NSƯT Phạm Bằng phủ nhận việc ’sờ soạng’ trước ban thờ
NSƯT Phạm Bằng khẳng định, cảnh phim hài ông sờ soạng cô vợ anh Lý Trưởng được diễn trong buồng bên cạnh chứ không diễn ngay trước ban thờ như lời của một người chia sẻ.
Mới đây, một người con của làng cổ Đường Lâm (ngoại thành Hà Nội) đã viết bài đăng trên báo chí về việc bàn thờ tổ tiên, nếp nhà cổ ở đây bị xâm hại. Trong đó anh nhắc tới việc các nhà làm phim với các diễn viên đã diễn những cảnh hài tục tĩu, không phù hợp ngay trước ban thờ ở trong nhà thờ họ của anh.
“Ông Phạm Bằng (diễn viên) sờ soạng, cởi yếm cô Kim Oanh (diễn viên), ông Quang Thắng chửi bới tục tĩu “tổ cha tổ mẹ”, lũ nọ lũ kia, ông Quốc Anh rầm rĩ “bắt nó ăn ba bát cứt chó”, dân làng ơi vào xem thằng này ăn hết ba bát cứt chó cấm rớt ra tí nào”, tác giả bài viết ví dụ.
Hình ảnh nhà các diễn viên hài được người con của Đường Lâm cung cấp cho báo chí khi lên tiếng về việc nhà thờ họ ở Đường Lâm bị xâm hại.
Tác giả bài viết trên cũng kể ra một câu chuyện là con gái nhà bác ruột anh là cô giáo và chưa có chồng nhưng phải tái mặt khi bị học trò trêu là nhà có “đường lên trời”. Nguyên nhân là do trong tiểu phẩm hài Thầy Rởm (của đạo diễn Phạm Đông Hồng), diễn viên Quốc Anh trong vai một thày đồ, đã bắc thang lên để nhòm vào nhà một bà góa. Khi bị bà góa bắt gặp, để chữa ngượng, ông thầy đánh trống lảng bảo “đây có phải đường lên giời không”.
Diễn viên, NSƯT Phạm Bằng cho biết, clip được người con của làng cổ Đường Lâm đưa ra nằm trong một tiểu phẩm hài, trong đó ông vào vai Chánh Tổng. Cảnh ông sờ soạng cô vợ anh Lý Trưởng được diễn trong cái buồng bên cạnh chứ không diễn ngay trước ban thờ. NSƯT Phạm Bằng cho rằng, những câu thoại sử dụng trong các tiểu phẩm hài phong cách dân gian là cách nói của người xưa chứ không có gì tục tĩu cả.
Phạm Đông Hồng là đạo diễn của hàng loạt những tiểu phẩm hài mang phong cách dân gian, trong đó có tiểu phẩm Thầy rởm được nhắc đến. Theo đạo diễn này, Đường Lâm vốn được mệnh danh là “Hollywood của Việt Nam”. Tất cả các bộ phim nào dính tới đề tài nông thôn, nhà quê đều vào đó quay. Tuy nhiên, không phải mọi thứ vì thế mà được diễn ra một cách tùy tiện.
“Trước khi đoàn làm phim đến quay, họa sĩ và người thiết kế bối cảnh sẽ phải đi khảo sát, lựa chọn địa điểm phù hợp. Khi chọn được rồi, họ sẽ liên hệ với chính quyền địa phương và người chủ nhà. Nếu chính quyền địa phương và chủ nhà đồng ý, đoàn làm phim mới được phép quay còn không đồng ý, chúng tôi không thể nào làm việc được.
Trong quá trình quay, vì đoàn làm phim có rất đông người nên có thể có những người sơ ý, đây là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, khi xảy ra điều đó thì đoàn làm phim sẽ phải xin lỗi chủ nhà. Chủ nhà có ý kiến gì, đoàn làm phim cũng sẽ tôn trọng và tiếp thu chứ không có chuyện tùy tiện, muốn làm gì thì làm”, đạo diễn Phạm Đông Hồng nói.
Đạo diễn Phạm Đông Hồng chỉ đạo các diễn viên hài diễn xuất trong tiểu phẩm Giận mày tao ở với ai.
Video đang HOT
Đạo diễn Phạm Đông Hồng cũng chia sẻ thêm: “Tôi làm phim dân gian rất nhiều và cũng là người có tuổi rồi nên luôn chú ý nhắc các thành viên đoàn làm phim phải có ý thức khi thực hiện những cảnh quay ở nhà người dân. Điều đầu tiên tôi luôn nhắc họ là khi ngồi không được quay lưng vào bàn thờ, không được nằm trên cái sập trước ban thờ. Nếu có cảnh nào phải sử dụng ban thờ mà được sự cho phép của chủ nhà, tôi cũng yêu cầu các nhân viên trong đoàn dỡ hết tranh ảnh của chủ nhà nếu không thì phải phủ vải đỏ lên”.
