NSND Trần Hạnh qua đời
Con dâu NSND Trần Hạnh cho biết, ông qua đời lúc 2h50 sáng 4/3, hưởng thọ 92 tuổi.
NSND Trần Hạnh sinh năm 1930 được coi là diễn viên gạo cội của nền điện ảnh Việt. Ông là một trong số những nghệ sĩ đầu tiên nhận danh hiệu NSƯT được nhà nước trao tặng năm 1994. Sau hơn 20 năm, cho tới ngày 29/8/2019 ông chính thức được trao tặng danh hiệu NSND.
NSND Trần Hạnh sinh năm 1930 tại Hà Nội.
Hơn 2 năm nay, sức khỏe của NSND Trần Hạnh xuống dốc, mắt phải của ông hỏng hoàn toàn, thị lực mắt trái chỉ còn 30%. Tay, chân yếu dần khiến NSND Trần Hạnh phải từ bỏ việc đi xe máy. Dù di chuyển chậm chạp, khó khăn hơn trước, nghệ sĩ cố gắng tự lo mọi sinh hoạt hàng ngày.
Căn nhà rộng 20 m2 ở phố Linh Lang của gia đình ông bố trí tầng một để xe máy, bàn tiếp khách, phòng ăn ở tầng hai, phòng ngủ của ông tầng ba, hai vợ chồng con trai ở tầng bốn. Thỉnh thoảng, ông phải nhờ người dìu xuống vì chân chậm, tay run.
Sáng sáng, con dâu chở NSND Trần Hạnh ra cửa hàng ở ga Trần Quý Cáp ngồi chuyện trò, hàn huyên với bạn bè cho đỡ buồn. Buổi chiều, ông ở nhà nghỉ ngơi. Vốn là người thích đi đây đi đó, nghệ sĩ ví von cảnh ở nhà một mình “bí bách như đi tù”.
NSND Trần Hạnh xuất thân là công nhân đóng giày. Sáng sáng, Trần Hạnh làm việc ở xưởng, tối về sinh hoạt ở Đoàn Kịch Thanh niên Hà Nội cùng những người bạn như Doãn Hoàng Giang, Trọng Khôi, Đoàn Dũng, Trần Minh Ngọc. Sau này, ông về Đoàn Kịch Hà Nội, chấp nhận cuộc sống chật vật với vài chục đồng lương mỗi tháng.
Video đang HOT
NSND Trần Hạnh.
Không học qua trường lớp diễn xuất nhưng những ngày tham gia phong trào văn nghệ quần chúng cùng nhiều năm đứng trên sân khấu rèn luyện cho Trần Hạnh khả năng nhập vai linh hoạt. Thời kỳ công tác ở Nhà hát Kịch Hà Nội, ông từng đóng anh bộ đội, người nông dân, vua chúa… Vai diễn khiến ông nhớ nhất là Nguyễn Trãi trong vở Lam Sơn tụ nghĩa .
Trong tập sách Người Hà Nội, cố nhà văn Lưu Quang Vũ viết: “Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội “. Những năm đầu thập niên 1980, Lam Sơn tụ nghĩa là một trong những vở ăn khách của Nhà hát Kịch Hà Nội, nhiều hôm diễn phục vụ khán giả đến ba suất – sáng, chiều, tối.
Đam mê sân khấu kịch nhưng Trần Hạnh được nhiều khán giả biết đến nhờ các phim truyền hình. Ở tuổi 60, sau khi về hưu, ông để lại dấu ấn trong lòng người xem bởi loạt vai khắc khổ trong các phim Truyện cổ tích tuổi 17, Người cầu may, Chiếc bình tiền kiếp, Hãy tha thứ cho em,…
Phim truyền hình gần nhất nghệ sĩ tham gia là Bão qua làng (2014) của đạo diễn Quốc Trọng. Sau đó, ông đóng một số tiểu phẩm hài và nhận một vai nhỏ trong phim điện ảnh Cha cõng con (2017) của đạo diễn Lương Đình Dũng.
Nghệ sĩ và nỗi sợ được công chúng "thương hại" khi mắc bệnh
Thông tin nhạc sĩ Trần Tiến bệnh nặng khiến những người yêu mến ông không khỏi lo lắng, thậm chí muốn giúp đỡ ông chữa trị. Nhưng có vẻ như nhạc sĩ của "Mặt trời bé con" không muốn được quan tâm theo cách như vậy.
Thực ra, ban đầu, thông tin nhạc sĩ Trần Tiến bị bệnh là do những người bạn của ông chia sẻ trên Facebook chứ không phải từ gia đình công bố. Và theo họ, nhạc sĩ bị bệnh khá lâu rồi nhưng luôn giấu giếm để không làm bận lòng đến bạn bè và người hâm mộ.
Trái với sự sốt sắng của truyền thông và công chúng (chia sẻ có và mong muốn ủng hộ vật chất cũng có), nhạc sĩ Trần Tiến vẫn giữ sự "tưng tửng" và lạc quan.
Thông tin nhạc sĩ Trần Tiến bị bệnh được những người bạn của ông chia sẻ
Trên Facebook của nhà văn Châu La Việt (con của cố thi sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ Tân Nhân) còn chia sẻ câu nói có phần tếu táo của nhạc sĩ: "Tao chỉ có mỗi ông anh ruột (nhạc sĩ Trần Hiếu), tao không được phép đi trước ông ấy". Hay trước đó, chia sẻ về tình trạng sức khoẻ, ông vẫn hóm hỉnh: " Tám lần nhập viện vì bệnh, tám lần tôi tưởng tôi đi. Thế nhưng, ông trời lại bảo tôi sống. May quá, tôi lại ngồi cười, tí ta tí tởn, lại đi uống rượu".
