NSƯT Trung Anh biến hóa từ vai khắc khổ đến giang hồ Lương Bổng
Nghệ sĩ ưu tú tạo dấu ấn với khán giả qua nhiều dạng nhân vật có tính cách từ nội tâm, hài hước đến ngang tàng, đểu giả.
Nghệ sĩ Ưu tú Trung Anh sinh năm 1961 tại Hà Tĩnh, là diễn viên của Nhà hát Kịch Việt Nam. Ngoài sân khấu, Trung Anh còn gây dấu ấn với phim ảnh. Khuôn mặt nhiều nếp nhăn nên anh thường đóng đinh vai lam lũ, khắc khổ. Mặt khác, khi đóng vai phản diện, anh tạo ấn tượng mạnh với khán giả, điển hình là Lương Bổng trong Người phán xử, Việt của Nếp nhà. Vừa qua, anh nằm trong danh sách đủ điều kiện xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân do Nhà hát Kịch Việt Nam gửi lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nhân vật Lương Bổng trong “Người phán xử”
Phim xoay quanh cuôc chiên trong thê giơi ngâm của các tổ chức xã hội đen. Phan Quân (NSND Hoang Dung) la ông trum co vai vê cao, thương đứng ra phán xử cac vu tranh châp trong giới giang hô. Con gái Phan Hương (Thanh Hương) va con trai Phan Hai (Viêt Anh) của ông đều có tính khi nong nay, chơi bời. Du hoạt động phi pháp, Phan Quân luôn giư cho gia đinh vo boc nê nêp.
Nhân vật Lương Bổng trong “Người phán xử” – kịch bản được Việt hóa tư phim “The Arbitrator” của Israel.
Lương Bổng (Trung Anh) là trợ thủ trung thành, đắc lực của ông trùm. Bằng sự khéo léo và lanh lợi, Lương Bổng đã giúp Phan Quân loại bỏ những kẻ có âm mưu tạo phản và giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn trong gia đình ông trùm.
Để thể hiện hình tượng Lương Bổng lạnh lùng, trầm tĩnh, nghệ sĩ Trung Anh cho biết anh đã phải nghiên cứu kỹ lưỡng, tập trung vào từng phân cảnh. Vai diễn giang hồ khiến nghệ sĩ gặp nhiều áp lực vì trước đó, Trung Anh chuyên trị những vai hiền lành, khắc khổ.
Nhà văn Ngô trong “Những công dân tập thể”
Những công dân tập thể do Vũ Trường Khoa và Trần Quang Vinh đạo diễn, ra mắt năm 2012. Phim xoay quanh đời sống người dân trong khu tập thể xuống cấp và đứng trước nguy cơ bị chính quyền giải tỏa.
Diễn viên Trung Anh (phải) trong “Những công dân tập thể”.
Trong phim, Trung Anh vào vai nhà văn Ngô góa vợ. Ông đem lòng yêu bác sĩ Nha (NSND Lan Hương) nhưng không được con cháu chấp nhận. Tính Ngô gàn dở, luôn nghĩ bản thân nổi tiếng dù không có ai nhận đăng tác phẩm của ông. Nhà văn Ngô còn thích chọc ngoáy vào cuộc sống riêng của cư dân cùng khu nhà.
Vai diễn của nghệ sĩ mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả. Trong Những công dân tập thể, Trung Anh để tóc dài, buộc gọn đậm chất nghệ sĩ để phù hợp với xuất thân nhân vật.
Vai Minh của “Hôn nhân trong ngõ hẹp”
Phim do Vũ Trường Khoa đạo diễn, lên sóng vào năm 2015. Hôn nhân trong ngõ hẹp lấy đề tài ngoại tình, phản ánh xung đột trong gia đình ông Minh (Trung Anh). Khang – con trưởng ông Minh – ngoại tình khiến vợ đau khổ, sảy thai. Con rể ông cũng ngoại tình khiến con gái mang ý định trả thù bằng cách cặp với trai trẻ.
Video đang HOT
Nhân vật Minh (phải) trong “Hôn nhân trong ngõ hẹp”.
