NSƯT Mai Nguyên, người chuyên vai chủ tịch mong hóa thân thành tội phạm
NSƯT Trịnh Mai Nguyên nói nhận xét ngoại hình của anh chỉ hợp vai chủ tịch là phiến diện. Bởi anh thích vào những dạng vai như cướp, tội phạm.
Phân cảnh xúc động của chủ tịch Khang – Trịnh Mai Nguyên và mẹ trong ‘ Hương vị tình thân’.
- Từng được yêu mến với vai Chủ tịch Khang trong ‘Hương vị tình thân’, lần này anh trở lại với vai chủ tịch tỉnh trong ‘Đấu trí’, sẽ là một nhân vật khác xa vai diễn trước?
Vai Chủ tịch tỉnh Đoàn Phát ngược lại với ông Khang. Nhân vật chủ tịch Khang được khai thác ở góc độ nội tâm, tình cảm trong gia đình, phần lớn ở trong nhà chứ không tập trung vào vai trò chủ tịch tập đoàn ở bên ngoài. Còn trong Đấu trí, nhân vật của tôi là chủ tịch tỉnh và được khai thác ở vai trò người đứng đầu một tỉnh với những cuộc họp, các quyết định, cả chuyện can thiệp…. Đó là hai điểm ngược chiều nhau của hai nhân vật này của tôi, một là chủ tịch ở trong nhà và một là chủ tịch ở ngoài xã hội. Điểm khác nữa, ông Khang phần lớn khai thác nội tâm, trong gia đình còn ông Đoàn Phát là những hoạt động, quyết sách trong xã hội.
- Nhân vật mới của anh là một người quyền lực và sẽ thuộc tuyến phản diện hay chính diện?
Đây chính xác là nhân vật quyền lực vì ông Đoàn Phát đứng đầu 1 tỉnh. Trong kịch bản của 25 tập đầu tôi nhận được chưa quy định nhân vật của tôi trong Đấu trí là phản diện hay chính diện, các tập sau vẫn đang viết tiếp và chỉnh sửa nên bản thân diễn viên chưa nắm được. Nhưng tôi có thể hình dung và đoán ra nếu thuộc tuýp nhân vật ông Khang thì Chủ tịch Đoàn Phát trong Đấu trí sẽ không có gì để khai thác, khán giả không có gì để xem. Bởi với vị trí và ảnh hưởng như thế rất có thể ông ấy sẽ mắc sai lầm.
NSƯT Trịnh Mai Nguyên – vai chủ tịch tỉnh Đoàn Phát trong ‘Đấu trí’.
- Nhưng xem ra nếu Chủ tịch Khang được yêu mến bao nhiêu thì Chủ tịch tỉnh Đoàn Phát sẽ gây sóng gió bấy nhiêu?
Tôi nghĩ điều này còn phải chờ phim và nhân vật lên sóng và dành cho khán giả nhận xét. Rất có thể ông Đoàn Phát sẽ không được yêu mến như chủ tịch Khang trước đây nữa.
- Những nhân vật quyền lực xuất hiện trong phim luôn được khán giả chú ý, hay nói cách khác là sẽ bị khán giả soi nhiều hơn. Khi vào vai chủ tịch một tỉnh quyền lực như vậy anh có phải tham khảo một hình mẫu chủ tịch nào đó ngoài đời? NSƯT Trịnh Mai Nguyên đã chuẩn bị cho vai diễn này như thế nào?
Chắc chắc là tôi phải đọc và tìm hiểu từ nhiều mẫu người chứ không riêng một nhân vật nào đó cụ thể. Với nhân vật ông chủ tịch này, tôi nhặt những tính cách điển hình trong cuộc sống để nhân vật sống động hơn.
Trịnh Mai Nguyên cùng các diễn viên Trung Anh, Phạm Anh Tuấn hậu trường một cảnh phim ‘Đấu trí’.
- ‘Hương vị tình thân’ đánh dấu sự trở lại của NSƯT Trịnh Mai Nguyên sau thời gian dài vì anh chủ yếu tập trung ở mảng kịch. Tuy nhiên bộ phim kết thúc không lâu thì anh quay lại với ‘Đấu trí’. Ngoài việc đạo diễn của hai phim cùng là NSƯT Nguyễn Danh Dũng còn lý do nào khác để thôi thúc anh tiếp tục đóng một bộ phim chính luận dài hơi?
