NSƯT Quế Trân: Gái hiền… nổi loạn
Năm nào với Quế Trân dường như cũng có những hoạt động gây chú ý, không nhận làm MC một chương trình mới thì cũng là một live show riêng hoặc tham gia một cuộc thi…
NSƯT Quế Trân vừa trở về từ chuyến lưu diễn phục vụ kiều bào tại Pháp theo lời mời của Hội Việt kiều và Lãnh sự quán VN tại Pháp kéo dài từ ngày 28/2 đến 12/3. Ngay sau đó, cô đào trẻ vội vã chuẩn bị tập vở cải lương Chiến binh (đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu) của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang để kịp ra mắt ngày khánh thành rạp Hưng ạo nhân dịp đại lễ 30/4.
Có thể nói, năm nào với Trân dường như cũng có những hoạt động gây chú ý, không nhận làm MC một chương trình mới thì cũng là một live show riêng hoặc tham gia một cuộc thi, liên hoan nghề nghiệp nào đó và… rinh giải!
Quế Trân vai nàng Trinh trong Bến nước Ngũ Bồ – Ảnh: Nguyễn Lộc.
Gần nhất là cuối năm ngoái, trong liên hoan truyền hình toàn quốc tại Huế, Quế Trân là gương mặt duy nhất được xướng tên nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai cô giáo trong vở cải lương Cơn hồng thủy của HTV và vai Mỵ Châu trong vở ối thoại với người xưa của VTV.
Với vai cô giáo trong Cơn hồng thủy, Quế Trân từng giành được HCV cá nhân trong Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012 tại ồng Nai. Một vai diễn, hai lần được vinh danh ở những giải thưởng lớn, có thể nói đây là thành tích hiếm hoi khó có diễn viên cải lương trẻ nào đạt được.
“Điên thiệt rồi nhe cưng!”
Cơn hồng thủy là vở diễn chỉ có ba nhân vật: bác sĩ (NSƯT Hữu Quốc), kẻ tử tù (Võ Minh Lâm, ở bản dựng sân khấu năm 2012 là NSƯT Kim Tiểu Long) và vai cô giáo của Quế Trân.
Vở lấy giả định sau một cơn đại hồng thủy, thế giới bị hủy diệt, trên hòn đảo hoang tàn sau đống đổ nát chỉ còn vị bác sĩ, cô giáo và kẻ tử tù.Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, những cuộc tranh đua về của cải, tiền tài, danh vọng đều trở nên vô nghĩa. Mỗi người đối diện với lương tâm và tự vấn bản thân mình. Cô giáo của Quế Trân có vẻ ngoài mong manh, yếu đuối và cái vẻ trong sáng ấy quả hợp với hình ảnh người mẹ dịu hiền trên học đường của đàn em thơ.
Nhưng khi bị kẻ tử tù “ép” đến tận cùng, cô giáo phải cay đắng thú nhận vì muốn ở lại một trường học nơi phố thị, cô phải chấp nhận đánh đổi thân xác với vị hiệu trưởng dẫn đến cái chết đau lòng của mẹ cô…Cách đây sáu, bảy năm, nhắc đến Quế Trân người ta chỉ nghĩ đến những vai đào thương dạng liễu yếu đào tơ. Với vóc dáng gầy… muôn năm đó, với cái cằm móm nhưng có duyên, gần như chưa từng có scandal trong giới, ai cũng nghĩ Trân sẽ an phận với những vai hiền hiền, đi chậm nói nhẹ trên sân khấu.
Rồi năm 2006, bất ngờ Trân nhận được lời mời vào vai Quỳnh trong vởNước mắt thâm tình. Vai diễn của Trân bị chấn động tâm thần vì phát hiện những hành động xấu xa của cha mình. Mấy ngày đầu Trân diễn không được, cứ bị mọi người chê sao tỉnh quá.
Cảm thấy mắc cỡ với bạn diễn, Trân lén rủ người chị họ chở nhau vào bệnh viện tâm thần quan sát người bệnh. Mấy ngày trời như thế, rồi về nhà tự… điên một mình.Một thời gian sau, mấy anh em diễn chung mới giật mình: iên thiệt rồi nhe cưng! Vở được đưa đi dự Liên hoan sân khấu xã hội hóa rồi sau đó… cất kho, nhưng cũng kịp để các đạo diễn nhận ra rằng: Quế Trân chẳng… hiền đâu nhé!Từ dạo ấy, những vai diễn hiền dịu bắt đầu “rời xa” Quế Trân. Ngoại trừ những vở diễn cũ, còn các vở dựng mới, phần lớn các đạo diễn đều chọn cho Trân dạng vai tính cách. Mà các vở đó hầu hết để dành đi thi các giải chuyên nghiệp.
Trân quả có “số” thi cử, lần nào cô cũng đem về cho mình những HCV sáng chói. Lần nào cô cũng gây cho khán giả, ban giám khảo những bất ngờ mới về sự lột xác của bản thân.Trong Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2009 tại TP.HCM, hai vai diễn cô tham gia đều tạo ấn tượng rất mạnh.
Vai nàng Trinh trong vở Bến nước Ngũ Bồ khiến người xem đau buốt về phận nữ nhi trong thời loạn, trong đó cảnh nàng Trinh bị bọn giặc cưỡng hiếp là lớp Trân đã diễn tả được những sắc thái nội tâm khiến người xem phải rơi nước mắt.
Video đang HOT
Vở khác là Con mắt thời gian. Trân vào vai Phượng – cô gái trẻ vì thiếu sự quan tâm của cha mẹ mà sa vào con đường nghiện ngập. Những cảnh nhảy nhót, giật như điên trong vũ trường, cảnh phê thuốc, lờ đờ, vật vã… đều được Trân đẩy “tới bến” hệt như… gái hư thực thụ!
Nói về sự “nổi loạn” liên tiếp trong thời gian gần đây, Trân cười bẽn lẽn: “Tánh tôi hay sợ vì mình mà ảnh hưởng đến tập thể, nếu diễn không đạt thì vở sẽ thất bại, vì vậy khi nhận vai khó chỉ còn cách là cố hết sức.Tôi tự thấy mình không có… quậy nhưng sau này các đạo diễn toàn giao những vai hết sức gai góc. Lần nào cũng trải qua cảm giác lo lắng, hồi hộp rồi tìm đủ mọi cách để ngấm, để “thu phục” nhân vật, nhưng sau đó quả thật là sướng khi được diễn thật đã với những vai như nàng Trinh, Phượng, cô giáo…”.
Giọng ca nhiều cảm xúc
Khán giả yêu mến cải lương có lẽ đều biết Quế Trân là con gái cưng của NSND Thanh Tòng – vị thống soái của cải lương tuồng cổ.Sinh ra trong dòng tộc có năm thế hệ theo nghiệp hát nên khoảng 4 tuổi Trân đã tham gia ca hát trên các đài truyền hình. 8 tuổi cô lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu với vở Cóc kiện trời và một loạt vở diễn của đoàn ồng Ấu Bạch Long.
Mê hát từ thuở nhỏ nhưng nhờ ba mẹ đặt điều kiện phải học giỏi mới được hát nên thành tích học tập của Trân khá ổn. Tốt nghiệp THPT, cô đỗ hai trường ại học Sư phạm TP HCM (khoa giáo dục tiểu học) và Cao đẳng Kinh tế đối ngoại.Năm 2000, lần đầu tiên được Hội Sân khấu khuyến khích làm MC cho giải Trần Hữu Trang. Từ một cô bé nhút nhát, ít nói, sau lần “bạo gan” đó tự dưng Trân bén duyên với nghề MC.
Vậy là các đài truyền hình thi nhau “bắt cóc” cô nàng vào các chương trình có dính dáng đến cải lương như Chuông vàng vọng cổ, Giọt nắng phù sa, các chương trình THTT cải lương, live show của nghệ sĩ Hồng Nga hồi cuối năm ngoái…Mật độ phủ sóng của Quế Trân rộng khắp cả nước. Trong khi các nghệ sĩ phải… bỏ ống heo dành dụm tiền làm show riêng thì Trân là một trong số những nghệ sĩ cải lương hiếm hoi được các đơn vị bỏ tiền mời làm live show riêng, chẳng hạn như các show Quế Trân mừng xuân mới, Quế Trân – Một thời áo trắng, Quế Trân – Lớn lên cùng thành phố, các show mini Quế Trân – Má lúm đồng tiền vào dịp tết ở công viên văn hóa ầm Sen…Luôn ưu tiên cho Quế Trân ở những vở diễn quan trọng của mình, đạo diễn Nguyên ạt chia sẻ: “Trân là diễn viên thông minh, chịu khó đào sâu nhân vật. Vì vậy với những vở diễn đòi hỏi nội tâm, nội lực bên trong, tôi luôn nhớ đến Quế Trân. iều tôi rất thích ở Trân là sự thẳng thắn, mạnh dạn trao đổi để vở diễn được tốt hơn. Hạn chế ở Trân là giọng ca nhưng Trân biết cách khắc phục bằng cách ca sao cho tình cảm nên giọng ca có nhiều cảm xúc”.
Âm thầm làm việc, kín tiếng trong chuyện riêng tư và chẳng có tuyên ngôn nghề nghiệp gì to tát, nhưng Quế Trân đang là người sở hữu bộ sưu tập giải thưởng, danh hiệu “khủng” mà có thể nói không nghệ sĩ cải lương trẻ nào hiện nay có được. Cô từng đoạt các giải như: HCV giải Trần Hữu Trang, Diễn viên tài sắc, Mai vàng, Ấn tượng Mực Tím, Tài năng trẻ, Thanh niên tiên tiến, Nữ tài năng trẻ, Tài hoa trẻ, Công dân tiêu biểu của TP.HCM, HTV Awards, nhiều HCV, HCB ở các hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp của thành phố và toàn quốc…
Theo Linh Đoan/Tuổi trẻ
Vở Mai Hắc Đế gây tiếng vang trong đêm đầu công diễn
Vở diễn đặt trong bối cảnh không gian lịch sử thế kỷ 8, hấp dẫn khán giả thông qua những lát cắt thi vị về cuộc đời người anh hùng dân tộc, vị vua tài danh Mai Hắc Đế.
Vở cải lương 'Mai Hắc Đế' vừa chính thức trình diễn tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Đống Đa, Hà Nội) tối 27/1 thu hút 1000 khán giả tới xem.
Vở diễn do PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản, nghệ sĩ Triệu Trung Kiên đạo diễn. Nội dung tái hiện xuyên suốt chân dung nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế) từ thủa nhỏ cho đến khi trở thành anh hùng đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường. Ông đã tổ chức cuộc khởi nghĩa Hoan Châu và mang đến 10 năm độc lập dưới thời Bắc thuộc cho người Giao Chỉ.
Cảnh Mai Hắc Đế trò chuyện cùng hồn phách của nhà thơ Vương Bột (đời Đường). Đây là sáng tạo độc đáo của tác giả dựa trên việc một số truyền thuyết địa phương về việc Vương Bột bị đắm thuyền chết khi đi thăm bố là thứ sử Giao Châu và được người dân bản địa lập đền thờ tại chính vùng đất Nghệ An.
Hầu hết diễn viên của Nhà hát Cải lương Việt Nam đã được huy động cho vở diễn này (khoảng 150 người).
Vở diễn còn có câu chuyện tình rất thật, rất đẹp và xúc động của chàng trai Mai Thúc Loan với Đinh Thị Ngọc Tô - cô con gái tài sắc vẹn toàn của ông Đinh Thế (cha nuôi của Mai Thúc Loan). Trong đó, những vai chính như Mai Hắc Đế, Đinh Thị Ngọc Tô được giao cho những "giọng ca vàng" của nhà hát như Quang Khải, Minh Lý.
Với lượng diễn viên lớn, sử dụng thiết bị hiện đại và thu hút những cái tên có tiếng như họa sĩ Doãn Bằng, nhạc sĩ Trọng Đài, mức kinh phí đầu tư cho vở diễn dự kiến sẽ lên tới vài tỷ đồng kể cả những chuyến lưu diễn sắp tới.
Tác giả Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ, "Mai Hắc Đế sống cách chúng ta 13 thế kỷ và có quá ít những tác phẩm về ông. Bởi vậy, tôi muốn khán giả đương đại được dễ dàng tạo điều kiện để cùng biết thêm và chia sẻ những cảm xúc về người anh hùng này".
Nhìn chung vở cải lương Mai Hắc Đế tập trung phản ánh cuộc khởi nghĩa Hoan Châu và làm nổi bật hình ảnh vị thủ lĩnh. Mai Hắc Đế được xây dựng theo hướng người nông dân bình dị, ý chí kiên cường mà không phải hình ảnh một người lẫm liệt, đao to búa lớn.
Vở diễn gồm 8 cảnh, bao gồm từ khi Mai Thúc Loan chào đời đến khi ông đập tan ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập cho đất nước. Kịch bản tập trung khai thác giai đoạn từ tuổi 20 đến hơn 40 của ông khi cuộc khởi nghĩa Hoan Châu thành công.
Mai Hắc Đế chỉ là một hào trưởng bản địa, đã đứng lên liên kết cả 32 châu ở An Nam, đồng thời kết giao với ba nước lân bang là Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân, với lực lượng liên quân thủy - bộ lên tới 40 vạn người.
NSƯT Vương Hà đã lui về hậu trường nhiều năm, bà đã quyết định trở lại để nhận vai Bạch Vân - một vai diễn đòi hỏi tài diễn xuất mới có thể lột tả được nội tâm nhân vật.
Xuất thân từ dân nghèo, bằng tài trí tuyệt vời, Mai Thúc Loan đã đứng lên đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường và bè lũ tay sai tạo nên trang sử oai hùng trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một hình tượng tôn vinh người phụ nữ Việt khi với hình ảnh nàng Bạch Vân chỉ mặt hỏi tội Quan đô hộ Quang Sở Khách. Nàng đã hiến thân làm thê thiếp kẻ thù để báo hiếu báo quốc, thà chết chứ không chịu nhục mất nước.
Đó cũng là hình ảnh người phụ nữ anh hùng làng Đường Lâm, Phạm Thị Uyển dũng mãnh chiến đấu chống giặc ngoại xâm không thua kém đấng nam nhi.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi vẻ vang, được sự ủng hộ của nhân dân, Mai Thúc Loan xưng Đế, lấy hiệu là Mai Hắc Đế. Sau mỗi tiểu cảnh, các diễn viên luôn nhận được những tràng pháo tay lớn của khán giả. Nhiều ý kiến cho rằng, sau 'Chuyện tình Khâu Vai' từ 2013 đến nay mới có một vở cải lương hay và cuốn hút cả về chất lượng nội dung lẫn nghệ thuật.
Vở diễn sẽ được tiếp tục công chiếu trong hai ngày 28 và 29/1 tại nhà hát Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội), lưu diễn tại Nghệ An nhân dịp kỷ niệm 1302 năm khởi nghĩa Hoan Châu, vào các ngày 3 và 4/3.
Tác giả Nguyễn Thế Kỷ (vest đen ôm hoa) và đạo diễn Triệu Trung Kiên (bên tay phải của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng) vui mừng sau thành công của buổi biểu biễn. Tác giả cho biết ấp ủ đề tài này từ rất lâu và luôn cảm phục tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, ý chí giành độc lập tự do, tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc của Mai Hắc Đế. Sự thành công của vở diễn sẽ đưa khán giả trở lại gần hơn với các thể loại diễn xướng truyền thống như cải lương đang dần bị lãng quên, nêu cao tinh thần dân tộc và tình yêu tổ quốc.
Theo Zing
Một nghệ sĩ cải lương bị đâm chết Tối 26.1, hàng trăm người dân hiếu kỳ tập trung tại hiện trường vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra ở căn nhà trọ trong hẻm số 39 đường Hưng Phú, phường 10, quận 8, TP.HCM. Hàng trăm người dân tập trung trước trường tiểu học theo dõi vụ việc Nhiều nhân chứng cho biết, vào khoảng 20 giờ 30 phút cùng ngày,...