NSƯT Diệu Hiền: “Các em, các cháu bây giờ phải nhớ tới má bảy Phùng Há”
“Kế bên tôi là Bạch Tuyết đã hốt hết những gì về nghề nghiệp má bảy dạy rồi. Bạch Tuyết giỏi lắm, cái gì má Phùng Há dạy cũng học theo hết” – NSƯT Diệu Hiền nói.
Các vị Tổ nghề đó có nhiều cách diễn rất hay
Vừa qua, tại chương trình Ký ức vàng son, NSƯT Diệu Hiền đã tâm sự kỷ niệm về người thầy của bà là NSND Phùng Há. Bà nói:
” Hôm nay, tôi vừa có dịp được đứa cháu dắt về rạp Quốc Thanh để thăm lại kỷ niệm ngày xưa, nơi tôi và NSND Bạch Tuyết từng tập tuồng, ăn ngủ ở đó. Tôi đã 78 tuổi rồi, nếu không tranh thủ đi thăm lại thì mai mốt không đi được nữa. Bởi vậy nên tôi ráng mà đi.
Tới rạp, tôi thấy mọi thứ khác xưa quá, lạ lắm. Nếu để tôi đi một mình, chắc tôi không biết đường. Ở đó cũng có mấy người cùng thời với tôi còn sống. Họ vẫn nhớ tôi và nhắc lại kỷ niệm năm xưa, khiến tôi thấy vui.
Tôi vào rạp mà nhớ lại biết bao con người năm xưa như chú Hoàng Giang, chú Út Trà Ôn, má bảy Phùng Há…
Thời đó tôi diễn tuồng Đời cô Lựu cho rạp nhưng hầu như rạp chưa bao giờ lấy doanh thu làm lời mà để hết tiền cho trẻ mồ côi. Tôi được diễn cùng má bảy Phùng Há, chú Út Trà Ôn. Đó là các vị Tổ nghề của cải lương. Họ truyền dạy cho chúng tôi rất nhiều.
Tôi thấy các vị Tổ nghề đó có nhiều cách diễn rất hay, khôn khéo, đến tôi học cũng còn chưa hết.
Trong cuộc đời đi hát, tôi có nhiều kỷ niệm buồn vui lắm. Tôi muốn kể lại cho khán giả nghe. Nếu không kể, sau này tôi chết rồi cũng chẳng ai kể, rồi những câu chuyện sẽ theo tôi đi mãi.
Video đang HOT
Tôi muốn nhắc các em, các cháu thế hệ bây giờ rằng, nếu đi diễn, được mặc một bộ đồ hóa trang đẹp, lịch sự thì phải nhớ tới má bảy Phùng Há.
Ngày xưa, nghệ sĩ cải lương có tật là hễ lên sân khấu lại vớ bộ đồ xấu nhất, cũ nhất để mặc, không dám mặc đồ đẹp vì sợ bị son phấn, lớp hóa trang rớt xuống, làm dơ bộ đồ.
Má bảy Phùng Há thấy thế không chấp nhận. Má bảo, đã là nghệ sĩ lên sân khấu thì phải chỉn chu, ăn mặc đẹp nhất có thể, phải giữ hình tượng trong mắt khán giả, đừng để khán giả thất vọng khi nhìn thấy mình.
Từ lời dạy đó của má bảy, thế hệ nghệ sĩ trẻ chúng tôi ngày đó mới chịu khó đầu tư may nhiều đồ diễn mới, đẹp. Từ đó, tạo thành thói quen cho các nghệ sĩ cải lương”.
Má Phùng Há dạy tôi nhiều về đạo đức
Tiếp đó, Diệu Hiền khoe với khán giả tấm ảnh có ghi những dòng chữ của Phùng Há và xúc động nói:
“Đây là cả gia sản lớn của tôi, thứ mà tôi quý nhất, giữ gìn bao nhiêu năm qua. Tôi đã di chuyển, dọn nhà nhiều lần và để mất nhiều thứ nhưng riêng tấm hình này thì không bao giờ để mất, giữ gìn cẩn thận bằng được.
Trong hình là vị Tổ nghề cải lương, thầy của tôi, má bảy Phùng Há. Tôi đưa bức hình này lên đây để khán giả chụp lại rồi giữ giúp tôi. Tôi lớn tuổi rồi, sợ mai đây ra đi thì không còn ai lưu giữ nó nữa.
Rồi các em, các cháu sau này lại hỏi Phùng Há là ai. Mọi người cũng không biết nói về Phùng Há thế nào, không biết đó là vị Tổ nghề cải lương.
Tôi muốn chia sẻ thêm về má bảy Phùng Há để mọi người rõ hơn. Thực ra, giọng hát của má không phải quá hay.
Nguyên nhân vì từ khi mới vào nghề, má đã đi hát bội. Trong nghệ thuật cải lương thì hát bội là khó nhất, dễ làm hư giọng, hỏng hơi. Nghệ sĩ hát bội phải la hét rất nhiều mới ra được chất của nhân vật.
Chính điều này khiến má bảy khi chuyển qua hồ Quảng bị mất giọng, hát ồ ề giống giọng đàn ông. Nhưng má có điểm đặc biệt là nói rõ lời rõ chữ, nói chữ nào rõ chữ đó, nói từ trong tim trong phổi nói ra, chứ không phải từ cuống họng, nghe vô cùng da diết, ấn tượng, nội tâm.
Tôi thích nghe má bảy hát kép hơn hát đào, tức là đóng vai nam như Lữ Bố. Má là nữ nhưng diễn kép vô cùng chuẩn mực, từ cách đi đứng tới nói năng.
Chị Thanh Nga đóng vai Điêu Thuyền, còn má Phùng Há đóng Lữ Bố. Chị Thanh Nga ngã ra, má Phùng Há lao tới đỡ. Cách đỡ đẹp vô cùng, đúng chất trang nam nhi đại trượng phu.
Ngoài cách hát, cách diễn, má bảy Phùng Há còn dạy chúng tôi thật nhiều về đạo đức. Tôi chỉ cố gắng học những lời má dạy chứ học theo đạo đức của má thì không nổi.
Hơn nữa, kế bên tôi là Bạch Tuyết đã hốt hết những gì về nghề nghiệp má bảy dạy rồi. Bạch Tuyết giỏi lắm, cái gì má Phùng Há dạy cũng học theo hết”.
'Đệ nhất đào võ' Diệu Hiền lên tiếng về chùa Nghệ sĩ
Đối với NSƯT Diệu Hiền, chùa Nghệ sĩ là 'nguồn gốc khó quên của cải lương'. Do đó, bà mong muốn nơi này được gìn giữ để các nghệ sĩ trẻ có thể bày tỏ sự tôn kính dành cho bậc tiền bối.
Nghệ sĩ Diệu Hiền cho biết chùa Nghệ sĩ là tâm huyết của cố NSND Phùng Há và nhiều đồng nghiệp khác. THẠCH ANH/CHỤP MÀN HÌNH
Những ngày qua, thông tin liên quan đến chùa Nghệ sĩ (Nhựt Quang Tự) nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Theo ghi nhận của Thanh Niên, sáng 20.6, tấm bảng hiệu của chùa đã được thay bằng Nghĩa trang nghệ sĩ. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, tấm bảng có dòng chữ "Nghĩa trang nghệ sĩ" này đã được gỡ xuống. Đạo diễn Hồng Dung, Trưởng ban Ái hữu Nghệ sĩ thuộc Hội Sân khấu TP.HCM, cũng xác nhận thông tin này và cho biết sẽ có buổi thông tin đến báo chí.
Trong video được chia sẻ trên kênh YouTube, NSƯT Diệu Hiền tâm sự chùa Nghệ sĩ là tâm huyết của "má Bảy" Phùng Há và nhiều đồng nghiệp khác. Bản thân bà từng có khoảng thời gian gắn bó với nơi này. "Đệ nhất đào võ" nhớ lại: "Tôi nhớ có lần ra ngay mộ của Út Hiền. Thấy hình ổng cười, tôi nói: Hồi còn sống ông quỷ quái dữ lắm. Giờ ráng phù hộ cho tôi khỏe mạnh để ra nhổ cỏ cho mộ của ông".
Phần mộ của nghệ sĩ Phùng Há trong khuôn viên chùa Nghệ sĩ. THẠCH ANH
Theo NSƯT Diệu Hiền, chùa Nghệ sĩ là nơi an nghỉ của nhiều gương mặt đình đám của sân khấu cải lương một thời như nghệ sĩ Út Trà Ôn, nghệ sĩ Ba Vân, nghệ sĩ Thanh Nga, nghệ sĩ Tấn Tài, nghệ sĩ Minh Phụng...
"Khán giả muốn thăm lại những nghệ sĩ lớn là sẽ lên chùa Nghệ sĩ. Cho nên đây cũng là cội nguồn. Làm gì làm, đất của chùa cũng không có là bao nhiêu nên cố gắng giữ lại, để sau này nhóm trẻ muốn tìm hiểu gì về cải lương thì sẽ lên chùa để tìm hiểu chút ít. Hay khi các bạn nhớ, sẽ lên thắp vài nén hương", bà bộc bạch.
Nhiều khán giả dành thời gian đến thắp hương cho những nghệ sĩ họ yêu quý tại chùa Nghệ sĩ. THẠCH ANH
Đối với NSƯT Diệu Hiền, chùa Nghệ sĩ là "nguồn gốc khó quên của cải lương". Do đó, bà mong muốn nơi này được gìn giữ để các nghệ sĩ trẻ có thể bày tỏ sự tôn kính dành cho bậc tiền bối. "Muốn có một mái chùa như vậy không phải là dễ, nên hãy ráng giữ. Chùa Nghệ sĩ là tâm huyết của má Bảy, cũng là tâm huyết của chúng tôi. Ví dụ người nước ngoài về, cũng có người muốn đến để thắp hương cho người đã nằm xuống", bà bày tỏ.
Trước đó, khi trao đổi với chúng tôi, NSND Bạch Tuyết cho rằng chùa Nghệ sĩ không nên dẹp mà nên giao cho giáo hội quản lý. "Giáo hội Phật giáo sẽ bổ nhiệm các sư để hướng dẫn cho các anh chị em nghệ sĩ khi về già có chỗ nghỉ ngơi. Với lại đó là truyền thống không nước nào có được. Đây là công của má Bảy (NSND Phùng Há) và ba Năm Châu (NSND Năm Châu). Các nước khác người ta quý trọng di sản đó lắm. Tôi nghĩ nước mình cũng sẽ có cách làm cho tốt đẹp", NSND Bạch Tuyết nói thêm.
NSND Bạch Tuyết tuổi 77: Được làm đẹp thế này, 2 đứa mình sẽ gửi hình đi môi giới hôn nhân "Trẻ có làm lố người ta cũng thông cảm vì mới vào đời, chưa biết gì. Già thì bị nói là cái thứ già đầu rồi còn làm bậy" - NSND Bạch Tuyết nói. Mới đây, trên kênh Youtube của nghệ sĩ ưu tú Diệu Hiền đã đăng tải một clip quay lại cảnh hậu trường cô đi quay MV cùng người bạn...