NSƯT Trần Đức: Học trò chưa có tiền đóng học, thầy Xuân Huyền còn cho vay
Đối với NSƯT Trần Đức, NSND Xuân Huyền là một người thầy có tài năng và nhân cách lớn cần phải học hỏi.
Đạo diễn Xuân Huyền mãnh liệt, thẳng thắn không khoan nhượng khi dựng kịch nhưng là người dí dỏm trong cuộc sống
Sự ra đi của NSND Xuân Huyền – một đạo diễn xuất sắc của sân khấu Việt Nam khiến nhiều người tiếc thương. Ông ra đi ở tuổi 79, để lại cho đời nhiều tác phẩm kịch nói có giá trị.
Sinh thời, ông là giảng viên của trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội trong nhiều năm. học trò của ông có nhiều thế hệ nghệ sĩ thành danh ngày nay như NSND Hoàng Dũng, Lê Khanh, Thúy Mùi, NSƯT Trần Đức, Sĩ Tiến…
Trong ký ức của NSƯT Trần Đức, đạo diễn Xuân Huyền có tính cách mạnh, thẳng thắn và không biết nói dối. Các tác phẩm của ông luôn thẳng thắn lên án cái xấu, triệt để, không khoan nhượng. Mỗi khi các vở diễn được duyệt và hội đồng duyệt muốn cắt bỏ chi tiết nào đó, đạo diễn Xuân Huyền sẽ thể hiện sự kiên quyết và đưa ra những lập luận chắc chắn, sắc xảo. Ông được học trò rất kính nể
Các học trò, nghệ sĩ như Trần Đức, Khương Đức Thuận… tới thăm NSND Xuân Huyền
Video đang HOT
Do đó , khi còn làm nghệ sĩ ở Nhà hát kịch Hà Nội, nghệ sĩ Trần Đức đã khuyên các lãnh đạo nhà hát nên mời đạo diễn Xuân Huyền về để đổi mới phong cách các vở diễn, tận dụng thế mạnh phong cách chính kịch của ông. Suốt cả tháng trời, NSƯT Trần Đức luôn dậy sớm để đến tận nhà đón đạo diễn Xuân Huyền đến nhà hát dựng vở Trạng Lợn. Về sau, ông cũng dựng cho Nhà hát kịch Hà Nội nhiều vở nổi tiếng như “Ám ảnh xanh”, “Cát bụi”…
Đối với “ông bố của phim truyền hình Việt”, được làm học trò của NSND Xuân Huyền là niềm vinh dự và là cơ hội may mắn cho nam nghệ sĩ. Ở cương vị người thầy, đạo diễn Xuân Huyền luôn đối xử với học trò bằng tình cảm. Khi thấy trò chưa đóng tiền học, ông cũng hỏi han xem có tiền đóng hay chưa thì thầy cho vay.
Đối với nghệ sĩ Trần Đức, ông vinh dự khi là học trò của đạo diễn tài ba
Cũng bởi ảnh hưởng từ người thầy của mình nên nghệ sĩ Trần Đức cũng quyết định đi làm giáo viên, làm thầy. “Trước khi sang Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội để giảng dạy, tôi đã hỏi ý kiến thầy rằng liệu tôi có nên đi làm thầy như thầy hay không. Thầy cười bảo tôi cứ làm đi.
Tôi nói, đi dạy thì sẽ không tiếp tục có huy chương để được NSND nữa, thầy đáp “Được người đời gọi là thầy không dễ và có khi còn vinh dự hơn, nên cậu cứ làm đi”. Vì lời khuyên đó, tôi đã chuyển sang làm giáo viên dạy biểu diễn” , NSƯT Trần Đức thổ lộ.
Nam nghệ sĩ cũng tiết lộ thêm, nhìn bề ngoài, nghệ sĩ xuân Huyền có vẻ ghê gớm nhưng đi sâu vào, ông lại là người rất chí tình, dí dỏm và thậm chí còn yếu đuối chứ không mạnh mẽ. ” Thời gian vợ thầy mất, thầy tâm sự với tôi rằng rất buồn, cô đơn và đã khóc. Thế mới thấy, thầy cũng nhạy cảm lắm” , nghệ sĩ Trần Đức chia sẻ.
Đạo diễn Ngô Xuân Huyền sinh năm 1942 và ông qua đời vào ngày 27/11 sau thời gian dài bệnh nặng, hưởng thọ 79 tuổi. Tang lễ của NSND Xuân Huyền sẽ diễn ra vào ngày 30/11 tại Nhà tang lễ Cầu Giấy, đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, Hà Nội.
NSND Xuân Huyền qua đời
NSND Xuân Huyền trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện vào sáng 27/11. Ông qua đời sau thời gian lâm bệnh nặng.
Vào khoảng 11h40 phút ngày 27/11, đạo diễn, NSND Xuân Huyền qua đời tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), hưởng thọ 78 tuổi. Ông mất sau thời gian chống chọi với bạo bệnh.
Theo thông tin từ người nhà, lễ tang NSND Xuân Huyền tổ chức từ 8h đến 10h ngày 30/11 tại Nhà tang lễ Cầu Giấy. Sau đó, thi thể ông được hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn vũ Văn Điển.
Sự ra đi của ông để lại niềm thương tiếc đối với gia đình, đồng nghiệp và đông đảo học trò thuộc nhiều thế hệ.
NSND Xuân Huyền qua đời ở tuổi 79.
Đạo diễn, NSND Xuân Huyền (tên đầy đủ: Ngô Xuân Huyền) sinh ngày 1/6/1942 tại xã Thanh Nam, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Năm 17 tuổi, ông khăn gói ra Hà Nội, theo học khóa đầu tiên của trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam (1959 - 1963). Sau thời gian gắn bó với nghệ thuật tuồng truyền thống, ông được cử đi học đạo diễn tại Liên Xô.
Khi trở về nước, ông dành trọn tâm huyết, công sức cho nghệ thuật sân khấu. Sinh thời, NSND Xuân Huyền dựng khoảng 300 vở diễn thuộc nhiều thể loại. Tên tuổi ông được biết đến với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Lời thề thứ 9, Hồn vọng phu, Ông không phải bố tôi, Ám ảnh xanh, Nhà có ba chị em gái, Một cây làm chẳng nên non, Cái chết chẳng dễ dàng gì, Cát bụi...
Ngoài ra, ông giữ vai trò giảng viên của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Trong mắt đồng nghiệp, cố đạo diễn là người nghiêm khắc, kỷ luật trong công việc. Học trò quý mến NSND Xuân Huyền bởi sự tâm huyết, cần mẫn. Ông đã đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên tài năng, sau này trở thành đạo diễn trẻ tại các sân khấu.
Cố đạo diễn được nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT vào năm 1993 và NSND vào năm 2006.
Năm 2012, NSND Xuân Huyền dàn dựng chương trình nghệ thuật mang tên NSND Ngô Xuân Huyền - Mùa xuân và Sân khấu kịch Việt Nam. Những năm gần đây, do sức khỏe yếu, ông không còn hoạt động nghệ thuật.
Trang Trần, Minh Cúc chia sẻ kỷ niệm về NSND Ngô Xuân Huyền Diễn viên Minh Cúc, cựu người mẫu Trang Trần đã chia sẻ những câu chuyện về NSND Ngô Xuân Huyền khi ông còn sống. Vào 11 giờ 25 phút ngày 27/11, NSND Ngô Xuân Huyền đã qua đời tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) sau một thời gian điều trị bệnh nặng. Lễ viếng diễn ra từ 8 giờ đến 10 giờ...