NSƯT Diệu Hiền: Phải nhặt chuối ngoài chợ ăn, uống nước vòi công cộng
“Nhà chủ không chịu được liền đuổi mẹ con tôi đi” – NSƯT Diệu Hiền nói.
Mới đây, tại chương trình Chuyến xe ký ức, NSƯT Diệu Hiền đã tâm sự về tuổi thơ của bà.
Nhà chủ không chịu được, đuổi mẹ con tôi đi
Tôi muốn kể câu chuyện đời mình để các em trẻ bây giờ được cha mẹ cho đi học hành thì ráng mà học, đừng bỏ cuộc. Hồi đó, tôi kiếm một cái chữ rất khó.
NSƯT Diệu Hiền
Gia đình tôi nghèo lắm, ở tận dưới Bạc Liêu. Tôi sinh đúng năm 1945, sau đó ba tôi mất, mình mẹ nuôi 8 anh chị em tôi. Tôi là con thứ 5 nhưng theo mẹ dữ lắm, theo không rời.
Hai bên nội ngoại nhà tôi rất giàu. Bà nội tôi là người Ấn, ông nội tôi người Hoa, ông bà ngoại cũng là người Hoa.
Nhưng ba tôi vừa mất đi thì hai bên nội ngoại đều chối bỏ mẹ tôi, không tha thiết gì nữa. Mẹ tôi ở nhà chồng là làm cơ cực lắm, như người ở không công.
Bạn mẹ tôi thấy thế mới xúi: “Mày ở đây làm gì cho cực, đi xứ khác làm ăn còn sướng hơn, có đồng ra đồng vào”.
Mẹ tôi nghe lời bạn và bỏ đi nhưng chỉ dắt theo mình tôi vì tôi mới 4 tuổi, lại khóc nhiều.
Rời khỏi nhà chồng, mẹ tôi đi ở đợ cho người ta nhưng được vài bữa thì bị đuổi vì tôi có tật khóc đêm, cứ 3 giờ khuya là khóc, khóc tới sáng, có dỗ hay đánh tôi cũng không nín, cứ nhắm mắt là kêu: “Trả trái đào cho tao”. Nhà chủ không chịu được mới đuổi mẹ con tôi đi.
Mẹ con tôi vẫn bị đuổi
Mẹ tôi lại phải ra đường, cứ thấy nhà ai có việc thì xin vào làm. Người ta thấy mẹ tôi dắt đứa con nhỏ đi theo nên cũng thương, cho vào làm. Nhưng tôi vẫn cứ khóc lúc nửa đêm nên nhà chủ lại đuổi.
Mẹ tôi lại phải dắt tôi đi, cứ đi mãi rồi tới gần Sài Gòn. Gần tối, mẹ tôi dẫn tôi xuống dưới gầm cầu ngủ. Nhưng mẹ con tôi vẫn bị đuổi, phải chạy đi lúc nửa đêm.
Tới sáng, mẹ tôi dắt tôi tới cầu Ông Lãnh để nhặt mấy trái chuối người ta bỏ đi để ăn, ăn xong rồi ra vòi nước công cộng uống.
Bây giờ mà ăn như thế kiểu gì cũng đau bụng nhưng không hiểu sao hồi đó tôi không làm sao hết. Với lại, nếu không ăn cũng chẳng có gì để ăn, cơm không có.
Video đang HOT
Một người bạn của mẹ tôi thấy cảnh đó, không đành lòng, mới dắt mẹ tôi lên bến Bạch Đằng, xin xuống các ghe tàu chở tôm khô, đậu xanh từ Bạc Liêu, Cần Thơ lên để nấu cơm cho người ta.
Mẹ tôi làm dâu người Ấn, quen nấu theo kiểu của họ là không ăn dầu mỡ nên khi nấu trên tàu cũng không bỏ dầu mỡ vào, người ta ăn không được. May sao người ta bỏ qua, cho ở nhờ một thời gian.