Sau Hương vị tình thân cũng có một vài lời mời nhưng tôi không tham gia vì không thích hợp. Thêm nữa nếu làm phim liên tục tôi sẽ không có thời gian cho các công việc ở Nhà hát Kịch Việt Nam. Đến giai đoạn này tôi mới nhận lời bởi ít nhất tôi nghĩ chủ tịch Đoàn Phát khác với nhân vật gần nhất của tôi là ông Khang. Màu sắc nhân vật cũng đa dạng hơn và hình ảnh của tôi không bị trùng nhau. Thêm nữa đạo diễn Nguyễn Danh Dũng cũng là một thương hiệu để các nghệ sĩ làm phim tin tưởng nên khi nhận được điện thoại của anh thì tôi đã vui vẻ nhận lời.
- Đến thời điểm này có điểm gì ở nhân vật chủ tịch Đoàn Phát trong ‘Đấu trí’ làm khó anh, nhất là khi hầu hết các bối cảnh là trong phòng làm việc?
Thú vị thì chưa thấy mà tôi chỉ thấy cái khó khăn khi đóng nhân vật này. Thứ nhất là lời thoại nhiều vì nó là những cuộc họp, cuộc gặp gỡ, mọi điểm thú vị đều diễn ra trong những cảnh đấu trí giữa các nhân vật. Thêm nữa cái khó của nhân vật này là lời thoại không phải lời trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày mà liên quan đến những từ chuyên môn và lĩnh vực quản lý nhà nước nhiều nên khá khó nhằn.
Các diễn viên ‘Đấu trí’ đều khổ sở vì lời thoại khó.
- Có lần nào thoại khó mà anh phải đầu hàng chưa? NSND Trung Anh cũng từng phải kêu lên rằng đóng phim này thoại khó quá, nhiều khi phát hoảng…
Cũng không đến nỗi đầu hàng nhưng thoại cũng vất vả và mệt hơn là những cảnh quay sinh hoạt trong đời sống. Những vai như thế thoại dễ nhớ và gần với mình còn ở vai chủ tịch này có quá nhiều lời thoại mang tính chuyên môn đòi hỏi mình buộc phải nói đúng. Nhiều cụm từ dài và khó không thể nói sai được mà tần suất của nó lại xuất hiện nhiều nên làm diễn viên rất mệt.
- Anh và các diễn viên khác có phải nhờ đến đội nhắc thoại hỗ trợ?
Không ai nhắc được bởi phim hiện giờ ghi hình và thu tiếng trực tiếp nên bắt buộc diễn viên chúng tôi phải học thuộc và nói chuẩn xác.
NSƯT Trịnh Mai Nguyên không muốn đóng khung mình ở những vai chủ tịch quyền lực.
- Cũng là vào vai chủ tịch, không biết có nhiều khác biệt giữa Chủ tịch Khang và Chủ tịch Đoàn Phát? Anh có phải đầu tư nhiều cho vai diễn quyền lực này?
Tôi cũng phải đầu tư nhiều để thay đổi diện mạo. Ông Khang mặc giản dị và gần gũi hơn, hiếm khi dùng đồ hiệu nhưng ông Đoàn Phát thì khác nên tôi cho dùng đồ hiệu bởi nhân vật này có mối quan hệ với các doanh nghiệp và được họ tặng. Tôi muốn xây dựng tạo hình nhân vật từ những chi tiết nhỏ để trở nên sống động và có màu sắc khác với nhân vật trước của mình.
- Nhiều khán giả nhận xét anh có ngoại hình hợp với c ác nhân vật quyền lực, ngoài đóng vai chủ tịch thì khó hợp các dạng nhân vật khác, anh nói sao?
Tôi cho đó là góc nhìn không tích cực. Cá nhân tôi đã từng đóng nhiều vai, kể cả lãnh tụ, tội phạm. Nói chung tôi luôn mong muốn thể hiện và thử ở tất cả các dạng vai. Phim sau nếu có vai nào đó dạng ngược lại hoàn toàn, ví dụ như cướp, tội phạm chẳng hạn tôi rất thích. Tôi không thích mình bị ấn định vào 1 dạng vai nhất định.
Bị lừa mất tiền tỷ sau khi tìm việc làm trên mạng
Theo Công an tỉnh Đồng Tháp, tội phạm lừa đảo qua mạng tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi.
