NSƯT Phạm Cường: “Tôi là người khá kỹ tính”
“Có lẽ, đã đến lúc không nên áp đặt cho việc, một diễn viên chính diện hay phản diện thì phải tương xứng với ngoại hình của anh ta. Tôi có quan niệm, cái thiện, cái ác là ở chính trong tâm mà ra, chứ không phải ở ngoại hình”.
Tôi thường lấy thước đo ấy để khiến nhân vật của mình tự phải bộc lộ được bản chất.
Ngoài đời, NSƯT Phạm Cường có dáng vẻ nghiêm nghị, kín kẽ của một quân nhân, khác hẳn với chất lãng tử, hào hoa và đầy cá tính của anh khi hóa thân vào nhân vật. Khán giả nhớ đến anh qua các vai diễn đa diện như giám đốc Lý trong “ Chiều tàn thu muộn”, Nam trong “ Bến bờ vực thẳm”, nhà báo Vĩnh trong “Đèn vàng”, dịch giả Phan Long trong “Vòng nguyệt quế”, Hoàng trong “ Khoan nói lời yêu thương”… Anh đã sở hữu “gia tài” là 3 Huy chương vàng tại các Hội diễn sân khấu và giải thưởng Cánh diều vàng năm 2009 dành cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Hiện NSƯT Phạm Cường là Phó giám đốc Nhà hát Kịch Quân đội.
- Thưa NSƯT Phạm Cường, gần đây, khán giả đã quá quen khi nhìn thấy anh xuất hiện đều đặn trên màn ảnh nhỏ trong các vai diễn xuyên suốt ở những bộ phim truyền hình dài tập, mà đó lại là những phim “xem được” trong thời buổi “loạn” phim truyền hình nhiều tập như hiện nay. Theo anh, điều này là do sự ăn may hay là do diễn viên diễn có nghề?
NSƯT Phạm Cường
Có lẽ yếu tố tiên quyết là diễn viên phải có nghề, sau đó là do cả ê kíp từ đạo diễn, quay phim và những thành phần tham gia làm nên bộ phim phải có tâm với công việc của mình. Thực ra, tôi đóng rất ít phim, nhưng vì hầu hết vai của tôi đều là vai chính, cho nên, cảm tưởng mình xuất hiện thường xuyên. Tôi là người khá kỹ tính khi nhận lời đóng một phim nào đó, không phải kiêu kì gì đâu, nhưng giờ đây, tôi không có quá nhiều thời gian để có thể đóng bất kỳ vai nào được mời.
Trước khi nhận kịch bản, tôi luôn nói với người mời mình rằng, nếu phim dở quá thì cho phép tôi từ chối trước, vì nếu không thì khi đọc kịch bản tôi cũng sẽ không nhận lời đâu. Tôi cho rằng, nếu một kịch bản dở thì dù đạo diễn hay diễn viên có giỏi đến mấy cũng sẽ không thể cứu vãn được tình thế.
- Khoảng thập niên 90, anh “nổi đình nổi đám” trên lãnh địa sân khấu kịch với vai trò là diễn viên của Đoàn kịch Quân đội, luôn vào vai chính trong các vai diễn như Gui a trong “Thánh của các vị thánh”, Chôrnưi trong vở “Những con hươu xanh”, Đại úy Jack trong vở “Thông điệp từ Điện Biên”…. Lý do gì mà một người từng gắn bó với sân khấu kịch như anh lại lui về hậu trường sớm thế?