Còn về đoạn “đường lên giời” trong tiểu phẩm Thầy rởm, đạo diễn Phạm Đông Hồng cho rằng, có vẻ như nhiều người đang nhầm lẫn giữa câu chuyện được phản ánh trên phim ảnh và ngoài đời. Trong phim, luôn có những tiểu tiểu tiết này, chi tiết kia gần gũi với đời thực nhưng không phải vì thế mà vận vào cuộc sống thực. “Phải rạch ròi ra cái gì là phim, cái gì là cuộc sống bên ngoài. Quan niệm như kia như thế nó nặng nề quá” – đạo diễn này nói.
Đạo diễn Phạm Đông Hồng cho hay, anh cũng đã đi tới nhiều miền quê khác nhau trên khắp đất nước để làm phim nhưng chưa thấy dân ở đâu tốt và hiếu khách như dân ở làng cổ ở Đường Lâm: “Người dân ở Đường Lâm rất tốt và nhiệt tình. Khi chúng tôi tới quay, họ còn nấu cơm, lo nước uống cho chúng tôi”.
Trước ý kiến cho rằng, các bộ phim hài dân gian mang ý nghĩa tục tĩu, phản cảm, đạo diễn Phạm Đông Hồng nói: “Cái này tôi không bình luận. Tuy nhiên, với mỗi tiểu phẩm hài, các cơ sở sản xuất họ cũng phải tính tới chuyện làm sao để sản phẩm có thể ra mắt khán giả, nhất là khi ở Việt Nam còn có rất nhiều hệ thống kiểm duyệt. Đối với những vấn đề không vi phạm đạo đức, có lẽ chúng ta không nên nâng cao quan điểm quá”.
Diễn viên Quốc Anh nói rằng, trước khi quay phim, các anh luôn xin phép chủ nhà và thắp hương khấn vái gia tiên của họ.
Diễn viên Quốc Anh, người trực tiếp được nhắc tên trong bài viết kêu cứu về Đường Lâm cũng đã lên tiếng về vấn đề này. Anh nói rằng: “Tôi là diễn viên nên trách nhiệm cao nhất là hoàn thành vai diễn này, còn phần địa điểm là phía nhà sản xuất lo”.
“Khi tới quay ở nhà người dân, ngoài việc xin phép chủ nhà, chúng tôi bao giờ cũng thắp nhang xin phép các cụ rằng, chúng con mượn bối cảnh ở đây để phục vụ cho việc làm phim, mong các cụ cho phép”, diễn viên Quốc Anh cho biết thêm.
Nam diễn viên hài này cũng khẳng định, khi quay, cả đoàn ngồi hướng ra ngoài chứ không bao giờ quay lưng về phía bàn thờ. Từ diễn viên, đạo diễn tới các nhân viên trong đoàn làm phim đều có ý thức như thế.
“Các tiểu phẩm đó đều được xây dựng dựa trên những câu chuyện dân gian. Đó là cách nói của người xưa, là tiếng cười dân dã của người nông dân nên tục tĩu hay không thì cũng tùy vào cách nghĩ của từng người”, Quốc Anh nói.
Còn với khía cạnh khán giả, diễn viên Quốc Anh cho rằng, họ xem trên phim thì chỉ biết đó là một cái nhà cổ giống như bao nhiêu ngôi nhà cổ khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nên cũng không có gì đến mức quá nghiệm trọng.
Riêng với Quang Thắng anh không bình luận về những thông tin trên mà chỉ nói rằng, mỗi lần về Đường Lâm quay phim, anh được người dân ở đây rất quý.
Theo Zing
Sao hài rủ nhau khai xuân bằng tiếng cười
Ngoài "Táo Quân 2014" vốn có thương hiệu trên VTV, nhiều nghệ sĩ hài của cả 2 miền còn góp mặt trong các chương trình Tết rộn ràng, mang tiếng cười cho khán giả đầu xuân.
Mâm cỗ khai xuân
Đây là chuỗi hài kịch mang đậm không khí Tết với những món ăn đa sắc màu, đủ gia vị cảm xúc yêu thương. Mỗi vở là một câu chuyện riêng biệt, hài hước và ý nghĩa, xoay quanh chủ đề ngày Tết với sắc xuân ngập tràn trải dài khắp các sự kiện như đưa ông Táo chầu trời, thời khắc giao thừa thiêng liêng hay ngày đầu năm mới xông đất, chúc xuân rộn ràng...
Lê Khánh và Quốc Thảo trong Mã đáo tân niên.
Ốc Thanh Vân và Anh Vũ trong Chúc Tết thuê.
