NSƯT Trịnh Kim Chi: ‘Tôi chủ động bỏ tiền dàn dựng cho hầu hết các vở diễn hiện nay’
NSƯT Trịnh Kim Chi nhận định ngày càng khan hiếm tác phẩm với đề tài mang tính quê hương, dân tộc, cách mạng, nguyên nhân một phần cũng vì kinh phí và nhân lực thiếu thốn.
Sau hơn 5 tháng phát động, Sở Văn hóa – Thể thao TP. HCM cho biết cuộc vận động sáng tác tác phẩm âm nhạc và sân khấu nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề ‘Mãi mãi một tình yêu’ đã thu hút được hơn 100 tác phẩm dự thi được gửi về trên cả nước.
Dự kiến, lễ công bố và trao giải sẽ diễn ra vào tháng 10/2020.
Đại diện ban tổ chức.
Trong buổi họp báo tổ chức ngày 10/6, các nghệ sĩ có mặt đã bày tỏ nhiều suy nghĩ băn khoăn về thực trạng hiện nay. Phần đông các ý kiến đều nêu lên tình trạng chung mà ‘đầu ra’ các tác phẩm đang gặp phải – đó là thiếu thốn các kịch bản nêu cao tinh thần truyền thống, chiến tranh, cách mạng.
Có mặt tại buổi họp báo, NSƯT Trịnh Kim Chi cho biết: ‘Rất ít tác giả viết đề tài này vì họ lo ngại không biết ai sẽ thực hiện, rồi người thực hiện cũng đắn đo khi giải quyết bài toán vé bán, có khán giả hay không’.
Diễn viên đang tham gia phim truyền hình Mẹ ghẻ cũng cho hay, các vở diễn hiện tại đều do chị chủ động bỏ tiền để thực hiện.
Tác giả của nhiều vở diễn phổ biến ở sân khấu phía Nam – soạn giả Hoàng Song Việt – cũng lên tiếng về vấn đề này, nhưng ở một khía cạnh khác: ‘Nói thẳng, ít ai dám đứng ra dàn dựng tác phẩm về đề tài cách mạng nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, vì không thể bán vé’.
Ngoài kịch sân khấu thì ở lĩnh vực âm nhạc, các bài hát nói về tình yêu nước, về quê hương, đất nước cũng đang thất thế thấy rõ so với những dòng nhạc thị trường, nhạc trẻ.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nhận định các ca khúc chủ đề xã hội không có tính thương mại cao, từ đó dễ hiểu vì sao các nghệ sĩ trẻ bỏ qua nhạc phẩm về đề tài quê hương, đất nước mà chỉ chăm chút cho những ca khúc về tình yêu đôi lứa.
Ban tổ chức lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của nghệ sĩ.
Đại diện cho lứa người trẻ, nhạc sĩ Châu Đăng Khoa tiếc nuối khi anh không biết đến cuộc thi sớm hơn, để đóng góp nhiều sáng tác của mình cho cuộc thi ý nghĩa này. Châu Đăng Khoa chia sẻ ý kiến cuộc thi nên được phổ biến và lan truyền rộng rãi hơn nữa trên mạng xã hội để có thể tiếp cận đến đối tượng khán giả đại chúng một cách dễ dàng. Ở thời đại 4.0 này, việc bỏ qua các nền tảng mạng xã hội với người dùng đông đảo là việc không khôn ngoan.
Cuối cuộc họp báo, NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM nhấn mạnh: ‘ Sau khi kết thúc, chúng tôi sẽ lên kế hoạch quảng bá, xây dựng hoàn thiện các tác phẩm đoạt giải. Trách nhiệm của BTC là sẽ lan tỏa những giá trị về nghệ thuật và tư tưởng cho những sáng tác đến với công chúng. Qua đó, chúng ta có nguồn tư liệu nghệ thuật, giúp các đơn vị sân khấu có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển’.
Khổ như Chi Pu: Kiếp trước làm Cám yêu đơn phương, kiếp sau làm Ba Trà cũng không được 'crush' để ý
Thế nhưng, nếu 'kiếp trước' phải chịu số phận bi thảm vì tình yêu toan tính thiệt hơn của mình thì ở 'kiếp này', Chi Pu lại nhẹ lòng với một thứ tình đơn phương thuần khiết, ngây thơ.
Đúng 20h00 tối ngày 3/6, MV Cung Đàn Vỡ Đôi của Chi Pu đã chính thức ra mắt. Đây là sản phẩm được Chi Pu và ekip ấp ủ đã lâu, chỉ chờ đợi thời điểm thích hợp để sản xuất và phát hành.
Về mặt âm nhạc, Cung Đàn Vỡ Đôi là bài hát được xây dựng trên chất liệu ballad, mang âm hưởng âm nhạc thập niên 2000 nhưng được hòa âm phối khí theo đúng xu thế chung hiện nay. Vì lẽ đó, Cung Đàn Vỡ Đôi được xem là 'bình cũ nhưng rượu mới'. Bài hát mang đến cảm giác quen thuộc của những bản hit đã từng một thời khuấy động âm nhạc Việt, nhưng cũng rất thời thượng khiến khán giả trẻ yêu thích.