Thực ra, tôi gắn bó với sân khấu đến nay đã hơn 20 năm nên sân khấu đã ăn sâu vào tiềm thức mình rồi, khó lòng mà bỏ được. Thời gian gần đây, khi lên làm quản lý, tôi tham gia học một lớp chính trị cao cấp và quan trọng nhất là tôi đang chuẩn bị tốt nghiệp lớp đạo diễn sân khấu và phải dành thời gian nhiều để học tập cũng như làm đề tài tốt nghiệp. Con người sức vóc cũng có hạn, không thể kiêm nhiều việc mà việc nào cũng tốt được. Ngoài công việc cơ quan, còn việc gia đình cũng phải lo toan, vì vợ tôi thường xuyên phải đi lưu diễn xa, tôi phải đảm trách trông con nhỏ. Vả lại, tôi giờ cũng đã bắt đầu… có tuổi rồi, nên nhường chỗ cho lớp diễn viên kế cận để họ có dịp thể hiện. Tuy nhiên, một thời gian nữa, chắc chắn tôi sẽ trở lại sân khấu.
- Có lần nào đó, anh từng đã thổ lộ rằng, ngày xưa suýt nữa anh đã trở thành một thương nhân, chứ không phải là một diễn viên như bây giờ. Anh có thể kể lại câu chuyện ấy?
À, chuyện đã lâu lắm rồi. Tôi quê ở Hải Phòng. Tốt nghiệp cấp ba tôi thi vào trường Đại học Kinh tế nhưng thiếu điểm, gia đình cho tôi hai sự lựa chọn: hoặc là đi học lái ôtô trong cảng, hoặc là đi xuất khẩu lao động. Cuối cùng, tôi làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động. Trong lúc đang chờ làm hồ sơ thì tôi và một người bạn là Nguyễn Mạnh Tiến tới rạp Tân Việt xem phim, thấy có đám đông xúm xít, đến gần mới biết là người của Hãng phim truyện đang đi tuyển diễn viên. Họ tưởng hai chúng tôi cũng dự tuyển nên kéo lại ghi danh sách. Ngày xưa, nghe đến nghề diễn viên là xa vời lắm, nào mình có dám mơ đến. Khi đến lượt chúng tôi vào thi thì được gặp những diễn viên mình từng yêu thích như Trà Giang, Thế Anh, Tuệ Minh…
Video đang HOT
Chúng tôi diễn tiểu phẩm “Câu trộm cá” vừa được mấy anh diễn viên trong cánh gà “mách nước” cho và mỗi người hát một bài. Tôi thuộc duy nhất bài “Hành khúc ngày và đêm”. Tôi run đến nỗi, khi nhìn xuống cô Trà Giang, thấy cô đang thầm thì với cô Tuệ Minh và chỉ vào chân tôi. Nhìn xuống, tôi thấy hai ống quần loe của mình bay… phấp phới vì run quá! Khi hát xong, vào bên trong bạn tôi cấu tay bảo: “ Sao mày lại hát là “rất dài và rất… sâu!”.
Nhưng rồi cuối cùng, trong đoàn đi sơ tuyển ấy, có 5 người đỗ thì có tôi và bạn tôi. Một thời gian sau lên Hà Nội thi chung tuyển thì chỉ còn hai chúng tôi ở lại để học tiếp khoa diễn viên ở trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh, cùng khóa với Chiều Xuân, Thạc Chuyên, Huệ Đàn, Yến Chi, Tú Oanh… Ra trường, tôi xin về Đoàn kịch nói Trung ương, một thời gian sau thì về hẳn Đoàn kịch nói Quân đội…
- Với ngoại hình của anh, nhiều khán giả thường hình dung về những vai chính diện. Tuy nhiên, hầu hết những giải thưởng, những huy chương mà anh nhận được lại dành cho những vai phản diện. Anh có thể lý giải về sự đa diện của những vai diễn ấy?