Vào vai Minh, NSƯT Trung Anh thể hiện hình ảnh gia trưởng, sống nề nếp, hoài cổ và yêu thơ ca. Bề ngoài nhân vật Minh nghiêm khắc, đôi lúc vô tâm chuyện con cái nhưng thực chất ông sống tình cảm hay suy tư chuyện gia đình.
Nhân vật Hoàng trong “Ngự lâm không kiếm”
Phim do Trần Chí Thành đạo diễn, lên sóng năm 2016. Ngự lâm không kiếm xoay quanh gia đình do bà ngoại (NSƯT Ngọc Thoa đóng) dù đã 80 tuổi nhưng vẫn điều hành và làm chủ. Con gái duy nhất của bà lấy chồng sinh ra thế hệ thứ ba đều là con gái. Trong gia đình này, tất cả người chồng đều ở rể, sống theo chế độ “mẫu hệ”.
NSƯT Trung Anh (trái) trong “Ngự lâm không kiếm”.
Trong phim, NSƯT Trung Anh vào vai Hoàng – bố vợ của ba chàng rể. Nhân vật Hoàng là người dí dỏm, thích chơi chim cảnh, tán gẫu và sợ vợ. Ông thường xuyên đội mũ nồi, cổ quấn khăn, điệu bộ khép nép. Cách xây dựng ngoại hình nhân vật góp phần mang đến tiếng cười cho khán giả.
Nhân vật Phát trong “Hoa cỏ may” phần ba
Phim gồm ba phần do đạo diễn Lưu Trọng Ninh thực hiện. Hoa cỏ maykể về những bạn trẻ lớn lên trong thời bao cấp. Phần ba của phim được sản xuất năm 2013 với câuchuyện của các nhân vật sau 10 năm.
NSƯT Trung Anh (phải) đóng cặp Vân Anh trong “Hoa cỏ may” phần ba.
Trong phim, NSƯT Trung Anh vào vai Phát – phó chủ tịch thành phố góa vợ. Phát si mê Thủy (Vân Anh) và hai người tiến đến hôn nhân. Trước đó, do làm ăn thua lỗ, Thủy đòi bố mẹ bán nhà nhưng không được. Cô tìm cách tiếp cận ông Phát để âm mưu có được các dự án về kinh tế. Mối quan hệ của vợ chồng Thủy thường xuyên bị Thắng – con trai ông Phát – phá quấy.
Về sau, Thủy nhận ra bản thân ngày càng lầm lỡ, cô quyết định nói ra toàn bộ sự thật với chồng rồi bỏ đi. Dù biết vợ dối lừa, Phát tha thứ và nhờ người tìm tung tích của Thủy. Vai Phát do Trung Anh đóng là nhân vật điềm đạm, ăn mặc giản dị và sống hòa đồng. Nét tính cách này tương đồng với những vai khắc khổ mà nghệ sĩ từng thủ vai.
Vai Việt trong “Nếp nhà”
Phim do Vũ Trường Khoa đạo diễn và lên sóng năm 2010. Nếp nhà xoay quanh những biến động trong một gia đình Hà Nội gốc với ba thế hệ cùng sinh sống. Đó là câu chuyện về lối sống, nếp nghĩ, cách ứng xử tinh tế, thanh lịch được lưu giữ qua nhiều năm tháng của người Tràng An. Chính nhờ nề nếp mà họ đã không bị biến chất và hội nhập được với cuộc sống hiện đại.
Nhân vật Việt (phải) trong “Nếp nhà”.
Trong phim, Trung Anh thủ vai Việt – phó giám đốc công ty tư nhân. Anh là bạn thân của Khải – giám đốc. Vì ghen ghét, đố kỵ, Việt lập mưu, tìm đủ cách đẩy Khải vào tù với tội danh để thất thoát tiền của cơ quan. Mặt khác, mỗi khi làm điều xấu, Việt lại dằn vặt và giày vò bản thân. Trớ trêu, anh có tình cảm với Quỳnh (Minh Châu) – chị gái Khải.