Các đối tượng lợi dụng nhu cầu mua sắm và tìm việc làm trên mạng của nhiều phụ nữ để giăng bẫy, sau đó chiếm đoạt tài sản.
Do có nhu cầu mua sắm nên chị Thái Thị Thắm (ngụ TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đặt mua 2 đơn hàng thông qua Facebook của chủ tài khoản có tên "Si tuyển Vân Anh" và để lại số điện thoại để chủ shop liên hệ.
Một nạn nhân đến trình báo bị lừa đảo qua mạng.
Sau đó, có đối tượng vào kết bạn Zalo, Facebook trao đổi với chị để chốt đơn hàng và yêu cầu chuyển khoản. Vì đã mua hàng nhiều lần của shop, chị Thắm hoàn toàn tin tưởng nên hai lần chuyển khoản với số tiền 600.000 đồng.
Sau khi phát hiện tài khoản Zalo, tên người nhận tiền không giống như những lần trước, chị Thắm mới phát hiện bị lừa đảo. "Kẻ lừa đảo để tên, hình nền của Zalo giống của shop thiệt làm mình nhầm", chị Thắm nói.
Một câu chuyện khó tin nhưng đã xảy ra đối với một phụ nữ ở huyện Lấp Vò, trình báo bị lừa đảo chiếm đoạt 8,4 tỷ đồng. Theo lời nạn nhân, hồi tháng 2/2022, do có nhu cầu tìm việc làm đã tìm kiếm trên mạng xã hội Facebook và gặp tài khoản có tên "Việc làm tết 1", đưa ra mức hoa hồng hấp dẫn nếu làm nhiệm vụ mua hàng thành công.
Sau thời gian trao đổi, đối tượng hướng dẫn nạn nhân cài đặt app có tên CTGroup trên điện thoại để nạp và rút tiền trực tuyến khi làm nhiệm vụ mua đơn hàng trên trang thương mại điện tử Omazon. Lúc đầu chị tham gia đặt cọc để hoàn thành nhiệm vụ thì sau đó rút được cả vốn lẫn lãi. Khi cá đã cắn câu, đối tượng yêu cầu chị đặt cọc với số tiền lớn hơn là 5 triệu đồng.
Sau nhiều lần chuyển tiền cho nhiều tài khoản ngân hàng, nạn nhân đã chuyển tổng số tiền trên 8,4 tỷ đồng. Đến khi nạn nhân không còn khả năng nạp tiền để làm nhiệm vụ, đối tượng cũng lặn mất tăm và không còn liên lạc.
Theo lời nạn nhân sở dĩ bị cuốn vào vòng xoáy là do sợ mất số tiền đã nạp trước đó, thứ hai bị tác động bởi nhóm người chung nhóm.
Từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Đồng Tháp đã tiếp nhận 47 vụ, đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng số tiền thiệt hại trên 23 tỷ đồng. Theo cơ quan Công an, tội phạm lừa đảo qua mạng tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Các đối tượng lợi dụng nhu cầu mua sắm và tìm việc làm trên mạng của nhiều phụ nữ để giăng bẫy, sau đó chiếm đoạt tài sản.
Thiếu tá Lê Văn Điền, Đội trưởng Đội Phòng, chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm TTATXH, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân tuyệt đối không nghe theo lời mời quảng cáo tham gia làm nhiệm vụ trên các app không rõ nguồn gốc, các ứng dụng di động... với lãi suất cao, hấp dẫn.
"Đó là những chiêu trò, thủ đoạn của các đối tượng dựng lên để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người dân tuyệt đối không được vay tiền qua các ứng dụng online trên mạng và cảnh giác với các số điện thoại lạ, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, không chuyển tiền cho bất cứ người nào khi chúng ta không biết họ là ai", Thiếu tá Lê Văn Điền nói
Trên đường đi ship 12.000 viên ma túy thì bị tóm Ngày 22/7, Lực lượng chức năng phòng chống tội phạm ma túy của tỉnh Sơn La cho biết đã bắt giữ đối tượng vận chuyển 12.000 viên MTTH. Đối tượng Mùa A Sáy Tang cùng tang vật 12.000 viên ma túy tổng hợp. Theo đó vào hồi 12h ngày 21/7, tại khu vực Tiểu khu 13, trị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu...