoạn cuối đã công bố trên mạng kế hoạch kết thúc cuộc sống một cách nhẹ nhàng, không đau đớn vào ngày 1/11 tới. Brittany Maynard và chồng. Vào tháng 1, Brittany Maynard, 29 tuổi, được chẩn đoán còn 6 tháng nữa để sống trên cõi đời này, do cô bị ung...