NSND Trà Giang bồi hồi trước ký ức khó quên về Bác Hồ
Trong chương trình Ký ức Việt Nam phát sóng trên VTV1, NSND Trà Giang đã chia sẻ những ký ức và cảm xúc của bà về Bác Hồ.
Ít ai biết rằng, người thầy lớn trong cuộc đời diễn viên “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” Trà Giang lại chính là Bác với những bài học giản dị mà thấm thía về tình yêu quê hương, xứ sở. NSND Trà Giang nhớ lại: “Khi Bác đến thăm trường Điện ảnh, Bác hỏi thăm: “Các cháu học về diễn viên điện ảnh thì học cái gì?”, chúng tôi mới nói: “Chúng cháu được học diễn xuất, học văn học, học vũ, học hát”. Bác nhắc ngay: “Phải nói là học múa mới đúng từ Việt Nam, còn học vũ là chữ Hán”. Những chuyện nhỏ như thế cũng hiểu Bác muốn người Việt Nam phải dùng đúng từ Việt Nam”.
Bức ảnh “Nụ cười của cô gái nhỏ miền Nam trong vòng tay Bác”. NSND Trà Giang được gặp Bác Hồ năm bà 20 tuổi.
Bức ảnh “Nụ cười của cô gái nhỏ miền Nam trong vòng tay Bác” vẫn được nữ nghệ sĩ gìn giữ như một kỷ vật quý giá trong gia đình. Khi đó, cô gái trong bức ảnh mới tròn 20 tuổi, là đại biểu nhỏ tuổi nhất của Đại hội văn nghệ toàn quốc năm 1962. “Khoảnh khắc chú Bảo Định Giang (nhà thơ Bảo Định Giang – PV) nói với tôi rằng tôi sẽ được tặng hoa cho Bác Hồ với tư cách là đại biểu trẻ tuổi nhất, tôi vô cùng xúc động vì không nghĩ rằng mình lại có vinh dự lớn như vậy. Tôi đứng trong cánh gà, chân run không bước được. Lúc này tôi rất sung sướng, rất hạnh phúc” bà chia sẻ. “Bác nói rằng văn nghệ sĩ chúng tôi là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Những điều Bác nói đã theo tôi suốt cả cuộc đời hoạt động nghệ thuật”, NSND Trà Giang bồi hồi nhớ lại.
NSND Trà Giang vẫn giữ gìn bức ảnh chụp với Bác như một kỷ vật.
Năm 1963, NSND Trà Giang lại vinh dự được gặp Bác Hồ khi bà mang bộ phim “Chị Tư Hậu” vào chiếu cho bác xem. Ký ức về buổi gặp mặt đó, cho đến nay vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người nghệ sĩ ở thế hệ đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam. Bà tâm sự: “Tôi kể cho Bác nghe khi tôi đi dự LHP tại Mátxcơva, diễn viên các nước mặc rất nhiều quần áo đẹp, còn tôi thì tự ti vì chỉ có vài bộ áo dài. Bác ân cần bảo tôi rằng Bác thấy áo dài đẹp lắm, áo dài Việt Nam đẹp lắm. Từ đó về sau, trong mỗi chuyến đi nước ngoài hay những lần gặp gỡ thì tôi luôn mặc áo dài. Tôi cảm thấy áo dài Việt Nam mình vừa giản dị, vừa khiêm tốn nhưng cũng rất sang trọng. Tôi cảm nhận Bác không chỉ là một nhà lãnh tụ mà như một người cha, người ông trong gia đình”.
NSND Trà Giang cùng bạn bè quốc tế trong một liên hoan phim tại Matxcơva.
Mặc dù không còn đóng phim 30 năm nay nhưng NSND Trà Giang vẫn luôn giành được những tình cảm trân trọng của đồng nghiệp, cũng như những khán giả yêu điện ảnh Việt Nam. Câu chuyện từ những lần may mắn được gặp Bác Hồ đã đi theo người nghệ sĩ, hun đúc trong đó niềm tự hào dân tộc, tạo nên cốt cách một người chiến sĩ chính trực trên mặt trận văn hóa nghệ thuật. “Nếu như trong cuộc đời, tôi không được nghe những lời dạy dỗ của Bác Hồ, có lẽ tôi vẫn sẽ một có cuộc sống tốt đẹp nhưng để sống cho có ý nghĩa thì tôi luôn luôn biết ơn Bác”, NSND Trà Giang nhắn nhủ.