Có lẽ, đã đến lúc không nên áp đặt cho việc, một diễn viên chính diện hay phản diện thì phải tương xứng với ngoại hình của anh ta. Tôi có quan niệm, cái thiện, cái ác là ở chính trong tâm mà ra, chứ không phải ở ngoại hình. Tôi thường lấy thước đo ấy để khiến nhân vật của mình tự phải bộc lộ được bản chất. Chẳng hạn như vai Trần Văn trong vở kịch “Trùm lâm tặc”, một kẻ buôn lậu gỗ, chặt phá rừng, đa mưu túc kế để trốn kiểm lâm. Thường thì phục trang của những vai kiểu này phải hầm hố, quần hộp, áo bụi, trông hơi “rừng rú” nhưng tôi lại khoác cho vai diễn của mình một phong cách lịch lãm, công tử, áo măng tô, giày tây chải chuốt…
Có thời điểm đi diễn ở các đơn vị, tôi gặp phải những trạng huống rất khác nhau: Ở dưới có các anh bộ đội biên phòng vừa xem kịch vừa hô lớn: “Bắn bỏ Trần Văn, bắn bỏ Trần Văn”… nhưng khi kết thúc vai diễn thì có nhiều khán giả nữ lại xin chữ ký, có nhiều người còn kéo áo, giật khăn mùi soa, giật bút… cố lấy được một vật gì của Trần Văn làm kỷ niệm. Tôi cho rằng, sự thành công của vai diễn phụ thuộc vào sự nỗ lực của người diễn viên tới 90%. Kể cả vai diễn chỉ ra có 5 phút trên sân khấu thôi, thì cũng phải để lại được ấn tượng. Hồi mới vào nghề, có những hôm, nửa đêm tôi vẫn một mình ở phòng tập tự luyện vai của mình. Thậm chí, cả Nhà hát kịch Quân đội đều biết tôi bị ho ra máu vì diễn quá sức… Thế mới biết, nghề nào cũng có sự nghiệt ngã riêng…
- Có lẽ chính vì sự nỗ lực đó nên sự vinh danh đối với những vai diễn của anh đều xứng đáng, chẳng hạn như vai Hoàng trong phim dài tập “Khoan nói lời yêu thương” (Đạo diễn Nhuệ Giang), vai diễn đã mang lại cho anh giải thưởng lớn nhất của người làm nghề: Cánh diều Vàng. Anh có nhiều kỷ niệm khi tham gia phim ấy?
Ban đầu, khi đạo diễn Nhuệ Giang gọi điện mời tôi vào vai Hoàng trong một bộ phim nói về chống bạo lực gia đình, tôi đã từ chối. Tôi cho rằng, những phim đề tài thì sẽ hơi khuôn sáo, khó mà có đất diễn để cho diễn viên tung tẩy, nhưng chị Nhuệ Giang đã nói: “Cường thử đọc kịch bản đi đã!”. Và, quả thật, khi đọc xong kịch bản, tôi đã không có lý do gì để không nhận vai Hoàng. “Khoan nói lời yêu thương” xoay quanh câu chuyện về Hoàng và gia đình. Hoàng là hiệu trưởng một trường học có tiếng của huyện, được đồng nghiệp kính trọng, được nhiều người coi là hình tượng người đàn ông mẫu mực, có một gia đình hạnh phúc với cô vợ xinh đẹp và 2 đứa con thông minh, ngoan ngoãn.
Không ai biết được rằng, sau cái vỏ bọc gia đình yên ấm, hạnh phúc ấy, người vợ luôn nín nhịn, thường xuyên phải rơi nước mắt đau khổ vì người chồng gia trưởng. Hai đứa con của họ luôn trong trạng thái căng thẳng, sợ hãi về hình phạt quá sức nghiêm khắc, vô lý của bố. Rồi một ngày, 2 đứa con phát hiện trong máy tính có những bức ảnh mẹ chúng thân mật với người đàn ông khác… đó là hiện tượng, kết quả và cũng là bài học thường xảy ra trong cuộc sống khi trong gia đình vợ chồng không có sự đồng cảm.
