NSƯT Thành Lộc: “Với khán giả nhí của Ngày Xửa Ngày Xưa, “anh Thành Lộc” là một cái tên chứ không còn là danh xưng nữa”
Những mảng kí ức chưa từng bật mí, những câu chuyện tưởng chừng đã quá quen thuộc trên các mặt báo được NSƯT Thành Lộc kể trong một tâm thế hoàn toàn khác tại chương trình Chuyện Xưa Chưa Kể. Đằng sau vẻ ngoài luôn lạc quan và sự hoạt ngôn là cái tâm, cái tầm của một nghệ sĩ mấy mươi năm gắn bó với nghề.
Đến với Chuyện Xưa Chưa Kể trong tâm thế luôn nghĩ bản thân đã bị giới truyền thông khai thác về mọi mặt, suốt hơn 1 tiếng đồng hồ, NSƯT Thành Lộc đã có những phút trải lòng về thương hiệu Ngày Xửa Ngày Xưa, về những trăn trở của mình với nghề và sân khấu kịch. Gần 50 năm gắn bó với nghiệp diễn, đằng sau ánh hào quang, sau vẻ ngoài sôi nổi là một “anh Thành Lộc” luôn hết mình trong từng vai diễn, luôn muốn thông qua những vở kịch của mình gửi gắm những thông điệp mang tính giáo dục dành cho khán giả nhỏ.
Thương hiệu Ngày Xửa Ngày Xưa “chữ kí” của IDECAF
NSƯT Thành Lộc bắt đầu kể: Ngày Xửa Ngày Xưa xuất phát từ chương trình Chuyện Ngày Xưa. Lúc đó đài truyền hình muốn mời tôi về làm nhân vật kể chuyện. Nhận được lời mời, tôi nghĩ luôn đến việc rủ một vài nghệ sĩ cùng sát cánh để lập nhóm. Nếu có một nhóm cùng kể với mình, cùng hóa thân thành các con vật mà thiếu nhi yêu thích, các cháu sẽ nhớ và thương mình nhiều hơn. Từ đó mới có nhóm Líu Lo. Không ngờ các vở diễn của chúng tôi lại được các cháu thiếu nhi vô cùng yêu thích
Sau này, chúng tôi mới làm một chương trình lớn hơn và lấy tên là Ngày Xửa Ngày Xưa. Hồi đó mỗi lần diễn xong, các cháu thiếu nhi tràn lên sân khấu ôm mình, có cháu hỏi tôi: “Có phải chú là anh Thành Lộc không?”, các cháu quen gọi tôi là “anh Thành Lộc” đến độ nó trở thành một cái tên chứ không còn là ngôi thứ nữa. Một khoảng thời gian rất dài cho đến bây giờ, mặc dù “anh Thành Lộc” không còn xuất hiện ở Ngày Xửa Ngày Xưa với tư cách người dẫn chuyện nữa nhưng đó vẫn là cái tên không thể thiếu trong chương trình này.
Tấm Cám là số đầu tiên của Ngày Xửa Ngày Xưa, đối với thiếu nhi lúc bấy giờ, đó là một sân khấu vô cùng hoành tráng. Thời điểm đó, không chỉ có Tấm Cám nhưng vì nó là chuyện cổ tích Việt Nam lại rất vui nhộn nên dễ để các cháu nhớ hơn. Chứ chúng tôi có rất nhiều vở mà nội dung kịch bản hay hơn, dàn dựng hoành tráng và cũng được khán giả yêu thích nhiều không thua gì Tấm Cám, chẳng qua vì ấn tượng ban đầu thường rất sâu đậm. Bây giờ nhìn lại tôi vẫn nghĩ nếu có cơ hội mình sẽ làm Tấm Cám hay hơn chứ hồi đó mọi thứ hồi đó còn thô sơ lắm. Thực ra diễn cho trẻ con nên chúng tôi cũng làm có chừng có mực, trong một cái phạm vi có thể cho phép để các cháu tiếp nhận nó một cách thẩm mỹ.