Góp phần tạo tiếng cười là khả năng tung hứng ăn ý của dàn sao hài nổi tiếng trong nước và hải ngoại như Chí Tài, Việt Hương, Thúy Nga, Bảo Quốc, Bảo Chung, NSND Hồng Vân, Tấn Beo, Việt Anh, Quốc Thảo, Trung Dân, Đức Hải, Lê Khánh, Thanh Thủy, Bảo Chung, Hữu Nghĩa, Đại Nghĩa, Anh Vũ, Ốc Thanh Vân, Lan Phương...
Mâm cỗ khai xuân gồm 7 số phát sóng trên kênh HTV2 lúc 20g: Vé tàu Tết (nhằm 29 Tết), Trộm táo tráo lê (30 Tết), Quả dưa hấu (mùng một Tết), Tết gầm cầu (mùng hai Tết), Mã đáo tân niên (mùng ba Tết), Ôsin mùa Tết (mùng bốn Tết), Chúc Tết thuê(mùng năm Tết).
Tết vui xuân cười
Chương trình có nội dung đa chiều, gồm những tiểu phẩm hài mới nhất do Công ty CP Nghe nhìn Thăng Long thực hiện với sự tham gia của những cây hài gạo cội cả 2 miền. Các fan của danh hài xứ Bắc Xuân Hinh sẽ được một phen bất ngờ khi chứng kiến "nụ cười trống không" của anh trong tác phẩm "mới toanh" Hàm răng của ai xoay quanh câu chuyện hài hước nhưng đầy ý nghĩa của gia đình có người chồng không còn "hàng tiền đạo". Sánh đôi cùng Xuân Hinh là bạn diễn ăn ý Hồng Vân đến từ miền Nam.
Danh hài xứ Bắc Xuân Hinh giả gái đầu xuân.
Hữu Nghĩa và Tấn Beo tung hứng trong Trộm táo tráo lê.
Qua tiểu phẩm Chôn nhời, Quang Thắng, Thành Trung, Phạm Bằng khắc họa bức tranh làng quê miền Bắc với câu chuyện bỗng nhiên được làm quan của gã bán thịt chó và anh chàng thông minh giả câm.
Đặc biệt vào đêm giao thừa (30/1) sẽ phát sóng vở Trộm táo tráo lê lúc 22h30 với nội dung kịch tính, khéo léo lồng ghép giữa câu chuyện kinh điển Táo quân chầu trời và chất hiện đại với vụ án bắt cóc bí ẩn. Tác phẩm còn điểm qua các mảng sáng - tối của bức tranh toàn cảnh năm 2013 và chuyển tải thông điệp về cái tốt - xấu, thật - giả, lạc quan - bi quan trong mỗi con người. Tham gia vào vở diễn là các nghệ sĩ quen thuộc: NSƯT Việt Anh, Hữu Nghĩa, Trung Dân, Tấn Beo, Anh Vũ...
Chuỗi hài kịch, tạp kỹ Tết vui xuân cười phát sóng lúc 19g30 mỗi ngày trên kênh Giải Trí TV-VTVcab1 (trên VTVcab, SCTV, HTVC, K , MyTV và AVG).
Đại hội Táo quân
Chương trình điểm lại các vấn đề nóng của xã hội trong năm 2013, châm biếm một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc thông qua những tình huống hài hước. Với 60 phút cùng chương trình, khán giả sẽ có những giây phút cười thoải mái cùng một cái nhìn tổng quan và suy ngẫm về thực trạng xã hội, cuộc sống qua hình ảnh của Táo Doanh nghiệp, Táo Y tế, Táo Thủy lợi, Táo Tâm linh, Táo Văn hóa và Bà mụ.
Khung cảnh thiên đình xuất hiện hoành tráng trên màn ảnh nhỏ Tết.
Đây là sản phẩm đầu tiên của VTV9 phối hợp cùng JET Studio thực hiện với sự tham gia của NSƯT Việt Anh, Anh Vũ, Trung Dân, Minh Nhí, Cát Phượng, Thanh Thủy, Quốc Thảo, Long đẹp trai, Hải Yến...
Trích đoạn Táo Tâm linh trong Đại hội Táo quân lên sóng lúc 15h45 ngày 30 Tết và 10h05 sáng mùng một trên kênh VTV9.
Theo Trí thức
NSƯT Phạm Bằng: 'Cảnh ôm ấp gái trẻ, tôi làm được' Quan điểm của NSƯT Phạm Bằng là cái đẹp cần được sử dụng đúng chỗ, nếu không sẽ rất chối. - Mùa hài Tết năm nay rộn ràng như vậy, NSƯT Phạm Bằng có nhận lời tham gia nhiều vai diễn? Tôi mới làm xong một bộ phim hài Tết của đạo diễn Phạm Đông Hồng có tên là "Chôn nhời". Còn một...