NSND Trịnh Thịnh qua đời vì nhồi máu cơ tim
Liên lạc vào lúc đêm muộn với gia đình NSND Trịnh Thịnh, người viết bất ngờ khi nhận được sự ân cần trò chuyện của vợ cố nghệ sỹ. Vượt qua nỗi mất mát riêng tư, người phụ nữ ấy trả lời về sự ra đi của chồng mình điềm tĩnh, đầy trách nhiệm.
Có thể là thất lễ khi gọi điện đến một tang gia giữa lúc đêm muộn để… hỏi chuyện, vì thế, người viết rất cân nhắc khi bấm số và gọi cho vợ NSND Trịnh Thịnh khi đã hơn 10h đêm, nhưng người phụ nữ ấy đã nhấc máy nhẹ nhàng, trò chuyện điềm tĩnh, hỏi lại phóng viên ân cần, chỉ khi nhắc đến bệnh tình của chồng lúc lâm chung, bà mới để lộ sự nghẹn ngào, pha chút mệt mỏi.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Khanh- vợ của NSND Trịnh Thịnh đã có những năm tháng dài gắn bó với ông, đã “chung vai đấu cật” cùng cố nghệ sỹ những năm tháng nghèo khó, kinh tế chật vật, đã lặng thầm nuôi 5 con gái lớn khôn, lo quán xuyến gia đình để NSND Trịnh Thịnh có thể yên tâm với nghề diễn. Năm 2001, ông bà đã tổ chức đám cưới vàng kỷ niệm những năm tháng hạnh phúc sống bên nhau. Sinh thời, NSND Trịnh Thịnh luôn nói, ông may mắn khi có một người vợ đảm đang, chu đáo như bà.
Vợ chồng NSND Trịnh Thịnh
Lặng đi đến một phút trong điện thoại để tìm câu chữ nói về sự ra đi của chồng mình, bà Nguyễn Thị Ngọc Khanh chia sẻ, “Ông ấy mang nhiều bệnh tật. Ông ấy bị sỏi thận, viêm túi mật, nhồi máu cơ tim… Ông ấy đã nhập viện nhiều lần trước đây nhưng đều qua khỏi. Đến lần này, chứng nhồi máu cơ tim đã quật ngã ông ấy. Ông ấy đã ra đi sáng nay tại bệnh viện Bạch Mai”.
Bà Khanh kể lại thời bao cấp, kinh tế khó khăn, sức khỏe của NSND Trịnh Thịnh đã không được tốt. Mấy năm nay, ông càng yếu hơn. Đã từ rất lâu, NSND Trịnh Thịnh không nhận thêm vai diễn nào, do sức khỏe ốm yếu. Ông đã nằm viện suốt 3 tuần trước khi trút hơi thở cuối cùng vào 9h20 sáng nay 12/4 tại bệnh viện Bạch Mai.
NSND Trịnh Thịnh
Video đang HOT
NSND Trịnh Thịnh trong một cảnh phim “Tết này ai đến xông nhà”
Trịnh Thịnh trong vai A Sinh phim “Vợ chồng A Phủ”
Nhắc đến cuộc sống hạnh phúc với NSND Trịnh Thịnh, bà Khanh nghẹn ngào, “Sự ra đi của ông ấy sẽ để lại một khoảng trống lớn…”. Câu chuyện giữa chúng tôi trở nên đứt quãng vì sự nghẹn ngào…
NSND Trịnh Thịnh sinh năm 1926. Ông lớn lên tại Hà Nội. Từ nhỏ, Trịnh Thịnh đã có niềm đam mê lớn với điện ảnh. NSND Trịnh Thịnh là một trong những cái tên kỳ cựu của điện ảnh Việt Nam.
NSND Trịnh Thịnh đã có hằng trăm vai diễn đáng nhớ trong cuộc đời diễn viên của mình
Năm 1956, khi bắt tay vào làm bộ phim đầu tiên của lịch sử điện ảnh Việt Nam, Chung một dòng sông - đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã mời Trịnh Thịnh tham gia. Kể từ bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam, NSND Trịnh Thịnh đã có cuộc hành trình dài với điện ảnh Việt Nam. Ông có hàng trăm vai diễn đáng nhớ, có thể kể tên: Thằng Bờm, Vợ chồng anh Lực, Lá ngọc cành vàng, Lời nguyền của dòng sông, Thị trấn yên tĩnh, Vợ chồng A Phủ…
Với vai diễn phó chủ tịch huyện trong phim Thị trấn yên tĩnh và vai ông nội Bờm trong phim Thằng Bờm, NSND Trịnh Thịnh được trao Bông Sen Vàng cho Nam diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Quốc gia lần thứ 8 (1988). Năm 1997, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân.
Lễ tang của NSND Trịnh Thịnh sẽ diễn ra vào 14h45 ngày 15/4 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).
H.H
Theo Dantri
Chưa bao giờ sởi gây biến chứng viêm phổi nhiều, nặng nề như năm nay!
Với kinh nghiệm gần 40 năm làm nghề, PGS.TS Phạm Nhật An cho rằng, chưa năm nào thấy dịch sởi nặng nề như năm nay. Bệnh nhân biến chứng viêm phổi nặng, diễn tiến viêm phổi nhanh, tử vong dù ngay thời điểm nhập viện đã được điều trị, tăng cường miễn dịch.
Sáng 4/4, chia sẻ tại hội nghị "nóng" diễn ra tại BV Nhi Trung ương về tình trạng quá tải bệnh viện, PGS.TS Phạm Nhận An, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết, chưa bao giờ, số lượng bệnh nhân nặng do biến chứng sởi được chuyển đến BV Nhi TƯ lại nhiều như thời điểm suốt 2 tháng trở lại đây. BV Nhi TƯ đã dành riêng khoa Truyền nhiễm cho điều trị bệnh nhân sởi mà số giường bệnh vẫn không xuể, hơn 200 bệnh nhân biến chứng viêm phổi nặng do sởi vẫn phải nằm ghép 3-4 bệnh nhân một giường.
