NSND Tự Long phát ngôn “nức lòng”: Văn hoá là bản chất, văn hoá là cội nguồn, văn hoá là dân tộc
Không chỉ xây dựng tiết mục cho đội mình, NSND Tự Long còn đóng góp kiến thức và kinh nghiệm giúp đội khác làm nên tiết mục ý nghĩa.
Tối 27/7, tập 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai lên sóng mang đến 8 phần trình diễn đầy màu sắc cho khán giả. 33 “anh tài” chia thành 8 đội chính thức bước vào đêm công diễn đầu tiên. Với sự đầu tư công phu, dàn dựng đặc sắc và nhiều ý nghĩa, 8 nhóm đã mang đến Công diễn 1 bùng nổ, thăng hoa và nhiều cảm xúc. Kết thúc Công diễn 1, không có “anh tài” nào bị loại. Thay vào đó, 2 nhóm nguy hiểm buộc phải chuyển giao thành công 1 thành viên cho team khác để không phải loại ai ra về. Cụ thể, Tuấn Hưng ở Nhà Đam Mê được sát nhập vào Nhà Sao Sáng của Cường Seven, còn Quốc Thiên từ Nhà Hát chuyển sang Nhà Tái Sinh của Đinh Tiến Đạt.
Trong vòng liveshow, từ luật chơi đến những tính toán của từng đội giúp Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, một điểm sáng mà khán giả phải dành nhiều lời khen trong tập 4 vừa qua, đó là sự thể hiện của NSND Tự Long. Nam nghệ sĩ có vốn hiểu biết sâu rộng, đúc kết nhiều ý tưởng thú vị và ý nghĩa cho tiết mục của đội mình, kèm theo đó là tinh thần “fair-play” khi sẵn sàng góp ý giúp đỡ đội khác. Những chia sẻ của NSND Tự Long trong Công diễn 1 khiến nhiều khán giả ngả mũ thán phục.
NSND Tự Long thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng, là nghệ sĩ truyền cảm hứng mạnh mẽ đến đàn em trong chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
Đầu tiên phải nhắc đến tiết mục Trống Cơm – một đề bài được đánh giá là có nhiều cơ hội lẫn thách thức cho đội. Bởi lẽ đề bài chỉ là một điệu hát và đội chơi sẽ có nhiều không gian để sáng tạo. Tuy nhiên việc làm mới một ca khúc đã đi vào tiềm thức của khán giả nhiều thế hệ là một bài toán không đơn giản. Đây cũng là trăn trở và gạch đầu dòng đầu tiên của NSND Tự Long truyền đạt cho SOOBIN và Cường Seven trong quá trình lên ý tưởng cho bài hát.
NSND Tự Long nói ngay từ đầu: “Đây không phải là bài hát trọn vẹn, Trống Cơm chỉ là một điệu hát. Chương trình đã cho chúng ta sáng tạo nhưng không quá 50% để cho ra một tác phẩm mới. Chúng ta làm một ca khúc, làn điệu truyền thống nhưng cần có sự giao thoa, kết hợp giữa truyền thống và đương đại, để ca khúc của chúng ta được người già, trung niên, người trẻ vẫn có thể lắng nghe. Những gì thuộc về dân tộc thì ta hãy giữ lấy sau đó phát triển, cách điệu, khoa trương và cuối cùng là thăng hoa”.
Khi trao đổi xây dựng lên tiết mục, NSND Tự Long luôn chia sẻ với tâm thế truyền thụ những điều đã học tập được, đồng thời rất thoải mái nhận sự đóng góp từ thế hệ trẻ. Ngay khi SOOBIN và Cường Seven thông báo sẽ kết hợp âm nhạc hiện đại vào tiết mục, Tự Long tỏ vẻ hoan nghênh và cho biết rất háo hức để thử nghiệm sự mới mẻ, trẻ trung – những kiều âm nhạc khác biệt so với thời Tự Long từ trước tới nay.
Tuy nhiên, với vai trò là người đi trước, NSND Tự Long còn rút ra những lưu tâm để 2 người em sáng tạo đúng hướng. Cụ thể, nam nghệ sĩ chia sẻ câu chuyện hình thành chiếc trống Cơm, mô tả hình ảnh cũng như cảm xúc từ loại nhạc cụ truyền thống này. Khi SOOBIN gặp khó với múa quạt, NSND Tự Long cũng phát hiện nhanh để đưa ra hướng xử lý đúng nhất.