Và khi bị quan tâm quá về tình hình bệnh tật, người vốn kín tiếng về đời tư như nhạc sĩ Trần Tiến đương nhiên thấy phiền. Thậm chí, ông còn phủ nhận về tình hình bệnh của mình.
Nhạc sĩ Trần Tiến
Mấy năm trước, khi NSND Anh Tú bị bệnh tiểu đường biến chứng, phải nhập viện trong tình trạng hôn mê nhưng khi được công chúng quá quan tâm, người thân của anh cũng đã lên tiếng "trấn an" rằng "bệnh tình của anh Tú không có gì đáng ngại, hiện tại anh hoàn toàn tỉnh táo, bình thường tuy nhiên sức khỏe vẫn còn yếu nên chưa đi lại được".
Người bạn thân của anh khi đó là nghệ sĩ Trương Nhuận đã tiết lộ rằng Anh Tú bị tiểu đường, gout... đã lâu nhưng vẫn luôn giấu kín. Thay vì nhập viện chữa trị thì anh vẫn làm việc hăng say. Đến khi không thể trụ được nữa mới chịu vào viện trong tình trạng cấp cứu.
NSND Anh Tú là một người có lòng tự trọng rất cao nên không bao giờ muốn làm phiền mọi người và không muốn mọi người để ý đến bệnh tật của mình. Bởi lẽ đó mà khi anh đổ bệnh cũng là lúc bệnh đã quá nặng. Từ lúc biết thì chỉ 3 tuần sau là NSND Anh Tú mất.
Gia đình cố NSND Anh Tú cũng từng giấu bệnh và từ chối giúp đỡ bằng vật chất từ công chúng
Thời điểm đó, Nhà hát Kịch Việt Nam nơi anh công tác biết bệnh tình của anh cũng như sự yêu mến của công chúng đã lên kế hoạch tổ chức một chương trình nghệ thuật để quyên góp ủng hộ NSND Anh Tú chữa bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, ý tốt này đã không nhận được sự đồng thuận của gia đình anh.
Chị Mai - Vợ NSND Anh Tú khi đó đã chia sẻ rằng, nếu Nhà hát vẫn muốn tổ chức buổi diễn này thì gia đình mong muốn đấy chỉ là một buổi diễn bình thường như các buổi diễn khác của Nhà hát. Còn nếu Nhà hát tổ chức để quyên góp ủng hộ (dưới bất kể hình thức nào) cho anh Tú chữa bệnh, anh Tú và gia đình hoàn toàn không đồng ý. Nếu biểu diễn cũng không nên đề cập đến tình hình sức khỏe của anh Tú và kêu gọi hỗ trợ hoặc các thông tin khác liên quan đến anh Tú. Chỉ nên nhắc đến anh Tú với tư cách là đạo diễn của vở diễn này. Gia đình có dư khả năng để chi trả viện phí cho anh. Anh Tú và gia đình từ chối không nhận bất kể một sự hỗ trợ nào từ buổi biểu diễn của Nhà hát kịch VN để tránh dư luận hiểu nhầm về anh Tú và gia đình.
NSND Trần Hạnh cũng từng không muốn nhận được sự giúp đỡ của công chúng
Năm 2016, từ câu chuyện chia sẻ trên Facebook về cuộc sống già yếu, nghèo khó của nghệ sĩ Trần Hạnh đã nhận được khá nhiều sự quan tâm và ủng hộ tiền từ công chúng. Thế nhưng, vốn là người thích cuộc sống đơn giản, không bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì nên người nghệ sĩ già ấy đã từ chối nhận khoản tiền cũng khá lớn được gửi về tài khoản của người kêu gọi.
Ông chia sẻ: "Cuộc sống của tôi bây giờ không khó khăn, nhà nước cho tôi đầy đủ, không thiếu gì cả. Tôi có ngồi trông hàng cho con thì có gì đâu mà vất vả, thậm chí ra đấy còn được vui với con cháu. Tôi cũng không bao giờ nghĩ rằng đáng lẽ ra mình phải được đãi ngộ nhiều hơn về vật chất. Tôi thấy nhà nước, nhân dân cho mình như bây giờ là nhiều rồi, chẳng đòi hỏi gì thêm cả. Nói chung, tôi bằng lòng với cuộc sống hiện tại, nhiều người làm nghề giàu hơn tôi là vì họ có phước."
Nghệ sĩ Lê Bình
Hay hồi diễn viên "Đất phương Nam" Lê Bình bị bệnh ung thư phổi cũng vậy. Ban đầu ông giấu bệnh không cho ai biết. Chỉ đến khi thể trạng gầy gò, mái đầu trọc lóc vì hóa trị, xạ trị thì cả giới nghệ sĩ lẫn những người hâm mộ mới ngỡ ngàng.
Ông biết bệnh từ trước đó 1 năm nhưng cứ âm thầm chữa trị. Khi bệnh đã bước sang giai đoạn cuối, ông cũng không muốn cho ai biết vì sợ phiền hà và giữ lòng tự trọng của một người nghệ sĩ. Mãi đến khi không thể giấu được bệnh nữa (di căn và hoại tử thân dưới) ông mới chịu để đồng nghiệp giúp đỡ. Nhưng cũng chỉ vài tháng sau, người nghệ sĩ gạo cội ấy cũng không còn đủ sức khỏe để chống chọi với căn bệnh ung thư.