Bộ phim là lời cảnh tỉnh, đồng thời dự báo tương lai cho những gia đình, đặc biệt kiểu bạo lực đáng sợ nhất không phải là “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”, mà là kiểu bạo lực trong im lặng truy nã tinh thần nhau. Trên thực tế, gia đình nào cũng có những lúc va chạm, nhưng kiểu của Hoàng thì khá đặc biệt và có lúc tôi bị ám ảnh bởi cách anh ta bắt vợ viết bản kiểm điểm hoặc bắt các con phải quỳ khi mắc lỗi. Có những cảnh quay đòi hỏi sáng tạo của người diễn viên, tôi phải diễn nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau và xin ý kiến của đạo diễn.
- Vốn được ông trời ưu ái cho một ngoại hình điển trai khiến anh có lợi thế hơn nhiều đồng nghiệp khi được thủ vai giám đốc, ông chủ và có vẻ luôn… ngoại tình. Vợ anh, NSƯT Thu Quế có bao giờ “ghen” với những cảnh thân mật của anh và những nhân vật nữ trong phim?
Ai cũng biết rằng, khi đóng phim thì ngoài diễn viên, còn có cả một ê kíp phục vụ đi cùng, có những cảnh quay phải thực hiện nhiều “đúp” mới hoàn thành chứ không đơn giản như khi khán giả đã được xem một bản hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nói gì thì nói, khi xem lại những bộ phim đó, dù muốn hay không thì trong lòng cũng gợn lên một điều gì đó. Cả tôi cũng vậy mà vợ tôi cũng vậy.
Khi đã chấp nhận làm nghề thì coi chuyện đó cũng là chuyện bình thường của nghề diễn. Quan trọng là sau mỗi vai diễn, người diễn viên phải quay lại đời thường và sống cuộc đời của chính mình, có trách nhiệm với gia đình, vợ con. Vợ chồng tôi khá bình đẳng trong cuộc sống riêng, khi vợ đi công tác thì tôi đi chợ, nấu cơm, chăm con. Ra chợ thì miếng nào ngon đều được các chị bán cho vì nhận ra mình là… diễn viên.
- Xin cảm ơn NSƯT Phạm Cường
Theo 2Sao
Lung linh lễ hội ánh sáng ở Ấn Độ
Người Hindu thắp nến và đèn sáng rực rỡ trong suốt thời gian diễn ra lễ Diwali (tháng 11) kéo dài 5 ngày để xua đuổi tà ma, đồng thời thờ phụng các vị thần của thịnh vượng, tiền bạc, quyền lực...
Đền Vàng của người Sikh ở Amristar, Ấn Độ soi bóng trong lễ hội Diwali.
Những người theo đạo Hindu trên khắp thế giới đang kỷ niệm Diwali, lễ hội ánh sáng vào tháng 11. Trong hình là một người bơi trong hồ nước thánh ở đền Vàng.
Một nghệ sĩ đang trang trí bình đựng dầu ở ngoại ô Hyderabad. Đèn dầu diyas được thắp sáng khắp nhà trong thời gian lễ hội, chứng tỏ chính thắng tà.
Một người pụ nữ Nepal đang làm lễ ở Kathmadu, cho bò ăn trái cây. Bò được coi là hóa thân của nữ thần thịnh vượng trong đạo Hindu.
Tượng thần Lakshmi đại diện của tiền bạc và giàu có.
Một em bé vẽ tượng thần Kali - vị thần biểu trưng cho quyền lực.
Học sinh tổ chức mừng lễ hội tại trường học.
Những món đồ trang trí cho lễ hội Ánh sáng.
Thắp nến bên ngoài đền Vàng để cầu nguyện trong lễ Diwali.
Theo Bưu điện Việt Nam
Vòng nguyệt quế rực rỡ sắc màu từ bóng bay bị vỡ Tận dụng lại những quả bóng bay này để trang trí chào đón lễ giáng sinh nhé! Chuẩn bị những đạo cụ này nhé: - Bóng bay các màu - Ghim - Vòng xốp Đến phần hành động này:>:D Bước 1: - Gắn 1 chiếc ghim vào quả bóng nè. Bước 2: - Rùi ghim bóng vào vòng tròn xốp nha! Bước...