MV Cung Đàn Vỡ Đôi - Chi Pu
Cung Đàn Vỡ Đôi được nhạc sĩ trẻ Kiên sáng tác. Anh chia sẻ, trước khi hoàn thiện sản phẩm đã nghiên cứu kỹ tính chất đặc trưng trong giọng hát của Chi Pu, cũng như những bài hát từng làm nên dấu ấn của cô trước đây, từ đó thực hiện một sản phẩm như được 'đo ni đóng giày', dành riêng cho nữ ca sĩ. Bản thân Chi Pu cũng đã cho thấy sự cải thiện đáng kể trong giọng hát và kỹ thuật, cách luyến láy, thể hiện màu giọng riêng thông qua bài hát này.
Chi Pu rạng ngời bên cạnh Kiên (bên trái) và giám đốc sáng tạo Jamezz Nguyễn (bên phải).
Ba Trà là thành viên trong đoàn cải lương Tân Cổ, do Hai Tân làm đoàn trưởng. Cô quen biết Hai Tân từ khi còn nhỏ và chẳng biết từ lúc nào đã khắc ghi hình bóng người đàn ông này trong lòng. Thế nhưng, khi còn chưa kịp bày tỏ tình cảm với Hai Tân, Ba Trà đau đớn nhận ra anh đã phải lòng một người con gái khác, đó là Thu Hà - nàng tiểu thư quyền quý, cũng yêu thích cải lương.
Khi Thu Hà bị cha bắt nhốt trong phòng hòng ép cô phải lấy tên quan Tây làm chồng, Ba Trà đau đớn và xót xa khi thấy Hai Tân mượn rượu quên sầu. Cô lựa chọn hy sinh tình yêu của mình, thành toàn cho Hai Tân và Thu Hà.
Nhưng đến cuối cùng, người có tình vẫn chẳng thể nên duyên. Thu Hà bị thiêu rụi cùng chiếc thuyền của đoàn cải lương trong đám cháy. Hai Tân vừa chạy đến, nhìn thấy cảnh đó cũng không hề nao núng mà lao vào, dù anh biết mình chẳng thể làm được gì.
Tất cả đều ra đi, để lại Ba Trà đau đớn cùng một tình yêu dang dở. Cô tiếp nối ước mơ phát triển cải lương của Hai Tân, đổi đoàn thành Giao Duyên và trở thành một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng.
Tình yêu của từng nhân vật thông qua MV Cung Đàn Vỡ Đôi
Tình yêu thuần khiết, cao thượng của Ba Trà:
Trái ngược hoàn toàn với nhân vật Cám trong Anh ơi ở lại, cũng chẳng giống tình yêu ngây thơ của Tấm trong cùng MV, Ba Trà là nhân vật được xây dựng rất khác. Cô bầu bạn bên Hai Tân từ nhỏ, ước mơ, tình yêu, nỗi niềm thiếu nữ đều gửi gắm nơi anh, nhưng ngay cả cơ hội nói ra cũng chẳng thể. Lần hiếm hoi Ba Trà được Hai Tâm trao một cái ôm đầy tình cảm lại chỉ mang nặng lòng biết ơn, vì cô nguyện hy sinh mình để giúp anh cứu tình yêu của chính anh.
Tình yêu của Ba Trà có sự ngây ngô, nhưng không hề ngu ngốc, có một chút ghen tị thuở đầu, nhưng không hề vị kỷ. Nhìn thấy người mình yêu đau đớn vì người con gái khác, thứ Ba Trà nghĩ đến không phải là nhân cơ hội này mà chen ngang, thay vào đó là giúp đỡ. Tình yêu đó chính là sự hy sinh to lớn, đến nỗi Ba Trà quên đi cả bản thân mình.
Tình yêu của Hai Tân - Thu Hà: Sự đồng điệu trong tâm hồn
Hai Tân quen biết Ba Trà trước, nhưng vì sao anh lại không yêu mến cô mà chỉ xem cô như một người em gái? Hai Tân hoàn toàn chẳng biết gì về tình yêu của Ba Trà đối với mình ư?
Có lẽ là đúng, cũng có lẽ là sai. Chỉ biết rằng Hai Tân không yêu Ba Trà là điều hiển nhiên, bởi dù đã bên nhau từ lâu nhưng tâm hồn hai người không có sự đồng điệu. Ba Trà vì yêu Hai Tân nên lại càng yêu cải lương, còn Hai Tân chính vì nhìn thấy tình yêu cải lương nơi Thu Hà, cảm nhận được sự đồng điệu với tâm hồn người con gái này, nên mới phải lòng cô.