SOOBIN chia sẻ rất may mắn khi mời được Tự Long vào đội, nhờ vậy mà làm nên ý tưởng cho tiết mục đầy ý nghĩa
Nhờ sự giao thoa trong các ý tưởng nên khi tiết mục Trống Cơm được mang lên sân khấu khiến khán giả phải nổi da gà. Từ âm nhạc, hình ảnh, trang phục đến nhạc cụ, vũ đạo được kết hợp mượt mà để lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống đến khán giả. Trong tiết mục, NSND Tự Long cũng “phá kén” khi trình diễn nhiều màu sắc hơn và không quên phát huy thế mạnh khi có một câu hò cực tình cảm, làm người xem dậy lên cảm xúc mãnh liệt. Sau đó, Cường Seven và SOOBIN tiếp nối bằng chất liệu hiện đại khiến Trống Cơm thật sự thăng hoa trên sân khấu Công diễn 1.
Tiết mục Trống Cơm của đội Tự Long, SOOBIN và Cường Seven
Sau hoàn thành tiết mục đầy ấn tượng, NSND Tự Long có những chia sẻ ngắn nhưng lại khiến cho nhiều khán giả xúc động và gợi lên niềm tự hào bên trong mỗi người. Tự Long bộc bạch: “Ca khúc Trống Cơm làm về văn hoá. Văn hoá là bản chất, văn hoá là cội nguồn, văn hoá là dân tộc. Câu chuyện văn hoá mà chúng tôi muốn kể chính là tiếp nối giá trị truyền thống, muốn những người trẻ ngày hôm nay hiểu hơn, tiếp cận hơn, để thêm yêu vốn cổ của dân tộc.
Những gì chúng tôi làm vẫn giữ lại nguyên sơ những nét văn hoá đấy. Chúng tôi muốn làm mới giai điệu của Trống Cơm nhưng không mất đi bản sắc dân tộc. Đối tượng của chúng tôi có thể là thế hệ 6x, 7x nhưng cũng có thể là 2000, 2030… nhưng họ vẫn thích nghe Trống Cơm, và chúng tôi làm giàu kho tàng văn hoá Việt Nam”.
Khán giả còn dành sự thán phục với Tự Long khi nam nghệ sĩ sẵn sàng đóng góp sự hiểu biết của bản thân để hỗ trợ đàn em xây dựng nên một tiết mục đầy ý nghĩa khác. Cụ thể, theo đề bài nhận được, Nhà Xương Rồng (gồm Duy Khánh, Thanh Duy, Thiên Minh và Bùi Công Nam) sẽ thể hiện mashup Áo mùa đông & Trở về. Với đề bài là ca khúc Cách mạng, nhóm của Duy Khánh cho biết không thể thoải mái cách điệu mà phải xây dựng tiết mục dựa trên hoàn cảnh ra đời của bài hát.
Để hiểu rõ hơn về ca khúc Cách mạng, nhóm của Duy Khánh đã “cầu cứu” NSND Tự Long. Dù bận rộn với tiết mục riêng nhưng NSND Tự Long vẫn dành thời gian ngồi lại, trò chuyện và chia sẻ về câu chuyện lịch sử, những năm tháng hào hùng của dân tộc. Trong buổi trò chuyện, Tự Long thổi bừng lòng yêu nước cho các “anh tài” khi mang đến câu chuyện về người lính thời chiến.
NSND Tự Long giải thích: “Người hậu phương luôn muốn gửi gắm cái đẹp, ấm áp ra tiền tuyến. Người ở trận tuyến có sức mạnh khi mặc áo được gửi từ hậu phương, cảm nhận được tình yêu của gia đình, làng quê, giúp họ chắc tay súng để diệt quân thù”.
Theo Tự Long, người chiến sĩ vững chãi “ở nơi đầu sóng ngọn gió”, nơi biên cương xa xôi, cái chết chỉ đến trong gang tấc. Tuy nhiên, khi được hơi ấm truyền qua áo, người chiến sĩ sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối diện quân thù và chấp nhận hi sinh cao cả. NSND Tự Long nói trong tự hào: “Những tấm áo không chỉ là hơi ấm mà được thấm máu của người ra chiến trường, để màu cờ Tổ quốc luôn được đỏ tươi”.
Khi nhận được sự góp ý từ Tự Long, thủ lĩnh của Nhà Xương Rồng là Duy Khánh cho biết như được truyền được cảm hứng mạnh mẽ, hiểu rõ hơn về những thời khắc lịch sử của đất nước. “Tôi thấy mình được khai sáng nhiều thứ, hình dung cảnh ông cha ta ngày xưa, thấy bản thân dâng lên niềm tự hào”, Duy Khánh chia sẻ.
Tiết mục của nhóm Duy Khánh nhận được điểm số cao nhất ở Công diễn 1 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
Sau khi tập 4 khép lại, nhiều khán giả trên mạng xã hội dành sự thán phục với NSND Tự Long. Ở Tự Long, công chúng thấy được nhiều điều cần học hỏi, anh không chỉ là một nghệ sĩ mà còn là người lính mang trong mình niềm tự tôn dân tộc. Những chia sẻ và đúc kết của NSND Tự Long đã truyền tải đến thế hệ trẻ không chỉ kiến thức mà còn là tình yêu đất nước, lay động niềm tự hào của người con đất Việt.
NSND Tự Long nhận được nhiều sự thán phục của khán giả sau khi tập 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai lên sóng
Được Tự Long góp ý, nhóm Duy Khánh dẫn đầu 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
Nhờ sự góp ý của NSND Tự Long, Duy Khánh và các đồng đội có thêm động lực để hoàn thành tiết mục trong đêm công diễn đầu tiên ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai'.
Nhóm Duy Khánh vỡ òa khi nhận điểm bình chọn cao nhất từ khán giả. BTC
Trong tập 4 Anh trai vượt ngàn chông gai, màn trình diễn của Nhà Xương rồng (Duy Khánh, Bùi Công Nam, Thanh Duy, Thiên Minh) nhận được sự quan tâm của khán giả.
Nhận đề bài là mashup Trở về - Áo mùa đông, cả 4 thành viên đều không khỏi lo lắng. Bởi theo họ đánh giá, đây là bài hát khó trong việc làm mới, không quá phổ biến trước công chúng nên việc tạo ra tiết mục thuyết phục khán giả trẻ là không đơn giản. Bùi Công Nam cho hay: "Ngồi cùng nhau dường như là bế tắc, gần như là hơi đi vào ngõ cụt bởi chúng tôi không biết sẽ làm gì".
Trong quá trình bàn bạc, dù không chung nhóm nhưng NSND Tự Long đã đưa ra những lời góp ý để đàn em có thể làm tốt trên sân khấu. Anh nói với Xương rồng về câu chuyện liên quan đến áo trấn thủ gắn với chiến dịch năm 1946. NSND Tự Long nhắn nhủ: "Người ở hậu phương lúc nào cũng muốn gửi gắm những cái đẹp nhất, ấm áp nhất. Còn người ở trận tuyến cảm nhận được tình cảm gia đình, quê hương để chắc tay súng".
Tiết mục được đầu tư hoành tráng của Duy Khánh và các đồng đội. BTC
Bên cạnh đó, NSND Tự Long chia sẻ thêm: "Những ca khúc mang dấu ấn thì không thể nhìn nhận ở góc độ đơn giản mà phải nhìn ở góc độ tầm vóc". Sau lời chia sẻ của đàn anh, Duy Khánh thừa nhận "như được khai sáng nhiều thứ". "Tôi cảm thấy trong lòng dâng lên niềm tự hào rất lớn", nam diễn viên Bà 5 bống chia sẻ.
Mở đầu ca khúc Trở về, Duy Khánh và các đồng đội hóa thân thành những cựu chiến binh lạc quan, tận hưởng cuộc sống tự do thời bình. Với Áo mùa đông, nhóm dẫn dắt khán giả đến bối cảnh hào hùng của dân tộc. Thông qua đó, Xương rồng mong muốn đại diện cho người trẻ thể hiện lòng yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc đến sự hy sinh của thế hệ đi trước. "Chúng ta đang thừa hưởng sự tự do, điều tuyệt vời mà ông cha ta đã hy sinh để mang lại", Duy Khánh tâm sự.
Với màn trình diễn này, Duy Khánh và các đồng đội bất ngờ nhận được 1.750 điểm hỏa lực, đứng đầu trong vòng công diễn 1. Đón nhận kết quả này, nam diễn viên Bà 5 bống bật khóc vì xúc động. "Tôi cứ nghĩ nhóm mình xếp hạng 4 hoặc 5. Đến khi nhận kết quả, tôi cứ ngỡ mình đọc nhầm. Sau khi xem kỹ lại thì như vỡ òa cảm xúc", anh chia sẻ.
NSND Tự Long thấy có lỗi với SOOBIN và Cường Seven Chia sẻ của Tự Long nhanh chóng nhận về nhiều sự chú ý từ khán giả. Theo dõi tập 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, khán giả dành nhiều lời thán phục cho NSND Tự Long khi anh không chỉ hướng dẫn đồng đội ở Nhà Sao Sáng mà còn giúp đỡ đối thủ là Nhà Xương Rồng hiểu rõ hơn về...