Video đang HOT
NSND Trà Giang hiện tại đang hoạt động trong lĩnh vực hội họa.
Kỹ sư trẻ và những bài học từ Bác Hồ
Là kỹ sư đảm bảo chất lượng quy trình tại Khu công nghệ cao TP.HCM, Phạm Văn Trường học hỏi thêm mỗi ngày để hiệu quả công việc cao nhất. Anh luôn nhắc mình câu chuyện tự học của Bác để có thêm động lực.
Phạm Văn Trường (giữa) và các đồng đội đoạt giải nhì cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về Đảng Cộng sản VN đầu năm 2020 - ẢNH: CÔNG MINH
Phạm Văn Trường (30 tuổi) đang làm việc tại Công ty TNHH Sonion Việt Nam, lô I3-9, Khu công nghệ cao TP.HCM. Anh là gương mặt thân quen của các cuộc thi về chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản VN, Bác Hồ... do ĐH Quốc gia TP.HCM, Thành đoàn, T.Ư Đoàn, Bộ GD-ĐT tổ chức.
Bản lĩnh của chàng trai
Sinh ra trong một gia đình làm nông ở thôn Quyết Tâm, xã Ea Pô, H.Cư Jút, Đắk Nông, chứng kiến cha mẹ và chị gái một nắng hai sương bên rẫy cà phê, Phạm Văn Trường quyết tâm theo đuổi con đường tri thức.
Giữa kiến thức lý thuyết về hóa tới thực tiễn công việc ở bên ngoài rất khác nhau, nếu không học hỏi, mình sẽ bị lạc hậu. Để có kiến thức làm việc tốt nhất, tôi tự đọc sách, báo, tài liệu, hỏi những người xung quanh. Tôi muốn mình có thể học Bác từ những điều giản dị nhất, gần gũi nhất, đó là tinh thần tự học
PHẠM VĂN TRƯỜNG
Thi ĐH lần đầu, trúng tuyển ngành công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, nhưng nhận ra chưa phải là đam mê đích thực của bản thân, đồng thời lúc này gia đình gặp một số vấn đề, anh tạm gác lại việc học. Một mình lập nghiệp ở TP.HCM, Trường làm shipper đi giao đồ ăn cho tiệm, rồi làm nhân viên trong siêu thị, tối tối đi làm gia sư cho học sinh và vẫn nuôi khao khát trở lại giảng đường.
Cặm cụi đèn sách, đồng thời công việc đi dạy kèm học sinh cũng là cách để Trường ôn luyện thi tiếp vào đại học. Năm 2013, anh thi đậu ngành hóa học, cũng của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Với thành tích học tập cao, Trường được chuyển sang lớp chương trình cử nhân tài năng.
Nam sinh từng giành học bổng dầu khí của Tập đoàn dầu khí VN năm 2014 cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và thành tích học tập xuất sắc đã tìm thấy đam mê thật sự của mình trong lần trở lại ĐH lần này. Anh tốt nghiệp loại giỏi với số điểm trung bình 4 năm học là 8.01. Đồng thời, anh đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp trường năm học 2015 - 2016 và danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp T.Ư năm học 2016 - 2017.
Là người giành thứ hạng cao các cuộc thi về chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản VN, Bác Hồ từ thời sinh viên cho đến nay, kỹ sư trẻ cho biết mọi kiến thức đều do anh tự tìm tòi, tích lũy từ sách, báo, phim tài liệu. "Ngày nhỏ một mình ôn bài trên nương rẫy, tôi làm bạn với nhiều sách, báo cũ. Những tờ báo, đặc biệt Báo Nhân Dân được tôi đọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi thích nhất những câu chuyện về lịch sử Đảng, Bác Hồ trong đó. Một cách tự nhiên, niềm say mê văn hóa đọc, thích tìm hiểu kiến thức các môn triết học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh lớn lên với tôi từ ngày đó", Trường chia sẻ.
Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày sinh nhật Bác
Theo tin từ Thành đoàn Hà Nội, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Bác Hồ (19.5.1890 - 19.5.2020), từ 14 - 21.5, các cấp bộ Đoàn ở thủ đô sẽ triển khai đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề Tự hào tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ. Trong đó, nhiều hoạt động được triển khai như: Chương trình kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và triển lãm tranh Tuổi trẻ thủ đô làm theo lời Bác; chung kết cuộc thi Tìm hiểu 90 năm lịch sử Đảng bộ TP và truyền thống lịch sử, văn hóa thủ đô Hà Nội. Thành đoàn sẽ tổ chức tuyên dương 90 đảng viên trẻ tiêu biểu xuất sắc của thủ đô trong học tập và làm theo lời Bác; tọa đàm Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ; công chiếu các bộ phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên fanpage Thành đoàn Hà Nội. Điểm nhấn là chương trình truyền hình Tuổi trẻ thủ đô làm theo lời Bác, phát sóng vào 9 giờ ngày 17.5 trên sóng H1 - Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội.