Thu Hà yêu Hai Tân cũng vì thế. Anh là trưởng đoàn cải lương, còn cô yêu cải lương. Anh có sự tự do, cô cũng thích tự do. Thu Hà là người con gái thuộc về chế độ xưa cũ, là khuê các, được cha mẹ bảo bọc trong nhung lụa từ nhỏ đến lớn và chỉ đợi ngày gả chồng. Nhưng sâu trong thâm tâm mình, Thu Hà luôn khao khát được tự do, được vươn cánh bay ra khỏi chiếc lồng son vô hình mà cha cô đang áp đặt lên.
Từ cải lương hướng đến tình yêu nước
Vì sao lại nói Thu Hà yêu cải lương như yêu tự do?
Để hiểu sâu hơn về sự phát triển cũng như giá trị tinh thần mà cải lương mang đến, ekip đã tham vấn ý kiến từ NSND, Tiến sĩ cải lương Bạch Tuyết. Theo cô Tuyết, cải lương đóng vai trò như một vũ khí vô hình, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người dân thời đó chống giặc, đặc biệt là chống Tây. Những vở kịch cải lương dù không nói rõ, chỉ rõ, nhưng có thể hiểu được dụng ý đằng sau của những người xây dựng chúng.
Tình yêu nước không chỉ được thể hiện thông qua sự cộng hưởng về yếu tố cải lương và bối cảnh thời đại của MV, mà còn qua nhân vật Thu Hà. Cô kiên quyết phản đối lấy chồng Tây, không phải chỉ vì tình yêu với Hai Tân, mà còn vì tình yêu với đất nước. Sự tự tôn của một người phụ nữ Việt Nam không cho phép Thu Hà trở thành vợ, cung phụng và hầu hạ cho gã quan Tây kia. Vì điều đó, cô sẵn lòng rời khỏi lồng son nhung lụa, dẫu kết cục cuối cùng có bi thảm thế nào.
Hai Tân, Ba Trà cũng yêu cải lương như thể tình yêu đó chảy trong máu thịt họ. Có thể ban đầu Ba Trà đến với cải lương vì tình yêu với Hai Tân, nhưng về sau này, chính cô đã thật sự nhận rõ được giá trị của bộ môn văn hóa nghệ thuật này. Nước mắt Ba Trà rơi trước đống lửa thiêu rụi con thuyền cải lương không phải chỉ vì Hai Tân, mà còn vì đến giờ phút đó, cô mới nhận rõ những vật dụng đó, quần áo phụ kiện đó quan trọng với mình như thế nào.
Thông điệp được truyền tải thông qua MV Cung Đàn Vỡ Đôi
Mặc dù cài cắm nhiều tình tiết về lòng yêu nước, yêu dân tộc, yêu văn hóa và truyền thống được kế thừa, nối tiếp bao đời nay, nhưng MV Cung Đàn Vỡ Đôi không phải một MV quá nặng nề hay mang tính thuyết giáo. Thông qua MV, Chi Pu và ekip hy vọng loại hình văn hóa nghệ thuật cải lương sẽ dễ dàng tiếp cận với lớp trẻ hiện nay và không bị mai một, ngày càng được phát triển rộng rãi hơn.
Như NSND Bạch Tuyết đã nói, cải lương có mai một hay không thật ra không quan trọng. Trọng trách tuyên truyền tình yêu nước, sự thù ghét và kiên quyết chống giặc ngoại xâm của cải lương đã kết thúc kể từ khi đất nước ta hòa bình. Sẽ không có thứ gì tự nhiên sinh ra và mất đi, giống như hai bóng hình cuối MV vậy, đó chính là hiện thân cho cải lương. Cải lương sẽ không hề mất đi, chúng sẽ trở lại, ở thời điểm cần thiết.
Giá trị lịch sử, văn hoá của cải lương, kèm theo đó là lòng yêu nước cần được nuôi dưỡng mạnh mẽ hơn nữa, như những nhân vật Ba Trà, Hai Tân, Thu Hà dũng cảm sống với khát vọng của lòng mình chính là thông điệp mà MV muốn truyền tải.
Kết
Với tôn chỉ đầu tư chất lượng về cả phần nhìn lẫn phần nghe, Chi Pu đã thành công thổi hồn cho sản phẩm âm nhạc của mình. Hy vọng thông qua MV Cung Đàn Vỡ Đôi, nhiều bạn trẻ sẽ hiểu hơn và thêm yêu thích loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống cải lương.
Minh Tuyết gây bão khi cover nhạc phẩm viết riêng cho Như Quỳnh Nữ danh ca tâm sự: Tuy không theo đuổi dòng nhạc bolero hay cải lương, song tâm hồn âm nhạc của chị vẫn dành một góc yêu thương cho bolero và cải lương. Và chị đã cover nhạc phẩm "Lênh đênh phận buồn", ca khúc của Thái Thịnh, nói về cuộc đời Như Quỳnh, một trong những "nữ hoàng" của dòng bolero. Tình...