Hóa thân nhân vật phản diện, NSƯT Trung Anh diễn tròn vai khi không chỉ lột tả bản chất xấu xa của nhân vật mà còn thể hiện nét tâm lý giằng xé, trăn trở. Qua những phân đoạn Việt cật vấn lương tâm, khán giả cảm nhận rõ sự đấu tranh tâm lý của nhân vật khi đứng giữa cái thiện và cái ác.
Vai Thập trong “Những đứa con của làng”
Phim do Nguyễn Đức Việt đạo diễn, công chiếu vào năm 2015. Những đứa con của làng là bộ phim điện ảnh về đề tài hậu chiến. Cốt truyện bắt đầu từ năm 1965 ở một ngôi làng miền Trung trong bom đạn chiến tranh khốc liệt. Một hôm xã trưởng bất ngờ dẫn lính về đánh sập cầu rồi giết hơn nửa làng trên một khúc sông. Ông Thập (NSƯT Trung Anh) là chỉ huy du kích bị thương nặng giữa dòng sông đầy máu.
NSƯT Trung Anh vào vai Thập trong “Những đứa con của làng”.
20 năm sau, đất nước đã thanh bình. Ông Thập, bây giờ là trưởng làng, chưa bao giờ quên trận thảm sát cũ, càng không cho dân làng quên nó. Mặc dù xã trưởng chết đã lâu, ông vẫn không tha thứ. Ông bắt dân quật mộ hắn vào ngày giỗ làng. Huyện xây cho làng một cái cầu xi măng nhưng bị dang dở do thiếu kinh phí. Đông (Trần Bảo Sơn) – con trai xã trưởng – ở xa về xin xây nốt cây cầu cho làng để được bốc mộ cha và gặp trở ngại lớn.
Thập là người rắn rỏi, ngang ngạnh và cực đoan khi ôm mãi hận thù quá khứ. NSƯT Trung Anh từng chia sẻ anh phải mất ba tháng để tập cách đi lại khập khiễng của ông Thập và ép bản thân giảm cân để có thân hình gầy guộc, phù hợp với mẫu hình nhân vật. Nhờ vai diễn, NSƯT Trung Anh giành giải “Nam diễn viên xuất sắc” tại Liên hoan phim Việt Nam năm 2015.
Theo Trọng Trường (Vnexpress)
Nghệ sĩ ưu tú Trung Anh: "Đôi khi tôi vừa diễn vừa tủi thân"
Bộ phim "Người phán xử" vẫn đang ở hồi gay cấn. Nhân vật Lương Bổng - "cánh tay phải" của ông trùm Phan Quân gây ấn tượng bởi bộ mặt lạnh không cảm xúc, nhưng khi cần bảo vệ chủ thì ra đòn rất nhanh và quyết liệt. Đây có thể nói là vai diễn để đời của nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Trung Anh, một vai diễn khác hẳn những vai anh đã từng đóng.
Đây có phải là vai phản diện đầu tiên của anh không?
- Thực ra là không. Tôi từng có vai phản diện trên sân khấu và phim, nhưng không ấn tượng như vai này nên ít được biết đến.
NSƯT Trung Anh với vai diễn Lương Bổng trong phim "Người phán xử". Ảnh: T.L
Tôi đã yêu sân khấu và vẫn yêu sân khấu, hơn tất cả những thứ khác, nên mỗi lần nghĩ từ bỏ lại thấy xót xa". NSƯT Trung Anh
Thực tế là anh cũng không có nhiều trải nghiệm về cuộc sống của "xã hội đen"?
- Đúng vậy. Cả tôi và anh Hoàng Dũng đều như thế! Nhưng thành công ở đây là do kịch bản. Kịch bản gốc đã cực tốt, kịch bản Việt hóa thì mang hơi thở của người Việt, người xem không cảm thấy cách biệt. Khi mới bắt đầu, chúng tôi không nghĩ bộ phim có phản hồi mạnh mẽ như thế mà chỉ cảm nhận được đây là một kịch bản tốt và lạ. Các nhân vật đều có cá tính và giọng riêng nên diễn viên có đất để xây dựng nhân vật.
Cảnh nào thể hiện sự tàn bạo của Lương Bổng nhất?
- Lương Bổng làm gì đều là lệnh của Phan Quân. Cảnh chặt ngón tay ngay đầu phim, tôi nhớ là nó đã gây bão trên mạng xã hội và các bạn đã tranh cãi rất nhiều. Có nhà báo đã dùng từ "ghê tởm" để nói về cảnh này. Sắp tới cũng sẽ có những cảnh Lương Bổng phải xử một ai đó nhưng vẫn nhất quán với tính cách của Lương Bổng dù phần 2 là do đạo diễn khác làm.
Người ta nói nhiều về cái kết phim và phim đã phải làm lại vì lộ kết?
- Phim chưa chiếu hết nên rất khó nói. Tuy nhiên, trong những cảnh sắp tới sẽ có những việc tưởng là trái ngược với Lương Bổng nhưng thực ra vẫn nhất quán. Tôi và đạo diễn đã bàn nhau để thay đổi cái kết cho đúng với tư tưởng của Lương Bổng.
Cảnh nào mà bộ mặt lạnh của Lương Bổng sẽ phải bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ?
- Đấy là cảnh quay tâm lý nặng nề trước thử thách rạn nứt đầu tiên của Lương Bổng và Phan Quân. Cảnh này phải quay lúc chiều tà, trên miệng vực, thời gian rất ngắn bởi không nhanh sẽ thành cảnh đêm. Đây là cảnh phải dồn tụ rất nhiều thứ, vừa áp lực tâm lý, vừa không gian thời gian khiến tôi khá mệt mỏi.
Điều gì khiến anh không từ bỏ sân khấu của Nhà hát Kịch Việt Nam trong khi khán giả đang quay lưng với sân khấu?
- Tôi đã được sống qua những năm tháng thịnh vượng của sân khấu. Khi ấy khán giả tự nguyện bỏ tiền ra mua vé xem kịch. Mỗi lần có vở diễn là những hàng dài xếp vòng quanh để mua vé, có dãy riêng cho thương binh. Thời bấy giờ ưu tiên bán vé theo giấy giới thiệu của cơ quan nên nhiều khi người mua lẻ còn không thể mua được vé. Vở "Nhân danh công lý" năm 1985 phải diễn cùng một lúc hai đoàn ở hai nhà hát mà vẫn không đủ.
Nghĩ mà xót xa cho hiện tại, vở mới có treo áp phích hàng tối cũng chả ai mua. Chúng tôi phải đi diễn tỉnh, mà cũng không phải người ta tự nguyện mua vé. Vé được chào bán từ nhiều tháng trước, mua theo kiểu ủng hộ nhau, đến ngày có khi người ta còn quên đi xem. Có hôm chúng tôi diễn, khán giả ở dưới chỉ có 30 người, rất tủi thân. Tôi cảm thấy như mình bị phản bội, con đường mình đã theo đuổi càng ngày càng trở nên tuyệt vọng.
Anh mong muốn điều gì từ Nhà hát Kịch Việt Nam?
- Điều đáng buồn là Nhà hát Kịch Việt Nam không tự tạo khán giả riêng cho mình. Lẽ ra, nhà hát phải sáng đèn, những vở thật sự hay nhất phải được công diễn, khán giả xem và họ sẽ hình thành thói quen. Nhưng không, đã lâu rồi không có vở diễn tại nhà hát một cách đúng nghĩa, chỉ là tổng duyệt báo cáo. Tôi cảm thấy sai lầm khi không chuyển khỏi nhà hát khi tôi còn sung sức, vào 10-12 năm trước. Giờ thì quá muộn, vài năm nữa là tôi về hưu. Những lần nhen nhóm ý định ra đi tôi lại xót xa vì mình đã trưởng thành, gắn bó ở đây quá lâu.
Xin cảm ơn anh!
Theo Danviet
NSƯT Trung Anh: Tôi không nghĩ "Người phán xử" sẽ được trao giải Cánh Diều 2017 Không nhiều cơ hội có giải nhưng "Lương Bổng" vẫn rất vui mừng khi ban tổ chức đã mở rộng phạm vi tới các tác phẩm remake từ kịch bản nước ngoài như "Người phán xử". Gần đây, trên trang cá nhân của NSND Hoàng Dũng đã thông báo chính thức về kế hoạch ra mắt về Người phán xử phần 2. Thông...