Tôi không phủ nhận chuyện Ngày Xửa Ngày Xưa hiện nay không còn được yêu chuộng như trước nữa, có lẽ là bởi, chúng tôi đang thiếu những kịch bản hay. Đặc biệt, chúng tôi cũng luôn thay đổi tiêu chí giáo dục của mình, có những số đi mạnh vào yếu tố giải trí cũng có những số tập trung khơi gợi sự xúc động và tính giáo dục. Mỗi số như vậy chúng tôi lại phải xác định độ tuổi khán giả và tôi nhận ra, các bậc phụ huynh mới là người đánh giá những chương trình của mình. Họ quên mất rằng, chương trình của chúng tôi là làm cho thế hệ trẻ con bây giờ chứ không phải các cháu đã lớn tuổi, và nếu thẩm định chương trình của chúng tôi qua góc nhìn của một người lớn tuổi thì quả là không công bằng. Dĩ nhiên, trách nhiệm của mình thì tôi vẫn nhận.
“Nếu thẩm định chương trình của chúng tôi qua góc nhìn của một người lớn tuổi thì quả là không công bằng.”
Với riêng cá nhân tôi, sân khấu thiếu nhi chỉ là 1 mảng trong hoạt động nghệ thuật của mình. Nơi hoạt động chính của tôi là Sân khấu Kịch IDECAF còn Ngày Xửa Ngày Xưa chỉ là một nhánh của nó mà thôi. Hằng đêm thì chương trình dành cho người lớn mới là hoạt động chính của sân khấu chúng tôi và chúng tôi vẫn có những vở diễn được dàn dựng vô cùng quy mô. Như mới đây tôi có làm vở nhạc kịch Tiên Nga chuyển thể từ thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Đó mới chính là một trong những sự đầu tư tâm huyết của những người làm nghệ thuật chuyên nghiệp và là “chữ kí” của sân khấu kịch IDECAF.
Nghệ thuật mang tính giáo dục và sự sáng tạo
Video đang HOT
Với tư cách một khán giả, tôi thích những vở mang màu sắc thần thoại, phục trang, cảnh trí đẹp và có tính hài hước nhiều. Với tư cách người làm nghề, một trong những vai tôi thích nhất lại là vai Trần Quốc Toản trong Phù Đổng Thiên Vương. Chúng tôi làm vở này trong thời điểm rất nhạy cảm về vấn đề biên giới lãnh thổ và tôi muốn qua đó mình đưa được những bài học lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, nhân cách, phẩm chất người Việt cho các cháu. Thực ra các cháu cũng rất thích những vở kịch về nhân vật anh hùng,có múa kiếm, đánh trận, tất cả những thứ hun đúc trong các cháu cho chủ nghĩa anh hùng và bảo vệ tổ quốc.
Có một vở tôi cũng rất thích là Công Chúa Chích Chòe, và tôi cũng không ngờ vở kịch này lại được yêu thích đến vậy. Nhưng sau này nghĩ lại mới thấy nó là điều dễ hiểu bởi phong tục, tập quán người Hoa với người Việt đã là một thứ gì đó rất quen thuộc. Một điểm mà tôi đặc biệt thích ở vở kịch này là sự sáng tạo của trong vai diễn của mình. Nhân vật của tôi trong Công Chúa Chích Chòe luôn nói chuyện trong lúc nhai trầu. Thực chất, nhai trầu là một nét văn hóa đặc trưng của đàn ông người Hoa xưa, còn ở Việt Nam, các bà, các mẹ lại có thói quen này. Tôi mới quyết định đem cái dáng dấp của một người phụ nữ Việt Nam vào nhân vật khiến các cháu như bắt gặp chính bà của mình trong vai diễn.
Những kỉ niệm để đời cùng sân khấu kịch
Có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên với vở Tấm Cám. Lần đó, trong phân đoạn Cám thử giày, tôi buộc phải đi chân đất và không may dẫm phải một cây đinh rất dài trên sân khấu, khi nhìn lại thì một nửa cây đinh đã đâm vào chân tôi rồi. Dù đau nhưng tôi không thể để các khán giả nhí phải hoảng sợ và đành đứng im ngay một chỗ. Khi các diễn viên khác phát hiện ra, họ còn hoảng hơn tôi, tôi chỉ biết ra dấu để trấn tĩnh vì không muốn vở kịch của các cháu bị gián đoạn. Vừa diễn xong tôi để nguyên son phấn trên mặt, vội vàng chạy đi kiếm trạm xá để xử lý vết thương cho kịp về diễn nốt suất chiếu tối.