4 bệnh nhi biến chứng viêm phổi nằm điều trị trên một giường bệnh. Ảnh: H.Hải
"Những năm 70, tôi đã từng chứng kiến những bệnh nhi sởi có cháu loét dơ xương, hoại tử, mù lòa, tiêu chảy suy dinh dưỡng. Nhưng năm nay sởi lại rất đặc biệt, đó là gây biến chứng viêm phổi nặng. Hiện chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm lý do xem vì sao viêm phổi do sởi lại tiến triển nặng như vậy. Bệnh nhi nhập viện bình thường, điều trị ngay nhưng diễn biến nặng lên trông thấy và nhiều bệnh nhi đã tử vong", TS An băn khoăn nói.
Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho rằng, bệnh sởi đang xảy ra tại Hà Nội chưa là một vụ dịch lớn bởi số ca sởi rải rác. Tuy nhiên PGS An cho rằng, với riêng tại BV Nhi cần coi đây là dịch sởi, ít nhất phải cho công nhận là dịch vì các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân không khác gì trong một vụ dịch, bệnh nhân đông, quá tải, biến chứng viêm phổi nặng nề vì sởi.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) nhận định, bệnh sởi năm nay cũng không bình thường như mọi năm. "Bình thường sởi diễn biến bệnh theo cổ điển. Đó là bệnh nhân có sốt, chảy nước mắt mũi vài ba ngày đầu, sau đó nổi ban từ mặt dần xuống chân, sau vài ngày ban bay, trẻ hết sốt. Nhưng năm nay, sởi gặp nhiều ở trẻ dưới 1 tuổi và có nhiều khác biệt, đó là khi bệnh nhi vừa mới mọc ban, thậm chí chưa phân biệt được sởi hay không thì đã biến chứng viêm phổi. Chỉ đến khi xuất hiện thêm nhiều biểu hiện, xét nghiệm huyết thanh mới khẳng định được bệnh nhi mắc sởi. Như vậy, bệnh nhi bị biến chứng phổi ngay từ giai đoạn mọc ban, do vi rút sởi tấn công thẳng vào phổi trẻ", TS Dũng nói.
Cũng chính vì diễn biến bất thường của sởi, nên phần lớn các ca bị viêm phổi do sởi đều phải chỉ định nhập viện điều trị, dù quá tải vẫn phải nhận vì không dám chỉ định điều trị ngoại trú. Không ít bệnh nhân buổi sáng đến khám tỉnh táo, chỉ ho, sốt nghĩ viêm phổi bình thường, đến chiều tối đã diễn biến nhanh, suy hô hấp khiến thầy thuốc phải rất thận trọng, cứ bệnh nhi bị sởi mà viêm phổi là phải nhập viện, vì không đoán được diễn biến của bệnh.
Khoa Nhi (BV Bạch Mai) cũng đã phối hợp với Khoa Nhi (BV Nhiệt đới TƯ) để chuyển bệnh nhân nhẹ sang, nhưng nhiều khi sáng vừa chuyển đi, trưa đã diễn biến nặng phải chuyển về. Hiện còn 15 bệnh nhi viêm phổi do sởi đang được điều trị tại khoa Nhi. 7 máy thở của khoa cũng hoạt động hết công suất.
Lý giải tình trạng quá tải trầm trọng như hiện nay, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, dịp tháng 3 - tháng 4 năm nào cũng vậy lượng bệnh nhân đều tăng lên do đang giai đoạn chuyển mùa. Tuy nhiên, năm nay quá tải trầm trọng bởi thêm sởi.
"Chưa bao giờ quá tải một cách kinh khủng như thế này. Khoa có 58 giường thì có đến 137 bệnh nhân. Bệnh nhân nằm tràn hết cả hàng lang nhưng cũng may là còn có chỗ nằm. Có những thời điểm, hết cả dây dẫn ôxy cho bệnh nhân. Một cọc vào ôxy lẽ ra dùng cho một người bệnh nay phải nối thêm ống dây cho trẻ khác thở. 7 máy thở lúc nào cũng trong tình trạng hết công suất", TS Dũng cho biết.
Tại BV Nhi Trung ương, quá tải cũng trầm trọng khi luôn có khoảng 1.700 bệnh nhân nội trú trong tổng số 1.200 giường bệnh. Ảnh: H.Hải
Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của chương trình tiêm chủng mở rộng, đó là sẽ tổ chức chiến dịch tiêm sởi - rubella phối hợp cho trẻ 1 - 14 tuổi, dự kiến 23 triệu đối tượng được tiêm vắc xin phối hợp. Hi vọng sau chiến dịch này tỉ lệ mắc sởi sẽ giảm bởi đã bao phủ đối được đối tượng tiêm phòng rất rộng từ lứa tuổi mẫu giáo đến trung học cơ sở.
Phát biểu tại hội nghị, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu các BV xem xét, nếu các ca mắc sởi quá cao, nguy cơ lây lan cho các bệnh nhi khác thì có thể xem xét thành lập BV dã chiến với khu khám, điều trị riêng biệt cho bệnh nhân sởi.
Hồng Hải
Theo Dantri
Hơn 1.000 vịt con "đội lốt" chim sẻ quay bị bắt tại trận Hơn 1.000 vịt con "đội lốt" chim sẻ quay đang được công khai bày bán trên Quốc lộ 1A, đoạn chạy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã bị lực lượng chức năng bắt giữ và thiêu hủy tại chỗ. Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh...