NSƯT Quang Thái – Trùm tình báo Tư Chung của ‘Biệt động Sài Gòn’ qua đời ở tuổi 83
NSƯT Quang Thái đã qua đời vào lúc 21h30 ngày 17/6 trong sự tiếc thương của gia đình, đồng nghiệp.
Mới đây, anh Bùi Quang Ngọc, con trai NSƯT Bùi Quang Thái đau buồn báo tin cha mình đã qua đời vào lúc 21h30 ngày 17/6, hưởng thọ 83 tuổi. Được biết, nghệ sĩ đã không may gặp tai biến cách đây 3 năm và tình hình sức khỏe ngày một yếu dần trong 1 tháng trở lại đây, cho đến khi tình hình không thể qua khỏi.
NSƯT Quang Thái – Trùm tình báo Tư Chung của ‘ Biệt động Sài Gòn’ qua đời ở tuổi 83.
NSƯT Bùi Quang Thái sinh năm 1937, được đánh giá là một trong những nghệ sĩ kịch nói nổi tiếng ở Hà Nội ở khoảng thập niên 1970-1980. Nhắc đến tên tuổi của nam nghệ sĩ, chắc chắn người hâm mộ không thể bỏ qua loạt tác phẩm lớn từng ghi dấu ấn một thời như Hòn đảo thần Vệ nữ,Phêđô trong Tập nhật ký bỏ quên, Pơtitông trong Ả cave nhà hàng Macxim, Tixafe trong Vụ án người đốt đền, Bottom trong Giấc mộng đêm hè,…
Không chỉ các tác phẩm nước ngoài, nghệ sĩ Quang Thái còn đặc biệt gây chú ý với nhiều vở kịch kinh điển của của Nhà hát Kịch Việt Nam: Đôi mắt, Bão Biển, Đêm mưa, Tay súng quân dân,… Thời còn trẻ, nam diễn viên gốc Hải Phòng gây ấn tượng bởi vẻ ngoài cao lớn, điển trai, nước da trắng như người ngoại quốc. Chính vì vậy, nghệ sĩ được khuyên tham gia diễn xuất phim, kịch nói dù ban đầu không được giao nhiều vai lớn.
Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của nghệ sĩ Quang Thái diễn ra vào năm 1986, khi ông được mời vào vai Tư Chung trong bộ phim nổi tiếng Biệt động Sài Gòn. Mặc dù lúc đó đã 45 tuổi, nghệ sĩ vẫn lột tả được nét khí khái, hào hoa của nhân vật, mang đến vai diễn ấn tượng và thành công nhất trong sự nghiệp của mình.
Nghệ sĩ Quang Thái từng kể về vai diễn định mệnh của mình sau khi được đạo diễn Long Vân bắt gặp và mời vào vai: “ Đóng phim này, tôi bị mang tiếng oan là “có gì” với diễn viên Thanh Loan. Thực ra giữa chúng tôi không hề có chuyện gì cả mặc dù khi ấy tôi đang góa vợ, còn chồng Thanh Loan thì đang đi học ở nước ngoài. Lúc nào tôi cũng chỉ coi cô ấy như một người bạn diễn”.
Hình ảnh nghệ sĩ lúc về già.
Trước đó, nghệ sĩ Quang Thái cũng có duyên góp mặt trong một số tác phẩm điện ảnh Việt khác như Nơi gặp gỡ của tình yêu. Trong phim, nghệ sĩ vào vai kỹ sư của chế độ Sài Gòn tên Dương Tấn băn khoăn về cuộc sống mới, được chính quyền cách mạng mời ra làm việc để khôi phục nhà máy thuỷ điện A5.
Được biết, lễ tang của nghệ sĩ ưu tú Quang Thái sẽ được tổ chức vào ngày 21/6 tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Lễ viếng sẽ bắt đầu từ 13h30 đến 15h ngày 21/6, sau đó cố nghệ sĩ sẽ được hỏa táng tại đài hóa thân Hoàn Vũ và an táng tại thị trấn Trôi, Hoài Đức, Hà Nội.
Theo saostar
Video đang HOT
Thương Tín - Sáu Tâm "Biệt động Sài Gòn": Một đời hào hoa một đời lang bạt bởi đỏ đen
"Chơi cờ bạc không làm tôi tiêu tốn nhiều tiền nhưng đã ảnh hưởng nhiều đến danh tiếng. Đó là điều tôi cảm thấy đáng tiếc", anh Sáu Tâm Thương Tín Biệt động Sài Gòn ngày nào ngậm ngùi.
Đến quá nửa cuộc đời đáng lẽ phải có được cuộc sống an yên thì nam diễn viên Thương Tín vẫn phải lọ mọ đi diễn để kiếm tiền nuôi con thơ.
Anh Sáu Tâm lãng tử hào hoa một thời Biệt động Sài Gòn
Thương Tín sinh năm 1956 tại Phan Rang, trong một gia đình có chín người con.
Đam mê nghệ thuật cải lương từ nhỏ nên khi mới 13 tuổi, Thương Tín đã bỏ nhà trốn theo một gánh hát cải lương chỉ để được vào vai lính.
Nhận thấy đam mê, gia đình gửi ông vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc - Kịch nghệ Sài Gòn.
Khi mới ra trường, ông đầu quân cho Đoàn kịch nói Cửu Long Giang rồi Đoàn kịch Kim Cương. Tại đây, ông được đóng cặp với kỳ nữ Kim Cương và nhanh chóng trở nên nổi tiếng với những vở diễn gây ấn tượng mạnh với khán giả như: Bông hồng cài áo, Vực thẳm chiều cao, Huyền thoại mẹ, Tanhia,..
Vẻ đẹp "chết người" của Thương Tín thời trẻ.
Ánh mắt hút hồn của Thương Tín làm say đắm biết bao cô gái.
Sau khi thành công với sân khấu cải lương, ông bắt đầu tham gia vào lĩnh vực điện ảnh và được mọi người yêu mến qua nhiều vai diễn.
Thương Tín ghi dấu ấn với khán giả qua hàng trăm vai diễn qua một số tác phẩm như: Bài ca không quên, Tiếng đàn, Biển sáng, Tình yêu của em, Biệt động Sài Gòn, Ván bài lật ngửa, Trà hoa nữ, Bước qua quá khứ, Chiến trường chia nửa vầng trăng...
Năm 27 tuổi, ông từng được sách kỷ lục Guinness Việt Nam ghi nhận là nghệ sĩ đóng nhiều phim nhất trong năm (12 phim).
Sự nghiệp điện ảnh lẫy lừng cùng nhan sắc thuộc hàng "cực phẩm" nên thời tuổi trẻ của anh gắn liền với những bóng hồng cùng hào quang, nhung lụa.
Anh Sáu Tâm từng có thời gian vàng son, rong chơi và hưởng thụ. Ở thời kỳ đỉnh cao, Thương Tín khiến bao trái tim khán giả phải thổn thức.
Trong đo, vai Sau Tâm cua phim Biêt đông Sai Gon (1986) co le la vai diên đê đơi cua Thương Tin.
Diễn viên Thương Tín (vai Sáu Tâm) trong phim Biệt động Sài Gòn.
Hình ảnh Sau Tâm liêu minh căt ngang đoan xe đưa Thư trương bô Ngoai giao My nhanh thoăn thoăt nem qua min nô ngay trươc đoan xe hô tông đa đong lai trong long khan gia bao thê hê.
Trong Biêt đông Sai Gon, co thê noi Thương Tín đã góp phần khắc họa đươc môt cach sâu săc, chân thât vê hình ảnh cua người chiến sĩ biệt động.
Chân thât đên mưc, chinh ông Sau Tâm - ngươi chiến sĩ biệt động năm xưa cung phai thừa nhận răng, Thương Tín đã cố gắng hêt sưc để vào vai Sáu Tâm một cách sinh động nhất, du tất cả những hiểm nguy mà ông vượt qua trong cuộc đời ngươi chiên si biêt đông đều là những khoảnh khắc khó lặp lại trong đời thường.
Còn hiện tại, không còn là chàng diễn viên điển trai, kiêu hùng làm mê hồn bao cô gái ngày nào, ngôi sao màn bạc Thương Tín bây giờ đã là một ông già lụ khụ, mặt mày hốc hác đen đúa do thời gian tàn phá.
Nợ cơm áo và vết đau khi trót sa vào con đường cờ bạc
Tưởng như đã có trong tay mọi thứ nhưng vì mải mê rong chơi, không biết giữ mình nên thứ mà Thương Tín nhận lại là tai tiếng và sự hụt hẫng. Việc dính líu đến cờ bạc đã khiến ông gục ngã, tuyệt vọng.
Khi đã gây dựng được tên tuổi trong làng điện ảnh rồi, Thương Tín sa vào tật chơi bài. Nhưng thời gian chơi bài trong các sòng bạc ở quận 4, nghệ sĩ chẳng thu được lợi lộc gì, chỉ có thua và trả nợ.
Từ những năm 2002, Thương Tín ít đi đóng phim hơn, và mở quán cà phê. Năm 2007, ông bị bắt vì tổ chức đánh bạc và bị truy tố.
Mặc dù sau đó Thương Tín được cho hưởng án treo nhưng rõ ràng sự thất vọng và xót xa của những người yêu mến ông là có thật.
Sau sự việc, Thương Tín chán nản, bỏ TP.HCM về Ninh Thuận một thời gian.
Ngẫm lại cuộc đời mình, nghệ sĩ Thương Tín suy tư: "Mỗi việc làm, quyết định đều có nguyên nhân và hoàn cảnh đưa đẩy. Dù đúng hay sai, tôi cũng đã làm nên hậu quả thế nào bản thân tự chấp nhận. Chơi cờ bạc không làm tôi tiêu tốn nhiều tiền nhưng đã ảnh hưởng nhiều đến danh tiếng. Đó là điều tôi cảm thấy đáng tiếc".
Từng trải qua nhiều cuộc tình và những cuộc hôn nhân thất bại, Thương Tín tưởng đâu sẽ sống cuộc sống độc thân đến hết đời thì ở tuổi 58, ông bất ngờ chia sẻ với mọi người về cuộc hôn nhân với 1 cô gái chỉ mới hơn 20 tuổi và việc ông được lên chức bố.
Vợ trẻ của Thương Tín thuộc mẫu người phụ nữ cam chịu, an phận.
Đứa con gái kháu khỉnh của anh Sáu Tâm Biệt động Sài Gòn.
Thương Tín phải thừa nhận rằng sự xuất hiện của cô con gái chính là bước ngoặt trong cuộc đời của ông.
Thời trẻ mang tiếng là diễn viên danh giá nhưng lại chẳng tích lũy được gì nên giờ ông phải miệt mài trở lại phim trường, tích cực kiếm tiền để nuôi con.
Dù đã ngoài 60 nhưng mỗi lần đi đóng phim, Thương Tín đều sử dụng xe máy để di chuyển. Có những lúc địa điểm quay phim cách xa tới hàng trăm cây số, quay về khuya ông vẫn cố gắng để về nhà chỉ vì sợ ở lại tốn tiền thuê nơi ở trọ.
Thương Tín bộc bạch: "Tôi đóng phim phần lớn cũng là vì con gái. Tôi thấy mình thời trẻ kinh tế đủ đầy thì lại không có con gái để lo, giờ để con chịu thiệt thòi, cực khổ, tôi không chịu được".
"Con tôi năm nay mới gần 6 tuổi, đang tuổi ăn tuổi lớn nên nhiều chi phí lắm. Một tháng chi phí cho cả gia đình ở Sài Gòn cũng phải hơn chục triệu, mà làm phim thì lúc có lúc không, cát sê thì cũng không cao nên cuộc sống của tôi khó khăn lắm. Tháng nào có phim để làm còn đỡ, tháng nào không có thì lại đói"- Thương Tín thầm than thân.
Nam diễn viên Biệt động Sài Gòn năm nào cho biết ông chấp nhận đóng tất cả các thể loại vai và nhận cả những vai nhỏ để có tiền nuôi con.
Hào quang thời xưa nay chẳng thể "mài ra mà sống" nên Thương Tín tranh thủ mọi cơ hội nhằm kiếm cơm nuôi gia đình.
Dù chật vật gánh nợ cơm áo gạo tiền, nhưng đó rõ ràng là một niềm vui trong trẻo kỳ lạ mà ông cảm nhận được sau hơn nửa đời người phiêu bạt và bất cần.
Theo nguoiduatin.vn
Tìm hiểu dàn diễn viên 'Biệt động Sài Gòn' sau 32 năm ra mắt Thương Tín vẫn lăn lộn đóng phim, kiếm tiền nuôi con hơn 1 tuổi, Hà Xuyên sống cùng hai con và hay tham gia từ thiện, Thanh Loan rút khỏi màn ảnh từ lâu... 1. Đạo diễn phim "Biệt động Sài Gòn" là ai? Đạo diễn Long Vân sinh ra tại làng Thủ Lệ (Hà Nội). Lớn lên ông cùng gia đình theo...