NSƯT Phạm Bằng: ‘Đẹp mà không có khả năng chẳng để làm gì’
“Tôi thấy có nhiều diễn viên trẻ cứ diễn đi diễn lại những dạng vai na ná như nhau, xem xong không nhớ gì, chả phân biệt được phim nào với phim nào”, nam nghệ sĩ chia sẻ.
Vắng bóng trên phim ảnh một thời gian dài, nhiều người tưởng, NSƯT Phạm Bằng mải mê với cái cửa hàng bán bánh trôi Tàu. Hỏi ra mới biết sức khỏe ông dạo này không tốt.
- Sức khỏe ông dạo này đã khá hơn chưa?
- Năm vừa rồi tôi phải nằm viện 4 tháng, mổ hai lần, đến giờ cũng đã ổn định nhưng đôi khi di chứng vẫn làm mình khó chịu. Thế nên tôi cũng hạn chế đi diễn.
- Đó là lý do khiến ông vắng bóng trên cả sân khấu kịch và màn ảnh?
- Cả năm qua tôi cũng chỉ cộng tác với Công ty nghe nhìn Thăng Long làm một đĩa hài với tiểu phẩm Cụ tổ hiển linh. Còn chương trình Thư giãn cuối tuần, tôi đã cộng tác cùng ê-kíp của đạo diễn, NSND Khải Hưng 7 năm, đóng cặp với “hội”Vân Dung, Quang Thắng, Quốc Khánh. Khi dừng lại chúng tôi cũng tiếc lắm, nhưng đúng là không còn vấn đề gì để khai thác nữa. Điều này không có nghĩa là chất hài trong nghệ sĩ chúng tôi đã cạn. Nếu bây giờ có những nhân vật mới, cách khai thác mới và được các đạo diễn mời, tôi vẫn tham gia.
NSƯT Phạm Bằng (giữa) cùng nghệ sĩ Kim Xuyến và Công Lý trong một tiểu phẩm hài.
- Ông thấy lớp diễn viên hài trẻ hiện nay ra sao?
- Tôi thấy có nhiều diễn viên trẻ cứ diễn đi diễn lại những dạng vai na ná như nhau, xem xong không nhớ gì, chả phân biệt được phim nào với phim nào. Tôi cho đó là đi vào đường mòn, như vậy anh cũng không thể sáng tạo làm mới được bản thân. Một bộ phận diễn viên trẻ hiện nay rất thiếu sự sáng tạo và cả độ nhẫn nại để nghĩ. Bây giờ các đạo diễn thường làm phim dài tập, 30-40 thậm chí lên tới 70 tập nhưng diễn viên mải chạy show, có khi kịch bản còn chả đọc hết thì làm sao diễn nổi.
Video đang HOT
Tôi nghĩ không phải tất cả diễn viên trẻ đều vậy, vẫn có những người chịu học, chịu khó nghiên cứu. Tôi cho đó là điều nên hướng tới. Một khi anh đã có năng lực, khi anh thể hiện ra với công chúng bằng tâm huyết nghề nghiệp, nó sẽ trở thành những giá trị được mọi người ghi nhận.
- Nếu ông không chia sẻ, có lẽ cũng không nhiều người biết ông từng diễn chính kịch, bởi hầu như không bao giờ thấy ông xuất hiện ở “mảng” này!
- Thực ra quan niệm của những người làm chính kịch thường ngại khi mời anh em hài vào đóng lẫn vì sợ gây cười. Giả dụ thế này, bây giờ tôi bước ra sân khấu, nhưng chỉ nhìn thấy họ đã cười, chưa biết nếp tẻ thế nào. Khi ấy tôi lại đóng một vai bi kịch, như thế đạo diễn ngại là phải, họ ngại sự phá cách ngược kiểu ấy. Vì thế bao năm nay, tôi làm hài là chủ yếu. Các đạo diễn cũng chẳng mời tôi đóng chính kịch. Dù tôi có nói là tôi đủ khả năng để khống chế vai diễn thì họ vẫn cứ ngại.
