NSƯT Thành Lộc: Tôi không bỏ nghề, bỏ sân khấu
NSƯT Thành Lộc chính thức lên tiếng về thông tin “bỏ nghề, bỏ sân khấu”, mong khán giả không hoang mang trước tin đồn.
Trên trang cá nhân, NSƯT Thành Lộc thông tin về việc rời Công ty TNHH Sân khấu Nghệ thuật Thái Dương (sau đây gọi là Công ty Thái Dương) sau 26 năm gắn bó.
Thời gian đầu thành lập công ty, Thành Lộc đã đặt tên là Thái Dương, nhờ cố hoạ sĩ Nhã Bình vẽ logo. Ông quý Thành Lộc nên vẽ tặng, từ chối nhận tiền công.
Giữa tháng 5/2022, Thành Lộc rời ban giám đốc Công ty Thái Dương, từ chức phó Giám đốc chỉ đạo nghệ thuật của Sân khấu kịch IDECAF (thuộc Công ty Thái Dương) sau thời gian dài làm việc; chỉ tiếp tục cộng tác với tư cách diễn viên và đạo diễn của các vở đang diễn trong kịch mục hiện hành.
NSƯT xác nhận đã rời Công ty Thái Dương và Sân khấu kịch IDECAF nhưng không “bỏ nghề, bỏ sân khấu” như tin đồn.
Hiện tại, anh vẫn hỗ trợ công ty cũ tham gia biểu diễn cho chuỗi kịch thiếu nhi Ngày xửa ngày xưa 34 trong hè năm nay, dự tính diễn đến khi các em nhỏ trở lại nhập học mới dừng.
Thành Lộc không hài lòng việc một số cá nhân thêu dệt câu chuyện theo hướng sai sự thật như “không thể bỏ IDECAF vì đây là sân khấu kịch giàu nhất Việt Nam”.
Video đang HOT
“Tôi không lăn tăn lựa chọn gì hết mà quyết định bỏ rất nhanh, cho nó ra sau lưng và bước tiếp”, anh chia sẻ.
Thành Lộc mong chia sẻ này khép lại những nghi vấn, đồn đoán suốt thời gian liên quan anh, các nghệ sĩ khác và Sân khấu kịch IDECAF. Anh nói: “Khi đồng sáng lập Công ty Thái Dương, tôi đã không khoe thì rời đi cũng không có trách nhiệm phải báo cáo hay kể lể với bất kỳ ai”.
Trước đó, thông tin “ Nghệ sĩ Thành Lộc rời Sân khấu kịch IDECAF sau 26 năm” gây xôn xao dư luận. Cơn sốt truyền thông kéo theo loạt vở diễn kịch thiếu nhi Ngày xửa ngày xưa 34 trong tháng 6 và 7 tới cháy vé, đội giá gấp 4 – 5 lần.
Thời gian qua, nhiều nghệ sĩ cộng tác với Sân khấu kịch IDECAF chia sẻ cảm xúc khi chia tay các nhân vật, tác phẩm mà họ đảm nhiệm nhiều năm qua như Ngôi nhà không có đàn ông, 12 bà Mụ…
Dấu ấn của NSƯT Thành Lộc tại IDECAF suốt 26 năm
Suốt 26 năm gắn bó với IDECAF, NSƯT Thành Lộc để lại nhiều vai diễn ấn tượng. Ông còn được khen ngợi ở vai trò đạo diễn sân khấu.
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin NSƯT Thành Lộc rời IDECAF sau hơn 26 năm bó. Thanh Niên đã liên hệ nhưng nam nghệ sĩ nói "không chia sẻ gì".
NSƯT Thành Lộc được nhiều người ưu ái gọi với danh xưng 'phù thủy sân khấu', làm nên thành công của nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bí mật vườn Lệ Chi, Ngàn năm tình sử, Cậu Đồng.... IDECAF
Thông tin nghệ sĩ Thành Lộc quyết định rời IDECAF khiến nhiều khán giả lo lắng bởi ông gắn bó với sân khấu kịch IDECAF từ năm 1997, được xem như linh hồn của sân khấu này. Suốt mấy chục năm cống hiến, ông để lại nhiều vở diễn ấn tượng. Trong đó, Cậu Đồng được xem là cột mốc khó quên, mang về cho nam nghệ sĩ giải Mai Vàng 1998 - hạng mục Nghệ sĩ kịch nói. Khán giả nhớ về Thành Lộc khi vào vai một nhà tu hành đầy xảo trá, điêu ngoa trong vở diễn kéo dài 3 tiếng. Nam nghệ sĩ khéo léo lồng ghép kỹ thuật múa bóng rỗi, cải lương tuồng cổ vào các cảnh lên đồng, gây bất ngờ cho người xem. Cậu Đồng cũng được xem là tác phẩm đạt kỷ lục về suất diễn của IDECAF với hơn 400 suất và luôn trong tình trạng "cháy vé" mỗi khi tái diễn.
NSƯT Thành Lộc và NSƯT Hữu Châu trong tác phẩm Vua thánh triều Lê. TL
Vai diễn Lê Thánh Tông trong vở Vua thánh triều Lê của Thành Lộc cũng để lại nhiều ấn tượng với khán giả. Tác phẩm này giúp ông một lần nữa bén duyên với giải Mai Vàng 2012 - diễn viên sân khấu. Thành Lộc được đánh giá cao khi bộc lộ được những trăn trở của một vị vua trẻ về vụ án của Nguyễn Trãi năm xưa. Trong tác phẩm, phân đoạn đối thoại của vua Lê Thánh Tông và Nguyễn Lê quốc công (NSƯT Hữu Châu) để lại cho người xem nhiều cảm xúc.
Nhắc đến Thành Lộc, khán giả còn nhớ đến ông Tư - ông già Nam bộ sang Mỹ sinh sống nhưng vẫn không nguôi nhớ về quê hương trong Dạ cổ hoài lang. Tác phẩm từng tạo tiếng vang ở Nhà hát 5B, sau này được IDECAF dựng lại kỷ niệm 20 năm ra đời. Vở diễn này gợi cho NSƯT Thành Lộc nhiều kỷ niệm về người cha quá cố - NSND Thành Tôn, đặc biệt là phân đoạn ông Tư bị người cháu sinh ra ở Mỹ làm tổn thương. Đây cũng là vai mà NSƯT Thành Lộc diễn nhiều nhất trong đời làm nghệ thuật, khoảng 700 suất.
Thành Lộc vào vai ông già Nam bộ trong Tía ơi má dìa. TL
Hình ảnh ông già Nam bộ tiếp tục được Thành Lộc khắc họa trong vở Tía ơi má dìa. Nam nghệ sĩ vào vai Tư Chơn, một nghệ sĩ đờn kìm theo ghe hát mưu sinh. Vai diễn được đánh giá khó khi người nghệ sĩ phải thể hiện những phân đoạn độc thoại với cặp áo dài cưới sau khi người vợ rời đi. Dù vậy, NSƯT Thành Lộc vẫn thể hiện trọn vẹn cảm xúc và mang lại cho người xem một nỗi niềm khó tả.
Và cũng trên sân khấu IDECAF, khán giả còn ấn tượng với Thành Lộc trong các vở diễn như Hợp đồng mãnh thú, Ngôi nhà không có đàn ông, Lời nguyền phù thủy... Chính sự biến hóa đa dạng qua các vai diễn mà khi nhắc về Thành Lộc, khán giả ưu ái gọi ông với danh xưng "phù thủy sân khấu".
Dù ở thể loại kịch dành cho người lớn hay thiếu nhi, NSƯT Thành Lộc vẫn để lại ấn tượng với người xem. TL
NSƯT Thành Lộc còn là gương mặt quen thuộc được nhiều bạn nhỏ yêu mến với hàng loạt tác phẩm kịch thiếu nhi như Dế Mèn ( Dế mèn phiêu lưu ký), Chuột tiên ( Cô bé lọ lem), Thúy Mama ( Công chúa chích chòe), Sói ghẻ ( Cậu bé rừng xanh)... Đặc biệt, vai diễn cô Cám đanh đá, ích kỷ và có phần trẻ con trong vở Tấm Cám vốn đã trở thành thương hiệu của NSƯT Thành Lộc ở mảng kịch thiếu nhi. Tác phẩm trình làng từ năm 2000 song sau hơn 20 năm, dường như chưa có ai vượt qua "cái bóng" của vai diễn này trên sân khấu kịch.
Ngoài diễn xuất, NSƯT Thành Lộc còn thử sức ở vai trò đạo diễn. Những tác phẩm như Bí mật vườn Lệ Chi, Ngàn năm tình sử giúp ông giành giải Mai Vàng - hạng mục Đạo diễn sân khấu vào các năm 2007 và 2009. Đặc biệt, ở vai trò đạo diễn, NSƯT Thành Lộc đã "trả lại giá trị đích thực cho sân khấu" khi mang đến một vở nhạc kịch được dàn dựng công phu - Tiên Nga.
Tiên Nga là một tác phẩm minh chứng cho tài năng đạo diễn của NSƯT Thành Lộc, nơi ông đã chọn mặt gửi vàng và giao thật chính xác vai diễn cho các diễn viên trẻ đại diện cho một thế hệ diễn viên vững nghề của sân khấu IDECAF. TL
Đây cũng là tác phẩm mà lần đầu tiên dàn nhạc, dàn bè chơi trực tiếp ngay sân khấu, diễn viên vừa diễn vừa hát live. Chính vì làm những điều khó hơn so với các vở thông thường mà Thành Lộc giúp Tiên Nga nhận giải Mai Vàng 2018 hạng mục Vở diễn sân khấu và đạt mức phục vụ khoảng 14.000 người xem (số liệu được chia sẻ đầu năm 2019).
Nghệ sĩ Bạch Long nói với chúng tôi: "Thành Lộc có công rất nhiều đối với sân khấu IDECAF. Khán giả nhìn vào sẽ biết Thành Lộc đã xây dựng sân khấu như thế nào". Riêng với thông tin nghệ sĩ sinh năm 1961 rời sân khấu sau 26 năm gắn bó, nhiều người dù chưa rõ thực hư song bày tỏ tiếc nuối vì cho rằng nam nghệ sĩ là mảnh ghép không thể thiếu của IDECAF suốt mấy chục năm qua.
NSƯT Thành Lộc nói gì trước thông tin rời sân khấu Idecaf sau 26 năm gắn bó? Thông tin NSƯT Thành Lộc sẽ rời sân khấu Idecaf - nơi đã gắn bó với anh 26 năm khiến cho nhiều người bất ngờ. Mới đây, thông tin NSƯT Thành Lộc sẽ chia tay sân khấu kịch Idecaf sau 26 năm gắn bó được nhiều khán giả quan tâm. Thời gian qua, Thành Lộc cũng ẩn ý chia sẻ nhiều về những...