NSƯT Hồng Vân: “Không có thời gian để giảm cân”
NSƯT Hồng Vân chia sẻ chuyện nghề, chuyện nhà sau chuyến đưa quân lưu diễn phía Bắc (Phú Thọ, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh).
Vì sao mãi đến năm nay chị mới đem đoàn ra Bắc diễn?
Có dịp gì đó thì chúng tôi mới đi. Lần này có một đơn vị tài trợ, mời chúng tôi diễn nhân giỗ Tổ Vua Hùng. Chứ kinh phí cho bốn mấy con người ra Bắc, đơn vị xã hội hóa nào đi được.
Thường thì sân khấu phía Nam không xác định Bắc tiến để doanh thu. Vì hoạt động sân khấu trong này không có thời gian trống. Bọn tôi đỏ đèn từ thứ Hai đến Chủ nhật.
Nghệ sĩ Hồng Vân
Phát âm tiếng Bắc của một số diễn viên vở “ Mẹ và người tình” dường như chưa được nuột lắm. Có nhất thiết diễn viên miền Nam phải nói giọng Bắc?
Vợ chồng ông Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội- PV) đi xem Nỏ thần về, 12 giờ đêm còn gọi điện chúc mừng tác giả Lê Duy Hạnh. Ông nói một đơn vị sân khấu xã hội hóa mà có thể làm được như thế.
Nghĩa là vở mang tính lịch sử, mà khán giả không chán, lại còn khóc cười với diễn viên. Vở đó lại nói bằng tiếng Nam, được như thế bọn tôi mừng quá. Chắc ngôn ngữ lịch sử đồng nhất nên khán giả hiểu hết.
Hình như diễn viên Bắc vào Nam phát huy nghề nghiệp tốt hơn, chị là ví dụ?
Không phải. Người Nam nhu cầu giải trí nhiều, tính cách hướng ngoại. Còn người Bắc hướng nội. Nên ngày lễ Tết nếu người Bắc đầm ấm trong gia đình thì người Nam ra ngoài, không chơi xa thì chơi gần.
Nhu cầu giải trí trong Nam lớn, nghệ sĩ có nhiều đất để phát huy, chứ không phải người Bắc vào Nam mà thành đạt.
Chị có lúc nào thấy tiếc cho sự nghiệp của ông xã bị hy sinh?
Tôi tiếc đấy, nhưng anh ấy đã làm đúng điều anh ấy muốn. Bọn tôi chỉ biết tôn trọng nhau về mọi phương diện. Anh Tuấn (Hồng Vân gọi Lê Tuấn Anh là “anh Tuấn”) dừng lại ở thời điểm điện ảnh Việt Nam gần như chững lại, sân khấu thì vẫn phát triển.
Video đang HOT
Để vợ theo đuổi ước mơ, anh ấy chuyển sang làm kinh tế. Sân khấu của tôi mở ra cùng lúc với nhà hàng của anh. Mấy năm đầu, sân khấu Phú Nhuận phải gồng. Đến năm thứ tư mới bắt đầu có đồng vào đồng ra.
Năm 2005, tụi tôi mở công ty, bài bản hơn. Bắt đầu tôi mở chuỗi sân khấu. Tụi tôi vừa quyết định bỏ một sân khấu, gom lại, để tập trung đầu tư cho sản xuất phim, kịch sitcom. Nay Anh Tuấn cũng mở chuỗi nhà hàng.
Hồng Vân và con gái
Có bao giờ chị suy nghĩ về… cân nặng của mình?
Tôi lớn tuổi rồi, lại không có thời gian cho riêng mình. Nếu có thời gian tôi đã tập thể dục hoặc giảm cân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu ăn kiêng tôi sẽ bị tụt huyết áp, không đủ sức làm việc.
Mẹ và hai con gái diễn rất ngọt trong “Mẹ và người tình”. Chị có dạy con gái lớn Hoàng Châu về kỹ năng diễn xuất?
Tôi chưa dạy cháu miếng nào. Bao nhiêu phim mời cháu, toàn vai chính, không cần thử vai, mà tôi không dám cho cháu đi làm. Thứ nhất vì cháu còn phải đi học, thứ hai cháu không khỏe như tôi, thứ ba học hành diễn xuất chuyên nghiệp chưa có.
Tôi không muốn cháu ra nghề sớm quá. Mãi năm nay cháu mới được mẹ giao vai dài hơi đấy chứ. Tháng 6 này cháu du học rồi, có thể sẽ theo ngành quản lý sân khấu.
Nghe nói cô út 3 tuổi rưỡi của anh chị đã bộc lộ thiên hướng sân khấu?
Cháu này có khi cấm mà nó vẫn cứ theo nghề đấy! Mấy vở mẹ diễn, thuộc hết. Cô chú nào diễn kiểu gì đều nhận xét. Niềm vui của cả đoàn đấy.
Theo 2Sao
Thành Lộc: 'Tôi là cái gai trong mắt nhiều người'
Mặc dù chưa bao giờ nói dối khán giả bất cứ điều gì nhưng NSƯT Thành Lộc đã từng phải nói dối gia đình mình để họ tin rằng, con đường mà anh chọn là một con đường trơn tru, trải đầy những hoa hồng.
- Người nghệ sĩ nói chung và anh nói riêng rất tài giỏi khi kiểm soát cảm xúc để hoàn thành vai diễn. Thế nhưng trong cuộc sống có khi nào sự tài hoa đó làm cho anh mất đi những cảm xúc như một người bình thường không? Bởi vì khi vui sướng hay đau khổ tột cùng họ vẫn có thể kiểm soát được chúng?
- Nghệ thuật nói cho cùng cũng như các bộ môn khoa học khác. Chính vì vậy không thể loại bỏ yếu tố kỹ thuật. Cảm xúc mang yếu tố cá biệt sẽ quyết định sự thành công hay đẳng cấp của người nghệ sĩ đó. Đó là lý do tại sao cũng là một ca sĩ, kỹ thuật hát ai cũng như ai nhưng có người hát khiến người ta phải rơi nước mắt, nhưng cũng có người hát khán giả vẫn trơ ra...
Biết kiểm soát cảm xúc của mình mới gọi là chuyên nghiệp. Và biết điều tiết cảm xúc của mình để kích thích cảm xúc người xem mới là một nghệ sĩ tài hoa. Tôi có thể kiểm soát được cảm xúc của mình ngay cả trong đời thường nếu như tôi không muốn cho người đối diện biết tôi đang vui sướng hay đau buồn. Nhưng đến lúc tôi đối diện với chính tôi trong căn phòng riêng thì tôi mới là chính tôi.
- Vậy cảm xúc giả - thật của một người nghệ sĩ là rất khó phân biệt, thưa anh?
- Nghệ sĩ vốn đã không phải là... "người thường", chính vì khác thường một chút mới là... nghệ sĩ. Thật ra từ nghệ sĩ bao hàm tất cả những điều mà anh đang thắc mắc đấy. Để thăng hoa trong nghệ thuật người nghệ sĩ ngoài tài năng họ phải biết hy sinh cái tôi của riêng mình. Như câu chuyện của Kép Tư Bền, trong tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan, mà ai cũng biết. Khi cha của anh chàng kép hát này chết, anh vẫn tươi cười và làm trò hề trên sân khấu, rồi khi cánh màn nhung khép lại chàng kép này mới dám khóc cho mình.
Tôi có biết một trường hợp tương tự như thế. Đó là nghệ sĩ Minh Nhí, khi đang diễn trên sân khấu thì anh nhận được tin cha mình qua đời và anh vẫn phải hoàn thành vai diễn của mình trong một vở hài kịch.
Trên đường từ Sài Gòn trở về Sa Đéc trong đêm khuya anh đã nức nở khóc một mình trong xe. Anh thấy cảm xúc giả - thật của một người nghệ sĩ trên sân khấu và trên đường về thọ tang cha đều là đáng trân trọng phải không? Cũng rất khó để nói về sự thật - giả trong những hoàn cảnh như vậy. Bởi hầu hết những nghệ sĩ như chúng tôi đều sống rất nội tâm.
- Vậy mà nhiều ý kiến đánh đồng là nghệ sĩ thường "sống giả". Nếu nói về quan điểm sống về thật - giả, cá nhân anh quan niệm nó như thế nào?
- Không phải sống giả mà có thể hiểu đó là sự hy sinh. Như thế này, trong triết học phương Đông người ta cho rằng nói dối là xấu xa nhưng triết học phương Tây thì thoáng hơn. Họ cho rằng đôi khi nói dối làm vui lòng người đối diện và đem đến lợi ích cho nhiều người thì nó lại mang giá trị đạo đức.
Sống giả để lợi dụng, mưu cầu lợi ích cá nhân hay nói dối mà mang đến niềm vui cho nhân loại thì nó chỉ mang tính chất "hóa thân" mà thôi. Lúc đó "thật - giả" không nằm trong phạm trù đạo lý thông thường nữa rồi. Nhưng cần phải hiểu rằng, cảm xúc trong nghệ thuật trình diễn (dù có là một câu chuyện giả định) thì vẫn là cảm xúc thật.
- Như vậy thì "sự giả dối ngọt ngào" rất cần thiết trong cuộc sống này phải không anh?
- Không hẳn thế, tùy hoàn cảnh sống thôi. Vào những năm thập niên 70-80 kinh tế Việt Nam hết sức khó khăn và dĩ nhiên trong thời điểm này đã có sự "dối trá". Tôi còn nhớ nhiều nhân vật nổi tiếng lúc bấy giờ trên các phương tiện truyền thông họ luôn cho rằng giá trị dinh dưỡng của bo bo ngang bằng với thịt bò, giá trị dinh dưỡng của đậu bắp ngang bằng với sữa bò. Đó là "dối trá" đấy.
Nhưng hoàn cảnh lúc bấy giờ người ta không ăn gì khác ngoài bo bo thì sự nói dối đó giúp cho người dân lòng tin "ăn đi để mà sống". Vậy thì sự nói dối lúc này là cần thiết. Bây giờ mỗi khi nhắc lại tôi cảm thấy mình xúc động nhiều hơn là căm giận. Bởi nếu không nói thế họ sẽ không ăn, không ăn thì đói...
- Còn anh, anh đã từng trải qua "sự dối trá ngọt ngào" nào anh không thể quên và ngược lại anh đã từng tặng người khác một "sự thật đắng cay" nào mà muốn rút lại?
- Tôi có thói quen không bao giờ tâm sự chuyện khó khăn, phiền muộn từ công việc hay bên ngoài về nhà. Cha mẹ anh chị em tôi luôn nghĩ tôi là một người gặt hái được nhiều thành công ngoài xã hội cũng như sự thăng hoa trong nghệ thuật. Và tôi đã từng nói dối để họ tin rằng, con đường tôi đi là một con đường trơn tru, trải đầy những hoa hồng. Vì cha mẹ anh chị em tôi đã quá cực khổ vì tôi. Tất cả những hy sinh của họ chỉ muốn nhìn thấy tôi thành tài và tôi không thể để họ nhìn thấy mình khó khăn, thậm chí thất bại. Tôi sẽ giữ sự thất bại, buồn phiền đó cho riêng mình.
Trong cuộc sống có lúc mình hữu ý làm người khác buồn lòng khiến mình ray rứt chứ. Tôi là người rất cứng đầu, nên thường là cái gai trong mắt nhiều người. Tôi là người không thích sống thỏa hiệp. Chính vì vậy con đường quan lộc của tôi rất trắc trở. Vì tính khí đó mà vô tình tôi đã làm tổn thương nhiều người. Sự chân thật đôi khi phải trả cái giá không rẻ.
Tôi cũng đã thử tặng những "món quà" đó cho người khác nhưng sao vất vả quá. Khổ nỗi mỗi lần muốn nói dối là vô cùng ngượng miệng. Tuy nhiên trong cuộc sống quá nhiều phức tạp này, mình cũng cần phải nói dối trong phạm vi lương tâm cho phép để bản thân mình được an toàn, và người khác cũng an toàn. Nhiều người ta không kính, ta vẫn phải "dạ, thưa" đấy thôi!
- Đối với anh dường như đường quyền lực, chức tước cao không phải là mục tiêu lớn để anh phải đạt tới?
- Chính xác là như thế. Nó không quan trọng nhưng lại là nguồn hỗ trợ lòng tin cho mình trên con đường sự nghiệp mình đi. Nó như một bước ngoặt để đánh giá lại mình. Mình luôn gặp cản trở trên con đường đấy nhưng chưa bao giờ xem nó là chuyện lớn. Tôi hãnh diện với bản ngã của mình. Mình sống được trên đôi chân và tạo dựng được sự nghiệp như bây giờ là nhờ vào công chúng chứ không phải là chức vụ hay quyền hành. Tôi biết mình có "quyền lực", nhưng tôi chưa bao giờ dùng cái quyền lực đó để làm tổn thương hay cản trở bước tiến của người khác.
- Anh đã không còn "hát vì trẻ em kém may mắn" nữa. Những điều thần tiên của ngày xưa anh đã không làm lại nữa? Anh quên các em nhỏ này rồi sao?
- Tôi thích làm từ thiện âm thầm với những người... không nổi tiếng. Tôi không làm từ thiện cho một đối tượng nào riêng biệt. Những ai thật sự cần giúp đỡ thì tôi tìm đến họ. Mỗi một thời điểm tôi có những việc làm với những chuyến đi từ thiện khác nhau.
- Anh vẫn đang làm từ thiện miệt mài, nếu nói anh làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi là hoàn toàn sai vì tên tuổi của anh đã quá "lung linh". Sau mỗi chuyến từ thiện trở về anh thường nghĩ gì về mình và về người?
- Thấy lòng nhẹ nhõm thì suy nghĩ gì nữa? Đạo lý ở đời cho ta thấy "cho người này sẽ nhận được ở người khác thôi". Thật ra, tôi rất sợ gặp trực tiếp những mảnh đời bất hạnh, đau lòng lắm. Nó chỉ làm mình buồn hơn thôi. Tôi có nhiều người bạn tốt thường thay tôi đến những nơi đó. Nơi nào có máy chụp hình hay quay phim là tôi "né".- Xin cảm ơn anh rất nhiều về những chia sẻ ngày hôm nay.
Theo Bưu Điện Việt Nam
NSƯT Minh Châu: "Cảm giác cô đơn, trống vắng thường ít xuất hiện trong suy nghĩ của tôi" Trở về từ Lễ Trao Giải Cánh Diều Vàng năm 2010 với giải thưởng Nữ Diễn Viên Chính xuất sắc nhất trong vai diễn Bà Thường, NSUT Minh Châu đã không nén được sự xúc động của trái tim mình cùng niềm hạnh phúc khó gọi được thành lời. Bởi tất cả những gì chị cống hiến cho nghệ thuật thứ bảy trong...