- Nhiều nghệ sĩ, chất hài hiện cả ở ngoài đời, nhưng để ý thấy ông không vậy?
- Tôi quan niệm, vai diễn là cuộc sống của nhân vật trên sân khấu còn ngoài đời, người nghệ sĩ phải sống thật với đời thực. Chính vợ tôi là người đã khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều để rút ra điều này. Tôi nhớ có lần về nhà, tôi cũng đem cái hài để trêu vợ nhưng bà ấy nghiêm mặt bảo: “Ông diễn ở đâu thì diễn, về nhà thì đừng diễn”. Lúc ấy tôi hiểu, không thể đánh đồng hai cuộc sống. Càng sau này ngẫm ra tôi càng thấy đúng. Nếu anh không rạch ròi giữa sân khấu và đời sống, chắc chắn, cuộc sống với anh không thể vui vẻ được.
- Hiện nay đang có một xu hướng các đạo diễn thường mời ca sĩ, người mẫu tham gia các tiểu phẩm hài để thêm gia vị mới. Ông nghĩ thế nào về điều này?
- Theo tôi đó cũng là điều nên làm nhưng cần chọn lọc, thử thách. Không thể vì cô ca sĩ kia hát hay quá, nhiều người hâm mộ mời đóng. Hay cô người mẫu ấy đẹp quá mà chọn tham gia. Cần thử vai. Dù gì đi chăng nữa, diễn xuất vẫn phải là trung tâm. Tất nhiên đẹp là quý nhưng phải song song với khả năng diễn xuất. Khi hai yếu tố ấy quyện vào nhau sẽ như diều gặp gió. Đẹp không có khả năng diễn xuất cũng chẳng để làm gì.
Theo ANTĐ
Vai diễn cuối cùng của cố nghệ sỹ Văn Hiệp
"Cụ tổ hiển linh" và "Tết Văn Lang cả làng nói phét" là 2 tác phẩm cuối đời của cố nghệ sĩ Văn Hiệp. Phim được công chiếu vào dịp Tết 2013 vừa qua.
Nghệ sỹ Văn Hiệp trong bộ phim "Cụ tổ hiển linh" được phát hành vào dịp Tết 2013.
Đây là phim do đạo diễn Phạm Đông Hồng dàn dựng, lấy bối cảnh những ngày giáp Tết với câu chuyện dở khóc dở cười xoay quanh một pho tượng bằng đồng
Đây là vai diễn cuối cùng của cố nghệ sĩ Văn Hiệp
Nghệ sỹ Văn Hiệp diễn cùng nghệ sỹ Kim Xuyến. Bà chia sẻ: " Khi diễn xuất, nghệ sĩ Văn Hiệp cùng mọi người trong ê kíp còn cười nói vui vẻ mà giờ đã..."
Nghệ sỹ Văn Hiệp và nghệ sỹ Phạm Bằng
"Tết Văn Lang cả làng nói phét" là một bộ phim hài do chính nghệ sỹ Văn Hiệp viết kịch bản
Đạo diễn Phạm Đông Hồng, nghệ sỹ Quốc Anh và nghệ sỹ Văn Hiệp
Đạo diễn Phạm Đông Hồng chia sẻ, nghệ sỹ Văn Hiệp là diễn viên gạo cội, là tấm gương sáng đáng để các diễn viên thế hệ sau học tập. Sự ra đi của ông là nỗi mất mát lớn trong lòng khán giả và đồng nghiệp
Diễn viên Bình Trọng và nghệ sĩ Văn Hiệp trong một tiểu phẩm
Khán giả sẽ luôn nhớ tới nghệ sỹ Văn Hiệp với những vai diễn đem lại nhiều tiếng cười, niềm vui trong cuộc sống
Theo TTVN
Tết này cười gì với Xuân Bắc - Tự Long? Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy cứ Tết đến những "mâm cỗ" hài lại được bày ra để công chúng lựa chọn thưởng thức. Một trong những tác phẩm dân gian trong dịp Tết này là Không hề biết giận. Chuyện phim được phóng tác từ câu chuyện hài đặc sắc trong kho tàng chuyện cười dân gian Việt Nam. Một...