Một năm sau, có một ông thợ máy bỏ vợ thương mẹ tôi nên hỏi cưới. Ban đầu mẹ tôi không chịu nhưng mọi người xung quanh khuyên nên chấp nhận để tôi đỡ khổ. Thế rồi mẹ tôi đồng ý cưới ông ấy làm chồng hai và tôi có cha dượng.
NSƯT Diệu Hiền: "Tôi yêu NSND Bạch Tuyết"
"Sở dĩ Bạch Tuyết nhõng nhẽo, mít ướt như ngày nay có thể là do tôi nuông chiều. Ngày ấy, hai đứa thân nhau như hình với bóng", NSƯT Diệu Hiền kể về tình cảm với NSND Bạch Tuyết.
NSƯT Diệu Hiền là "đệ nhất đào võ" rất mạnh mẽ, còn NSND Bạch Tuyết được xem là "đệ nhất đào mùi" của sân khấu cải lương Việt Nam. Hai người từng là đôi bạn thân như hình với bóng vào độ tuổi 17 trăng tròn.
Bước vào tuổi trưởng thành, dù tách ra đi hai hướng khác nhau nhưng cả hai người đều là ngôi sao lớn của nghệ thuật cải lương. Thế nhưng, ở tuổi về già, trong khi NSND Bạch Tuyết có cuộc sống viên mãn và đủ đầy thì NSƯT Diệu Hiền phải sống nương nhờ ở viện dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM.
Trong những ngày đầu năm mới này, chúng tôi đã có buổi trò chuyện thân mật với NSƯT Diệu Hiền. Dẫu tuổi cao, sức yếu, sống xa con cháu nhưng tinh thần bà vẫn tinh tường và nhìn cuộc sống bằng nhãn quan tích cực của một người ngộ đạo.
Hình ảnh mới nhất của nghệ sĩ ưu tú Diệu Hiền.
"Tôi xách cây rượt đánh Vũ Linh"
Nhà nước đang tiến hành xét duyệt NSND và NSƯT. Nhiều nghệ sĩ lão thành phía Nam được xét đặc cách, nhưng bà không có trong danh sách. Cảm giác bà thế nào?
Từ rất lâu rồi tôi không còn bận tâm đến hào quang danh vọng. Vì từ khi tôi được học Phật pháp, tôi hiểu rằng cuộc đời này chỉ là ảo ảnh và phù du. Với tôi mỗi buổi sáng thức dậy thấy mình còn thở là đã hạnh phúc lắm rồi. Tôi không mong cầu gì hơn.
Được biết hồi đương thời, danh tiếng đã giúp bà được các bầu show cải lương săn đón, bà làm ra rất nhiều tiền. Vì sao, vào những năm cuối đời, bà phải nương nhờ vào viện dưỡng lão nghệ sĩ?
Thời hoàng kim của cải lương bắt đầu thập niên 1960 đến 1990. Ngày ấy tôi tạo ra nhiều tiền nhưng đồng thời cũng cưu mang mẹ, các em và nuôi các con. Những bạn bè nghèo khó cần giúp đỡ tôi cũng sẵn lòng chia sẻ.
Vào năm 1977, trong một lần đi hát ở miền Tây sông nước, chiếc ghe chở đoàn hát bị cháy, tôi bị mắc kẹt, ngỡ đã chết. Lúc ấy, anh em đồng nghiệp trên bờ kêu gọi thúc giục, làm tôi nhớ đến các con nhỏ và mẹ già, tôi lấy hết sức bình sinh tông cửa lao xuống nước.
Tôi thoát chết nhưng bị cháy, lột da, cánh tay phải bị co gân cơ. Tôi phải nghỉ hát để điều trị trong một thời gian khá dài.
Như bạn đã biết bắt đầu từ thập niên 1990 cải lương thoái trào, xuống dốc, nghệ sĩ cải lương lao đao. Gần như tất cả đều lâm vào cảnh khó khăn. Sân khấu không sáng đèn, có người phải buộc đi hát trong đám cưới, đám sinh nhật mưu sinh. Tôi cũng không ngoại lệ.
Năm 2015, tôi phát bệnh xương khớp và bệnh tim nặng. Con cái phải vất vả mưu sinh, được anh em đồng nghiệp gợi ý, tôi quyết định tịnh dưỡng tại Viện dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM cho đến ngày nay.
Ở đây, tôi cảm thấy vui vì được sống chung với bạn bè cùng trang lứa, cùng cảnh ngộ nên có thể tâm tình và chia sẻ với nhau. Thỉnh thoảng có khán giả hoặc những ai yêu mến ghé thăm tôi có dịp được hát và tâm tình với những ai còn yêu mến mình.
NSƯT Diệu Hiền trong tình thương của hậu bối.
Nghệ sĩ Kiều Trinh tại viện dưỡng lão thăm nghệ sĩ Diệu Hiền.
Những ngày ở đây, có đồng nghiệp nào thường xuyên viếng thăm hay quan tâm đến bà không, thưa bà?
Hồi trước, Vũ Linh hay thăm tôi. Với cậu ấy tôi là người chị, người mẹ và người cha. Tôi chính là người phát hiện ra khả năng của Vũ Linh nên ép buộc Linh học thêm lối hát Hồ Quảng.
Hắn không chịu, phản đối, tôi xách cây rượt đánh. Hắn nói tôi là Diệu "dữ" chớ Diệu Hiền cái nỗi gì. Hắn bắt bẻ tại sao tôi không luyện Hồ Quảng mà bắt hắn phải học.
Tôi giải thích cho Linh biết rằng hắn còn trẻ, thân thể còn mềm dẻo, nên học thêm để trang bị kỹ năng cho mình kỹ năng để sau này có thể sử dụng. Kết quả hắn trở thành ngôi sao nhờ thể loại này. Lúc đó, hắn thương và ghi ơn tôi.
Hồi tôi bị cháy, nằm một mình ở bệnh viện huyện nghèo, với thân thể nhầy nhụa, Linh là người chăm nôm tôi chu đáo. Lúc đó hắn đắt show nhưng vẫn bỏ, ở với tôi trong một thời gian dài. Linh cư xử với tôi rất trọn tình.
Người thứ hai, chính là tri âm tri kỷ của tôi NSND Bạch Tuyết. Chúng tôi cùng tuổi, và đã từng thân nhau như hình với bóng. Bạn thường chủ động gọi điện vào thăm tôi, còn tôi ít khi gọi cho bạn, vì hoàn cảnh sống hiện tại, tôi sợ bị hiểu lầm.
NSND Bạch Tuyết và NSƯT Diệu Hiền trong bộ ảnh mới nhất khi chuẩn bị cho show diễn "Gửi người tri kỷ" hồi giữa tháng 1/2022.
"Tôi yêu Bạch Tuyết"
Xin bà cho biết thêm về tình cảm của bà và NSND Bạch Tuyết?
Năm tôi 17 tuổi, tôi hát ở đoàn Thống Nhất của NSND Út Trà Ôn. Lúc ấy Bạch Tuyết cũng về đoàn nhưng chưa có vai. Tôi xin cho tôi và Bạch Tuyết được hát chung một vai. Đó là vai Muông Saray vở "Tiếng hát Muồng Tênh". Hôm nào tôi hát phần đầu thì Tuyết hát phần sau và ngược lại. Vai diễn thành công rực rỡ khiến cho tình cảm chúng tôi gắn bó hơn.
Chúng tôi thường nắm tay nhau đi dạo. Xa Tuyết một chút là tôi thấy nhớ. Mỗi khi có chuyện gì buồn Tuyết thường tâm sự với tôi. Tôi lắng nghe, đồng cảm và trở thành chỗ dựa của nàng ấy.
Tôi nghĩ, Tuyết mít ướt và nhõng nhẽo chắc cũng do tôi nuông chiều. Má tôi thấy hai đứa quá thân, cảnh báo coi chừng tụi tôi "bóng lẹo cái" (đồng tính nữ - PV). Tôi không trả lời nhưng cảm nhận rõ tôi yêu cô ấy.
Đó có phải là tình yêu lứa đôi không, thưa bà?
Tôi không thể giải thích đó là tình cảm gì, chỉ biết rằng thiếu cô ấy là tôi buồn và nhớ. Tuy nhiên, chúng tôi chưa từng có hành động gì khác ngoài nắm tay.
NSƯT Diệu Hiền thẳng thắn cho biết, bà yêu NSND Bạch Tuyết.
Ngày 16/1/2022 vừa qua, bà có buổi trình diễn với NSND Bạch Tuyết qua show diễn trực tuyến có chủ đề là "Gửi người tri kỷ". Đã lâu rồi bà không còn diễn, cảm giác của bà ra sao?
Tôi rất hạnh phúc. Giờ dẫu đã già tôi vẫn thèm được diễn, mà được hát với người mình yêu thương thì còn gì vui sướng hơn. Đó là dịp để chúng tôi được cống hiến cho khán giả thân thương và để hồi tưởng lại những tháng ngày thanh xuân của mình. Tôi cảm ơn ban tổ chức đã tạo điều kiện để những nghệ sĩ lão niên như chúng tôi còn cơ hội được hát.
Bà thường làm gì vào dịp Tết, thưa bà ?
Kể từ khi tôi vào viện dưỡng lão, Tết là dịp để các con tôi sum vầy với tôi. Đây cũng là dịp các em cháu nghệ sĩ trẻ vào viếng thăm, hoặc tổ chức những buổi hát nhỏ. Có năm, tôi khỏe thì về nhà người chị để thắp hương cho cha mẹ. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Như đã nói, từ lâu rồi tôi đã ngộ ra lẽ vô vi của cuộc đời. Tất cả đến rồi đi. Tôi còn vui khi còn được sống và cũng đã sẵn sàng cho khoảnh khắc về với hư không.
Thế nhưng tôi luôn cầu mong cho người thân và khán giả đã từng yêu thương nghệ sĩ chúng tôi được bình an và như ý. Một năm dịch bệnh đã quá nặng nề, tôi mong mọi thứ sẽ bình yên vào năm mới.
NSƯT Diệu Hiền cho rằng, nghệ sĩ Bạch Tuyết hay nhõng nhẽo, mít ướt là do bà đã quá nuông chiều.
NSƯT Diệu Hiền tên thật là Lâm Thị Hiền, sinh năm 1945 tại Bạc Liêu. Năm 14 tuổi bà theo đoàn hát. Trong một tuồng hát, bà đóng vai ni cô Diệu Hiền. Vở tuồng kết thúc, khán giả chen vô hậu trường tìm gặp bà, nhưng vì không biết tên, nên họ gọi bà là diễn viên Diệu Hiền.
Về sau, bà về hát cho đoàn Thống Nhất của danh ca Út Trà Ôn. Tại đây, vai Ngọc Hà trong vở "Mắt em là bể oan cừu" đã thành công ngoài sức tưởng tượng của bà. Đó là một vai bi. Nghệ danh Diệu Hiền bay cao trên bầu trời nghệ thuật cải lương.
Sau thành công ở đoàn Thống Nhất, bà được săn đón ở các đại bang khác như Kim Chung, Phước Chung, Hoa Sen, Hoa Lan - Xuân Liễu.
Sau năm 1975, nghệ sĩ Diệu Hiền vẫn tiếp tục là một trong những ngôi sao cải lương hàng đầu. Tại đoàn cải lương Tháp Mười, Diệu Hiền thành công rực rỡ trong hàng loạt vai đào võ như Nhụy Kiều trong tuồng "Nhụy Kiều tướng quân", hay Bùi Thị Xuân trong tuồng "Nữ tướng cờ đào". Năm 1993, bà được phong tặng danh hiệu NSƯT.
'Đệ nhất đào võ' Diệu Hiền tuổi 76 bệnh tật, cuộc sống khốn khó Rời xa nghề hát nhiều năm vì sức khỏe kém, Diệu Hiền mong một lần được đứng trên sân khấu hát trước khán giả rồi nhắm mắt xuôi tay cũng mãn nguyện. Tôi không mong các con phải báo hiếu mình Chia sẻ với VietNamNet, NSƯT Diệu Hiền cho hay những tháng giãn cách xã hội, bà cùng những đồng nghiệp trong Viện...