Vũ Thơ
Học Bác từ những điều gần gũi nhất
Vào đại học, có thời gian đi làm nhiều việc khác nhau, cho đến khi trở thành kỹ sư tại các công ty, niềm say mê đọc và trau dồi kiến thức với Trường vẫn không mai một. Điều này có ý nghĩa quan trọng, khi công việc của anh đòi hỏi mỗi người phải không ngừng học thêm cái mới. Không chỉ ghi nhớ thông tin, Trường xâu chuỗi, liên hệ thực tiễn để mỗi kiến thức ở bên mình rất lâu.
Anh chia sẻ: "Ví dụ khi tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi không nghĩ về những thuật ngữ hàn lâm trong các giáo trình mà đúc rút những tư tưởng, phẩm chất của Người mà mình có thể học, rèn giũa hằng ngày. Như Bác nói về tình yêu thương con người, tôi liên hệ tới những chuyến đi của mình trong các chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện. Bác nói về tinh thần phê và tự phê, tôi tự hỏi mình đã biết cách khen ngợi, động viên, góp ý với người khác sao cho thuyết phục; tự nhìn ra những khuyết điểm của chính mình một cách thành thật. Tôi nhớ mãi lời dạy của Bác: Có tài mà không có đức là người vô dụng/Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người trẻ hôm nay phải rèn luyện cả đức và tài, cái đức luôn phải đi trước, bởi nó làm nên cái gốc của một con người".
Trường làm việc tại Khu công nghệ cao TP.HCM từ cuối năm 2019. Trước đó, năm 2017 khi vừa ra trường, anh là kỹ sư tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai trong một công ty sản xuất bo mạch. Trong những lúc khó khăn, cần động lực, Trường nhớ tới tấm gương của Bác, một người tự học nhiều ngoại ngữ, học trong mọi hoàn cảnh để trở thành người am tường văn hóa, lịch sử nhiều quốc gia, một nhà ngoại giao xuất sắc...
"Giữa kiến thức lý thuyết về hóa tới thực tiễn công việc ở bên ngoài rất khác nhau, nếu không học hỏi, mình sẽ bị lạc hậu. Để có kiến thức làm việc tốt nhất, tôi tự đọc sách, báo, tài liệu, hỏi những người xung quanh. Tôi muốn mình có thể học Bác từ những điều giản dị nhất, gần gũi nhất, đó là tinh thần tự học", kỹ sư 30 tuổi nói.
Người đi "săn" giải thưởng
Phạm Văn Trường giành nhiều thứ hạng cao trong các cuộc thi. Năm 2014, anh đoạt giải ba phần trắc nghiệm trực tuyến Sinh viên đồng hành cùng pháp luật do Ban Cán sự Đoàn, ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Năm 2016, đoạt giải ba phần thi cá nhân Hội thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Ánh sáng thời đại. Trường giành giải ba vòng 2, thi trắc nghiệm Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2016. Năm 2017, anh giành giải nhất phần thi cá nhân Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Tầm nhìn xuyên thế kỷ. Cũng năm này, anh đoạt giải nhất cá nhân Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Ánh sáng soi đường.
Năm 2019, anh giành giải nhất bảng C dành cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, thanh niên trong cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đầu năm nay, anh đoạt giải nhì trong đêm chung kết cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về Đảng Cộng sản VN do T.Ư Đoàn tổ chức.
Anh Trường cho hay sự đam mê các cuộc thi ngấm trong máu, "tôi sẽ vẫn còn thi tiếp, nếu còn cơ hội. Tôi thấy mình trưởng thành, học hỏi được nhiều hơn sau mỗi cuộc thi, kết nối được với đông đảo bạn trẻ tài giỏi, cùng chí hướng".
19.500 thí sinh ở Hà Tĩnh dự thi "Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ" Sau 1 tháng triển khai, cuộc thi "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ" đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của thiếu nhi Hà Tĩnh. "Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ" là cuộc thi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ GD&ĐT...