Một lần khác, khi diễn vở Cậu Bé Rừng Xanh, tôi đã phải trải qua cảm giác thập tử nhất sinh. Nhân vật của tôi vừa hát vừa được cột tay trong sợi dây lụa, kéo bay lên cao, mà mỗi lần kéo lên thì cổ tay rất đau. Các anh chị trong đoàn xiếc dặn tôi đeo một dải băng bằng khăn lông mỏng để giảm độ siết của dây. Nhờ cách này, mỗi lần tập đều rất suôn sẻ nhưng đến ngày diễn tôi lại lo xa, cẩn thận quá nên đã mang thêm đến 2 dải băng. Kết quả, dải lụa không thể siết đủ độ chắc, cổ tay tôi bị tuột, cả người rơi xuống mặt đất từ độ cao 3 mét, may mắn là gáy không đập vào gờ sắt trên sân khấu. Phần lưng cũng nhờ đeo hộp pin nên không bị đập trực tiếp xuống sàn nhưng vẫn dập đến 3 đốt xương và có thể bị liệt vĩnh viễn.
Ngay lúc đó tôi đã nghĩ đến việc giã từ sân khấu. Thậm chí trên đường tới bệnh viện tôi đã tính chuyển qua làm biên kịch hoặc đạo diễn, không thì thỉnh thoảng xin một vài vai diễn có nhân vật ngồi xe lăn. May mắn là tôi đã qua khỏi, và tôiluôn tâm niệm rằng mình phải lạc quan, chỉ cần không chết đã là may mắn rồi nên không việc gì phải nản lòng nếu mình bị liệt.
Có một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi chúng tôi quyết định mở bán vé trực tiếp trên trang web của sân khấu kịch và không ít lần bị chính khán giả lừa, họ đặt rất nhiều vé nhưng giao đến đúng địa chỉ thì không có ai ra nhận. Chính vì sựa đùa giỡn này, chúng tôi buộc phải gác chương trình bán vé trực tuyến lại. Hơn nữa, tôi cũng thấy, bản thân mình cũng không giỏi trong những việc này.
Sự ra đi của Thanh Phương
Thanh Phương qua đời đối với chúng tôi là một sự một sự tổn thất lớn về tinh thần. Phương vào Sài Gòn từ con số 0, trở nên nổi tiếng, điều đó có sự cộng hưởng của những người bạn thân chí cốt từ thuở hàn vi. Việc Phương ra đi là một sự hẫng hụt đến nỗi một số kịch bản có Phương đóng, đến 5, 6 năm trời chúng tôi “giam” nó luôn, không dựng lại cũng không tìm người thay thế bởi vì chúng tôi không chịu nổi khi đứng trên sân khấu là một người khác.
Có những vở chúng tôi nhờ Phương hát nhạc nền, dù đã lên sàn tập nhưng khi nhạc nổi lên, chúng tôi không thể diễn tiếp. Phương cũng là một cây bút mát tay, mọi kịch bản Phương làm đều rất thành công vởi Phương rất giỏi trong việc tạo ra những nhân vật rất gần gũi với các cháu thiếu nhi, đặc biệt trong ngôn ngữ thoại. Đến bây giờ nhiều vở chúng tôi vẫn không làm lại để cho kỉ niệm đẹp về Phương được yên ổn.
Đón xem phần tiếp theo của Chuyện Xưa Chưa Kể, số giao lưu với NSƯT Thành Lộc để nghe những trăn trở của nghệ sĩ về sân khấu kịch cùng thế hệ diễn viên trẻ trên kênh Youtube và Facebook page của Kênh14.
Lệ (Ghi) – Maruko
Ảnh: Điền
Thiết Kế: Minh
Theo Trí Thức Trẻ
Vui buồn phim ra rạp
Không hẹn mà gặp trong mùa thu năm nay nhiều bộ phim Việt ra rạp. Có phim như 'Song lang' được dân trong nghề đánh giá cao, nhưng chỉ trụ rạp vỏn vẹn 13 ngày. Nhưng cũng có phim như 'Chàng vợ của em' đạt doanh thu 70 tỷ đồng sau hơn chục ngày công chiếu. Đó là chưa kể, phim Việt còn phải 'so găng' với chừng 20 bộ phim ngoại.
Poster phim Song lang.
1. Một bộ phim được những người làm nghề đánh giá là tử tế, thậm chí là phim Việt hay nhất từ đầu năm đến nay, đó là Song lang. Đây là phim điện ảnh đầu tay của đạo diễn Việt kiều Leon Lê, từ kịch bản của nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc và Leon Quang Lê. Tên phim, được đặt theo tên một loại nhạc cụ quan trọng trong cải lương, nhưng nó cũng mang một tầng ý nghĩa khác - hai người đàn ông.
Xem xong, nghệ sĩ Hữu Châu đánh giá: Tôi, cá nhân tôi thôi, là con cháu cải lương, nhà tôi cải lương hơn 80 năm rồi, tôi là nòi rặt, nòi gộc... mấy nay tôi muốn nói rằng: Tôi cám ơn họ rất nhiều, những người đã làm phim Song lang! (...) Họ đã kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Trong đó thấy được tấm lòng yêu thương, trân trọng tôn quý của họ đối với cải lương. Họ làm rất chân thành, nghiêm túc, chỉn chu và sang trọng. Họ yêu cải lương thật lòng...
Còn nghệ sĩ Thành Lộc thì thốt lên: Câu chuyện hướng tâm thái ta về cái chữ nợ trong đời. (...) Tôi thích bộ phim vì cái chữ nợ mà nó chuyên chở! Rồi lại cũng tự thấy chính mình cũng nợ một lời cảm ơn đến những người làm ra một bộ phim thật tử tế, có gu thẩm mỹ thật tốt cho công chúng xem, điện ảnh Việt cần lắm những con người như thế, những sản phẩm tinh tế như thế!
Dẫn lại 2 trong rất nhiều ý kiến của giới nhà nghề nhận xét sau khi vào rạp xem phim để thấy, Song lang là một bộ phim hay hiếm hoi của điện ảnh Việt ra rạp ở thời điểm này.
Tuy nhiên, ngược chiều với những lời khen, là sự vắng vẻ của những suất chiếu Song lang. Người ta không khỏi ngậm ngùi khi những suất chiều chỉ có 3, 4 khán giả, đông nhất có lẽ vào khoảng 20 người. Có khán giả, sau khi thấy dư luận khen phim, ra rạp mua vé thì suất chiếu đã bị hủy vì trước đó không ai mua vé.
Và sau 13 ngày, một bộ phim có ngôn ngữ điện ảnh súc tích, sắc sảo đã không thể trụ rạp thêm được nữa!
2. Trong khi đó, những bộ phim khác như Bao giờ hết ế, Hoán đổi, Chàng vợ của em... vẫn ung dung có lịch chiếu rạp vì nhà sản xuất đã thuộc lòng công thức chung thu hút khán giả: một chút hài, một chút sốc, một chút sến...
Chính vì thế, thông tin từ nhà phát hành còn tiết lộ: Phim Chàng vợ của em phim đã bán được 1 triệu vé, đạt doanh thu 70 tỷ đồng- sau các suất chiếu sớm và 11 ngày khởi chiếu chính thức. Còn bộ phim Hoán đổi, chỉ sau 4 ngày khởi chiếu trên toàn quốc, đã thu hút khoảng 300.000 khán giả tới rạp với doanh thu hơn 20 tỷ đồng.
Không chỉ dừng lại ở đó, giới phát hành phim nhận định, Chàng vợ của em và Hoán đổi còn có cơ hội trụ tại các rạp chiếu thêm khoảng 2-3 tuần nữa. Tuy nhiên, doanh thu của các phim này sẽ khó lập kỷ lục khi đụng độ các phim bom tấn nước ngoài quần thảo rạp Việt như: Ác quỷ ma sơ, Trận bóng kinh hoàng, Quái thú vô hình...
Bên cạnh đó, dòng phim thanh xuân, lãng mạn vẫn là lựa chọn không thể bỏ qua với khán giả Việt, với: App War (Tình yêu hay tiền tỷ), Narratage (Thầy mãi là thanh xuân), On Your Wedding Day (Ngày em đẹp nhất)... Và cũng không thể thiếu các bộ phim thiếu nhi đầy màu sắc dành cho các bạn nhỏ và gia đình: The Princess and the Dragon (Công chúa và rồng con), Smallfoot (Chân nhỏ, bạn ở đâu?)...
Vua phòng vé Thái Hòa (trái) trong phim Chàng vợ của em.
3. Lý giải cho nguyên nhân thất thủ của Song lang, nhiều ý kiến cho rằng, bộ phim tôn vinh nghệ thuật truyền thống, thiếu những gương mặt vua phòng vé. Bên cạnh đó, mặc dù được truyền thông rầm rộ nhưng lại không trúng.
Trong một buổi gặp mặt với đạo diễn phim Song lang tại Ơ kìa! Cinema, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp chia sẻ, lý do chị đi xem Song lang để ủng hộ đồng nghiệp là chính. Suất chiếu ở TP Hồ Chí Minh hôm ấy chỉ có 3 khán giả, nhưng khi bước ra khỏi rạp, chị thấy thực sự sốc, vì rõ ràng đó là một bộ phim khác hẳn những gì được truyền thông.
Bởi vậy, Nguyễn Hoàng Điệp quyết định gửi thông điệp kêu gọi để Song lang có thêm thời gian đến gần khán giả, để phim được chiếu ở nhiều rạp hơn và mọi người được tiếp cận bộ phim theo cách khác. Tôi muốn cho mọi người thấy phim không như những gì họ đã đọc, đã nghe. Đó không phải một bộ phim cải lương hay phục hồi nghệ thuật truyền thống. Đó cũng không phải phim về tình yêu đam mỹ và hoàn toàn không phải là bản copy của Bá vương biệt cơ hay gì đó... Giống như tưởng tượng nó là màu đen, cuối cùng nó là màu trắng hoặc ngược lại. Đó là lý do tôi bắt đầu ủng hộ nhà làm phim trong việc đòi lại màu sắc cho bộ phim.
Quả vậy, tất cả những ai xem phim đều thừa nhận, cải lương chỉ là cái cớ chứ không phải là tất cả. Nghệ sĩ Thành Lộc thẳng thắn: Cải lương ở đây chỉ là bối cảnh, không phải là câu chuyện của bộ môn ca kịch này nên cứ chăm bẳm vào chuyện của cải lương mà phê là lệch. Các anh các chị cầm bút cứ tự vẽ ra câu chuyện của Bá vương biệt cơ, rồi ngôn tình đam mỹ vớ va vớ vẩn, rồi lại còn tôn vinh một bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Nam nữa mới ghê... ! Tự mình đánh lạc hướng mình chứ chuyện phim người ta có đi theo khuynh hướng đó đâu.
Theo đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, những ai lên tiếng cổ vũ Song lang không phải đang kêu gọi ủng hộ cho một phim nghệ thuật, cho một bộ phim kén người xem, mà bởi đó thực sự là một bộ phim làm cho khán giả. Không dễ giải thích thấu đáo vì sao bộ phim lại hẩm hiu đến thế, nhưng có lẽ hiểu về bộ phim cũng là một cách tìm ra câu trả lời.
Tất nhiên, xu hướng thưởng thức điện ảnh ở nước ta hiện thời khó có thể đòi hỏi một bộ phim vừa đạt nghệ thuật, vừa đạt doanh thu phòng vé. Tuy nhiên, đạo diễn Leon Lê quả quyết, anh chưa bao giờ nghĩ Song lang là phim nghệ thuật mà chỉ không thuộc dòng phim thị trường. Trong suốt quá trình làm phim 2 năm qua, Leon Le luôn nghĩ tới khán giả, và anh đã rất cương quyết với sự can thiệp của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân khi cô đề nghị trong phim có những cảnh để có thể thu hút khán giả được đông hơn. Điều đó cho thấy sự quyết liệt giữ mình cũng như giữ cho sự tròn vẹn của đứa con nghệ thuật mang tên Song lang. Tuy vậy, việc phải rời rạp chiếu quá sớm của Song lang để lại nhiều suy ngẫm...
Theo Baomoi.vn
'Song Lang': Rạp có lúc 2 khán giả, nhưng tìm được người xem tri kỷ Nhà phê bình Marcus Mạnh Cường Vũ kể với Zing.vn, trong một buổi chiếu Song Lang ở TP.HCM, rạp chỉ có anh và 1 khán giả khác. Mỗi người một góc, đắm chìm trong suy tư riêng. Marcus Mạnh Cường Vũ là một trong những khán giả tâm huyết nhất của Song Lang. Anh đi xem phim vài lần, không phải với tinh...